Một lần nọ, bạn ngồi lên cây piano cơ hoặc guitar thùng, bạn đánh note A (La) nhưng đâu đó note la này lại bị tiếng “ong ong” hơi bị tạp âm nào đó. Hoặc bạn có thể thử hiện tượng này, bạn down phần mềm Tuner (phần mềm dò cao độ), sau đó bạn cố gắng hát note A (La) cho thật chuẩn, nhưng nghiệt ngã thay, cây kim lại không chỉ ngay note A mà nó lại lúc dịch qua bên này một chút, lúc dịch qua bên kia một chút. Hiện tượng trên là gì, và tại sao nó xảy ra? Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ và giải thích vấn đề này nhé.
Hiện tượng trên gọi là Intermodulation trong âm thanh học. Trong hiện tượng này, khi ta đánh hoặc hát lên 1 note nào đó thì âm thanh đó sẽ “mang” theo những âm “bồi” có tần số khác, và âm bồi này gọi là Overtone. Mời các bạn xem clip dưới đây sẽ dễ mường tượng hơn nhé:
Đây là một nhạc cụ của người Thái Lan, các bạn có nhận ra khi họ đánh thì note nhạc phát ra nó sẽ không được rõ ràng, mà nó còn bị bồi theo những âm khác cao hơn hoặc thấp hơn không nào. Tùy theo nhạc cụ, mà lượng “bồi” này sẽ nhiều hay ít, rõ hay không rõ, nhưng hầu hết các nhạc cụ mộc đều có âm bồi cả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Các bạn hãy xem qua hình dưới đây:
Hình trên là sóng âm của note A4 có tần số từ 440-445Hz, tuy nhiên bạn cũng nhận thấy rằng không chỉ tần số 440-445Hz mà còn rất nhiều tần số khác đi theo khi đánh note này lên. Những tần số thêm này chính là Overtone (âm bồi) đã đề cập ở trên đấy.
Trong thực tế, bạn rất hay gặp hiện tượng Intermodulaton này, rõ nhất là trong giọng nói của bạn, đó là lý do vì sao bạn dùng Tuner đo khi bạn hát 1 note bất kỳ nhưng cây kim sẽ nhảy qua lại note đó mà không đứng hẳn.
Phân loại ra như thế nào?
Hiện tượng Intermodulation tạo ra âm bồi (Overtone), và âm bồi này nếu may mắn nằm trong scale thì sẽ tạo ra Harmonic, nhưng ngược lại nếu không nằm trong scale thì sẽ trở thành noise hoặc những âm thanh có tần số khác và gọi chung là Non-Harmonic.
Một cách tính đơn giản nhất để tính thì Harmonic đó là:
f2= nf1
Với f2 là tần số của Harmonic, f1 là tần số ban đầu và n là số thứ tự của quãng tính từ note âm gốc. Như vậy, khi bạn đánh note A4 = 440 Hz, thì bồi âm Harmonic của A4 theo hình vẽ trên là A5=2A4 = 880Hz, tương tự như vậy A6=3A4=1320Hz,…
Trường hợp đánh 2 note 1 lần có tạo ra bồi âm không?
Chắc chắn là có rồi, và bạn cũng sẽ tính được tần số bồi âm này đấy.
Trên hình vẽ là sóng âm của 2 note A4=440Hz và C5=523Hz. Cách tính tần số âm bồi như sau:
Bạn nhân đôi tần số một note rồi trừ đi tần số note còn lại thì sẽ ra tần số âm bồi. Cụ thể nhé:
Bạn có để ý thấy rằng đối với 2 note nhạc cùng vang lên thì khoảng cách giữa các tần số âm bồi bằng nhau không nào.
Vậy đối với 3 note thì sao?
Đối với trường hợp này, ngoài việc tạo ra âm bồi như trường hợp 2 note thì thêm vào đó 3 note cũng sẽ tạo ra những âm bồi chung với nhau, và âm bồi này bạn có thể tính bằng cách lấy tổng tần số 2 note trừ đi tần số còn lại. Các bạn hãy xem ví dụ cụ thể sau nhé:
Ở hình trên, những âm bồi màu đen được tao ra bởi sự cộng hưởng lần lượt 2 tần số riêng biệt, âm bồi màu đỏ được tạo ra bởi sự cộng hưởng của 3 tần số với nhau. Ngoài ra, những âm bồi này còn có khả năng tự tạo những âm bồi “con” khác nữa.
Trên đây là một số chia sẻ của ADAM Muzic đến với các bạn về vấn đề Intermodulation, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm được một vấn đề mới trong âm thanh và đặc điểm của các loại nhạc cụ nhé.
Biên soạn: Trường Lê – ADAM Muzic