Thonet & Vander là một hãng loa của Đức. Đây là một thương hiệu chuyên sản xuất các dòng loa dân dụng và loa máy tính ở mức giá tầm trung. Nhưng vẫn có một dòng loa chuyên dụng dành cho phòng thu là M6 Studio.
Cấu tạo và các thông số cơ bản
- M6 Studio là dòng loa 2 ways. Với đặc trưng 2 màu vàng đen khá quen thuộc với những bạn đã sử dụng qua các dòng loa khác như Rokit. Cách thiết kế cũng khá giống nhưng lại có 2 khe cộng hưởng âm trầm 2 bên tweeter khá thú vị.
- Hai bên hông loa hơi bầu ra ngoài 1 chút các góc loa khá nhọn. Nhìn có vẻ rất hầm hố.
- M6 studio được cấu tạo từ 1 woofer driver 6.5” có công suất là 80w và 1 tweeter 1” có công suất là 30w.
- Crossover được chia ở tần số 1.9khz.
- Mặt sau có 2 Knob vặn điều chỉnh DSP là núm HighFrequency selector và Volume để điều chỉnh âm lượng như các hãng khác. Các bạn có thể điều chỉnh sao cho nghe phù hợp với mong muốn của mình.
- Về núm High Frequency (HF) thì nếu phòng của các bạn quá khô thiếu độ sáng hãy +1 dB. Hoặc phòng các bạn có những hồi âm ở tần số cao thì nên giảm bớt từ – 1db hoặc -2 db tùy vào phòng. Nếu các bạn để ở mức 0dB thì loa ở trạng thái phẳng do nhà sản xuất quy định.
Đánh giá
Những sản phầm gần đây mình có sử dụng M6 Studio để mix thì có những trải nghiệm khá ổn. Mình có thử so sánh giữa M6 với cặp Monkey Banana Gibbon 5 mình hay sử dụng. Thì tần high của M6 có phần tối hơn cặp Monkey. Còn về tần trầm thì M6 có vẻ như hơi nhỉnh hơn một tí do có woofer lớn hơn. Nên tần trầm được tái tạo ở tần số thấp hơn. Về mặt tổng thể thì M6 có độ chi tiết âm thanh khá ổn nhưng có vài đặc điểm khiến tôi chưa thực sự bị thuyết phục. Transient của M6 cũng khá tốt. Nếu so sánh sound Drum Kick giữa 2 loa thì Monkey đang hoàn thành tốt hơn. Âm thanh nghe chắc hơn tần high của Kick nghe rõ ràng hơn. M6 có phần bị nhòe nhưng bù lại thì tần số siêu thấp thì M6 có thể tái tạo ổn hơn.
Tôi không thích dải tần từ 300-500Hz của M6 lắm vì nó hơi trội hơn nếu không kỹ sẽ khiến bản mix bạn hơi thiếu độ lớn ở dải tần nay.
Tôi không thích dải tần từ 300-500Hz của M6 lắm vì nó hơi trội hơn nếu không kỹ sẽ khiến bản mix bạn hơi thiếu độ lớn ở dải tần nay.
- Các dòng nhạc rock tôi thích sử dụng M6 để mix vì chất âm có độ nặng. Monkey có vẻ hơi sáng so với yêu cầu của tôi. Tôi không cổ súy các bạn nhất thiết phải chọn một dòng loa nào để mix. Điều quan trọng là bạn thích chất âm nào của loa và hiểu rõ vấn đề loa của mình thì bản mix sẽ chính xác hơn.
- Cộng thêm phần DSP tuy còn đơn giản nhưng đủ để ta xử lý một phần nào đó khi cần.
- Kích thước phù hợp với tất cả các phòng vì nhỏ gọn. Bạn nào muốn làm một home studio nhỏ nhỏ thì tậu em nó về cũng là một quyết định khá ok.
Tổng kết
- M6 studio là một cặp loa theo mình đánh giá là khá ổn về mặt âm thanh. Nhưng điều chắc chắn vẫn là các bạn nên thử qua càng nhiều hệ thống càng tốt cho bản mix của mình. Nếu chỉ mix trên một cặp loa chúng ta sẽ không có cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình được.
- Mình nghĩ đây là sản phẩm phù hợp với những bạn mới tập mix với tầm giá vừa phải. Những dự án thu và xử lý vocal ở mức độ không cần xử lý quá khó thì M6 vẫn đảm nhiệm rất tốt. Với giá tầm trung thì các bạn cũng có thể cân nhắc để lựa chọn.
- Đây là một sản phẩm của học viên tại Adam Muzic Academy (click vào link để xem chi tiết khoá học nhé) mình mix bằng M6 studio các bạn có thể dùng nó để so sánh. Các bạn có thể tham khảo giá qua Adam Store. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Biên soạn: Vương Hoàng Long
Phát hành: Adam Muzic