Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tính chất của một giọng hát – Quãng giọng (Cơ chế giọng)

Tính chất của một giọng hát – Quãng giọng (Cơ chế giọng)

I. Tính chất của giọng hát (vocal quality):

Thông thường giọng nói, giọng hát được miêu tả với những từ vụng chỉ tính chất sau:

  1. Nhiều hơi (Breathy): Cơ chế nhẹ của dây thanh, lúc này dây thanh khép không kín bằng giọng nói bình thường, lượng hơi qua thanh quản cao, độ cản trở của thanh quản thấp.
  2. Giọng nói tốt bình thường – Còn gọi là giọng ngực, giọng thật (chest voice – normal speaking voice): Cơ chế bình thường của dây thanh khỏe mạnh, và cách phát âm lành mạnh. Lúc này dây khép khá kín, pha đóng và pha mở của quá trình phát âm được thay thế liên tục cho nhau, tạo ra chất lượng âm thanh tương đối tốt, sạch, có độ dày và âm lượng vừa phải.
  3. Giọng nói bị nhỏ, lí nhí, mỏng: Thói quen nói nhỏ, cố không mở miệng lớn, nói giọng mũi, không tích cực phát âm, giọng thiếu âm lượng và thiếu độ dày (giọng mỏng)
  4. Vang, khỏe, chắc (resonant): Từ này đùng dể chỉ một giọng nói có âm lượng tương đối lớn hơn bình thường một chút, rõ, vang xa, khỏe khoắn, thoải mái và không bị căng thẳng hay tù bí. Đây là trạng thái nhiều ca sĩ, phát thanh viên muốn đạt được. Lúc này dây thanh được kết nối vừa phải, không quá hở, không quá chặt, hơi xuyên qua đều đặn làm việc phát âm được thoải mái.
  5. Tù bí, nặng, gồng, quá dầy, gằn và căng thẳng (strain): giọng quá dầy, quá gằn, quá căng thẳng, không có được sự thoải mái, dây thanh bị hoạt động quá mức. Âm thanh tuy lớn rõ, nhưng cứng và đanh, hoặc tù bí gây căng thẳng cho người nghe.
  6. Tối và ấm (dark): Âm thanh có một độ dày nhất định, nghe êm dịu, hơi tối, các tần số thấp và tần số căn bản chiếm ưu thế hơn tần số cao.
  7. Sáng và gắt (bright): Âm thanh có một độ mỏng nhất định, âm lượng khá lớn, có độ chói, nghe tươi sáng, các tần số cao của âm chiếm ưu thế, đối khi gây chói tai đối với người nghe.
  8. Thiếu kết nối (non-compressed):cũng giống như breathy vậy, dây thanh kết nối lỏng lẻo bị đẩy ra xa nhau, nhiều hơi, âm thanh phát ra không được sắc bén, chẳng hạn như giọng falsetto.
  9. Có kết nối tốt (compressed): âm thanh rõ, sắc bén, dây thanh kết nối tốt, khoảng cách giữa hai dây thanh gần nhau, ít hơi tuôn qua thanh quản, chẳng hạn như chest voice, headvoice,…
  10. Các tính chất bệnh lý như rè, khàn, mất tiếng, thì thào, tiếng ngựa,…
  • Tình trạng sức khỏe của dây thanh, độ cản trở của thanh quản, độ dày, độ dài, lượng hơi xuyên qua dây thanh khi thay đổi sẽ tạo nên sự thay đổi tính chất của giọng.
  • Các cơ nội tại, và ngoại lai của thanh quản, các bộ phận phát âm, vị trí của hộp thanh quản, khi thay đổi trạng thái và cách hoạt động cũng dẫn đến việc thay đổi tính chất của giọng.

II. Quãng giọng – cơ chế giọng (voice register):

Voice register thường được biết được qua hai định nghĩa dưới đây:

Voice register- tạm dịch là quãng giọng được định nghĩa là chuỗi liên tiếp các nốt ở những cao độ mà tại đó tính chất giọng hát, giọng nói hầu như giống nhau.

Voice register còn được định nghĩa là nhóm các nốt liên tiếp ở những cao độ mà tại đó, cơ chế hoạt động của các nhóm cơ có sự tương đồng với nhau.

