Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Hát nốt cao thế nào cho “healthy và balance”

Hát nốt cao thế nào cho “healthy và balance”

Hát nốt cao có khó không? Làm thế nào để hát nốt cao hiệu quả? Tập luyện thế nào để hát nốt cao không bị bể… là những thắc mắc thường thấy ở các bạn mới tập hát. Hãy cùng tìm hiểu các kiến thức về nốt cao và cách tập luyện trong bài viết này.

Hát nốt cao hiệu quả Adammuzic
Nguồn: Vov.vn

Nốt cao là gì?

Nốt cao là những nốt nằm trong âm vực cao nhất trong quãng giọng của mỗi người. Thường sẽ được hát lên một cách sáng và rõ đẹp nhất. Ở trong các bài hát, nốt cao thường nằm trong phần điệp khúc hoặc đoạn chuyển tiếp (bridge) nhằm đẩy được cảm xúc của người nghe và tạo điểm nhấn. Để hát được các nốt cao một cách sáng, rõ, đẹp thì cần một quá trình dài tập luyện đúng cách của người ca sĩ. Điều này cũng thể hiện được trình độ của họ đến với người nghe.

Làm thế nào để hát nốt cao hiệu quả?

Tập luyện là cách duy nhất. Tuy nhiên chỉ khi “tập luyện đúng cách” mới mang lại hiệu quả.

Bạn sẽ phải bất ngờ đấy! Cách hát được nốt cao là hát “tốt” nốt trầm và trung. Khi luyện tập để hát tốt các nốt trầm và trung, các nốt cao sẽ tự xuất hiện. Nếu chỉ tập trung vào hát các nốt cao mà bỏ quên các nốt trầm và trung. Lâu dần sẽ khiến cổ họng của bạn trở nên căng cứng, sức chịu đựng cũng kém đi. Hát được 2 3 bài là thanh quản muốn “đăng xuất” khỏi cổ luôn. Kết quả là nốt trầm trung cũng không hát tốt, nốt cao thì chắc chắn cũng không tốt luôn. Thoạt đầu nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên bạn hãy thử tưởng tượng. Chúng ta ai cũng tập đứng trước, rồi đến tập đi, mới tập chạy. Bắt đầu làm tốt những thứ dễ là nền tảng để phát triển những điều khó hơn.

Tìm quãng giọng của bạn

Quãng giọng Adammuzic

Đầu tiên bạn cần hiểu quãng giọng là gì. Quãng giọng là phạm vi mà bạn có thể hát được nốt thấp nhất đến nốt cao nhất “một cách thoải mái”. Nếu không có piano hay midi, bạn có thể dùng điện thoại để tải xuống từ google play, app store các ứng dụng bàn phím ảo, hoặc cũng có thể sử dụng các phần mềm đo quãng giọng và bắt đầu.

Bây giờ, bạn hãy lựa chọn cho mình một nguyên âm (i,a,ê,ô,u). Nên là “a”, vì nó gần giống với âm thanh khi bạn “ngáp”, giúp bạn dễ hát hơn ở những nốt cao. Bắt đầu, hát một nốt bất kỳ mà bạn thấy thoải mái nhất và xác định nó là nốt nào. Tiếp theo, dần dần hát thấp đến giới hạn của bạn. Rồi ngược lại, dần dần hát cao đến giới hạn của bạn. Nhớ là bạn phải cảm thấy thoải mái, không gồng khi hát. Xác định hai nốt thấp và cao nhất rồi tìm xem mình thuộc giọng gì nhé.

Âm vực nữ cơ bản:

Quãng giọng nữ cao – Soprano: C4-C6

Quãng giọng nữ trung – Mezzo-soprano: A3-A5

Quãng giọng nữ trầm – Alto: F3-F5

Âm vực nam cơ bản:

Quãng giọng nam cao – Tenor 1: F3-E5

Quãng giọng nam trung – Baritone: G2-F4

Quãng giọng nam trầm – Bass: E2-E4

Tham khảo thêm về quãng giọng và các phần mềm, ứng dụng đo quãng giọng:

https://adammuzic.vn/tu-do-quang-giong/

Muốn hát nốt cao tốt, hãy luyện thanh ở các nốt trung

Như mình đã nói, luyện thanh ở các nốt trung giúp phát triển các nốt cao của bạn. Sau một thời gian, khi bạn cảm thấy mình có thể hát được các nốt đó một cách thoải mái và hay rồi. Hãy nới thêm “một nửa nốt”. Ví dụ, bạn là giọng nam trung và có thể hát thoải mái đến nốt F4. Sau một quá trình tập luyện, bạn đã hát tốt F4, bắt đầu luyện thanh từ thấp đến F#4.

“Quá trình” hay “thời gian” ở đây mình không đưa ra một con số cụ thể vì nó phụ thuộc vào cách bạn tập luyện có đều đặn hay không. Thường thì sẽ là một tháng nếu bạn chăm chỉ, hoặc có thể là vài tháng nếu bạn không dành đủ thời gian.

Tham khảo các bài luyện thanh cơ bản và bắt đầu tập luyện:

Một vài tips khi luyện thanh

Tips luyện thanh Adammuzic

Cố gắng tìm “cảm giác ngáp”. Bạn hãy thả lỏng hàm dưới để mở rộng hàm ếch, tạo một khoảng trống rộng trong khoang miệng. Điều này hỗ trợ âm thanh phát ra được dễ dàng hơn. Tìm hiểu thêm về cảm giác ngáp trong thanh nhạc ở bên dưới, rất quan trọng đấy.

Không có mối liên quan nào giữa việc hát to và hát cao cả. Nhiều bạn có xu hướng hát to hơn ở những nốt cao. Điều này ảnh hưởng xấu đến dây thanh của bạn. Ngoài ra, nó còn khiến bài hát khô khan, khiến người nghe cảm thấy mệt khi phải nghe lâu. Tập luyện thanh với một âm lượng đều nhau. Khi kiểm soát được nó, việc to hay nhỏ hoàn toàn do bạn quyết định. Giúp bạn dễ dàng truyền tải cảm xúc đến người nghe.

Hơi thở là nền tảng của ca hát. Bạn không thể kiểm soát được âm lượng, cũng không thể hát tốt nốt cao hay thậm chí là nốt thấp với một cột hơi yếu. Vậy nên, hãy dành 5 đến 10 phút mỗi ngày để tập hơi nhé.

Bạn sẽ không thấy được sự thay đổi của giọng hát chỉ trong ngày một ngày hai. Vậy nên hãy kiên trì tập luyện. Một cách hay để tiếp thêm động lực là thu âm một bài hát mà bạn yêu thích hàng tháng. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy sự thay đổi của mình đấy.

“Ngáp” và khẩu hình trong thanh nhạc:

https://sites.google.com/site/suckhoechoban06/cach-mo-khau-hinh-va-phat-am-chuan-chuyen-nghiep-trong-thanh-nhac

Kết

Bản thân mình là giọng nam trung, 4 năm trước lúc bắt đầu đi hát cũng chỉ hát đến F#, lên đến G là bắt đầu có tình trạng gào thét, đau cổ. Nhưng qua một quá trình dài tập luyện, giờ mình đã hát tốt được nốt G#, giọng pha cũng bắt đầu xuất hiện.

Trong việc tập luyện ca hát, chỉ có kiên trì mới mang lại kết quả. Tuy nhiên cần kiên trì “đúng cách”, tránh tập sai vì nó có thể gây hại đến dây thanh của bạn. Chúc bạn sớm có được một giọng hát tốt và những nốt cao “healthy, balance”.

Quickom Call Center