Nói thêm, hai định nghĩa này có phần khác nhau, và sự khác nhau bộc lộ rõ ở điểm thay đổi quãng giọng chuyển từ register này sang register khác.

Ví dụ như giọng thì thầm theo định nghĩa 1, sẽ hình thành một quãng giọng riêng biệt khác với giọng nói thường, vì tính chất âm thanh của chúng khác nhau. Nhưng theo định nghĩa 2, thì giọng thì thầm tầm trung và thấp, và giọng nói thường cùng được tính là chest voice, vì chúng cùng sử dụng nhiều cơ TA, và cùng có hành động trên cơ TA.

         Phân biệt cơ chế giọng- quãng giọng bằng chất lượng âm thanh và âm sắc 
                       Nguồn ảnh: journals.openedition.org
Còn có thể dựa vào sự khác nhau trong việc sử dụng các nhóm cơ, tạo ra những quãng giọng- cơ chế giọng khác nhau.

Vì vậy, ở đây mình đề cập tên quãng giọng không theo định nghĩa 1 hay 2 mà theo các từ khóa được nhiều bạn đọc, bạn học quan tâm

Thường theo các từ vựng được sử dụng phổ biến, có các loại quãng giọng sau:

  1. Vocal fry: quãng giọng thấp dưới giọng ngực, bao gồm các nốt rất trầm của giọng nói, lúc này, âm lượng giọng khá nhỏ, dây thanh thư giãn, kết nối dễ dàng nhưng khá lỏng lẻo, áp suất dưới dây thanh thấp, hai dây thanh kéo gần lại với nhau.
  2. Modal speaking voice – chest voice: các nốt trầm, và trung trầm, hoặc trung. Là giọng nói thường, giọng ngực, có tính chất đặc trưng dày vừa, lớn vừa, hơi tối và ấm, khỏe, rõ và không nhiều hơi.
  3. Falsetto: Các nốt tầm cao của giọng, có tính chất mỏng nhẹ, xốp, có nhiều hơi, không chắc chắn, không sắc bén, âm lượng bị hạn chế.
  4. Head voice: Các nốt tầm cao của giọng, có tính chất mỏng hơn so với chest voice, nhưng lại dày và sắc bén hơn falsetto. Có thể tạo âm lượng lớn, nốt nghe cao, đanh và chắn chắn. Giọng whistle có thể tính thành một quãng riêng biệt, hoặc tính vào headvoice.

Đoạn chuyển giữa những quãng căn bản này đề ra những khái niệm về những quãng mới, hay gọi lại cầu nối bridge, thường được biết đến như là mix voice. Đoạn chuyển mượt mà là điều mà người hát thường hướng tới.

Ngoài ra còn có các kĩ thuật giọng khác như belting, twang

Tiếng hát và chất lượng giọng hát đa phần được cảm nhận dựa trên tính chất giọng, có dày không, sáng không, ấm, êm ái, hay là chói gắt, có cao trào, nhẹ nhàng, hay là mạnh mẽ,…giọng hát có ổn định không, chuyển giọng có mượt mà không,… Sự hay dở, là do cảm nhận cá nhân của người nghe và người trình bày, cũng bởi vậy mà không thể có một quy định chung về sự hay dở của một giọng hát.

Giới thiệu này cho chúng ta một số khái niệm về tính chất giọng hát và quãng giọng – cơ chế giọng mà sau này các từ vựng sẽ được đề cập ở phần bài viết cụ thể về từng bộ phận và kĩ thuật của giọng hát về sau.

Thực chất các kĩ thuật mà các bạn vẫn mong muốn học như chest belting, mix belting, mix voice, head voice bản chất là việc sử dụng hiệu quả các cơ nội tại của thanh quản, cơ ngoại lai của thanh quản, và việc điều chỉnh hộp cộng hưởng, để đạt được cao độ mong muốn và tạo ra những âm sắc, chất lượng khác nhau của âm thanh.

  • Tác giả :Nhật Thanh
  • Tổng hợp từ nhiều nguồn và sách. 
Quickom Call Center