Lịch sử âm nhạc thế giới- Âm nhạc cố điển Phương Tây – cùng tìm hiểu nhanh gọn và đầy đủ nhất với AdamMuzic nha
Khi sử dụng cụm từ “Cổ điển” thực tế người ta đang ám chỉ thời kì tân cổ điển Châu Âu. Sau thời hậu cổ đại cổ điển – hay sau cuối thời trung cổ, tại Châu Âu, các xu hướng về nghệ thuật bao gồm hội họa, kiến trúc, âm nhạc,… đột nhiên được yêu thích và làm hồi sinh trở lại trào lưu của giới quý tộc thời cổ đại cổ điển Hy-La. Vì vậy mở đầu của tân cổ điển châu Âu chính là thời kì Phục Hưng (làm hồi sinh và phát triển trở lại).
Ngoài ra cùng thời gian đó, âm nhạc ngoài Châu Âu tiếp tục phát triển tạo ra các nền âm nhạc và trào lưu khác. Tuy nhiên nếu không thêm gì, thì thói quen dùng từ “cổ điển” sẽ chỉ đến âm nhạc Châu Âu thời kì này mà thôi.
Âm nhạc cổ điển Phương Tây (Châu Âu)
Âm nhạc cổ điển Phương Tây được cấu tạo từ các tiêu chuẩn cực kì nghiêm khắc và phức tạp về hình thức âm nhạc và hòa âm. Âm nhạc cổ điển Phương Tây phân tách rõ ràng với âm nhạc dân gian, truyền thống và âm nhạc đại chúng ở Châu Âu. Chữ “Classique” ngoài hiểu là gợi sống lại thời kì cổ đại cổ điển Hy La, còn được hiểu là lớp, tầng, đẳng cấp, ngụ ý chỉ âm nhạc hướng đến tầng lớp quý tộc, thượng đẳng.
Trường học Athens- tranh trên tường – họa sĩ Raphael – Nghệ thuật nói chung phát triển rực rỡ thời kì Tân Cổ điển Phương Tây
Bắt đầu bằng thời kì Phục Hưng – hồi sinh lại nền nghệ thuật cổ đại Hy Lạp.
Thời gian của thời kì này kéo dài từ năm 1400-1600, được đánh dấu bằng việc sử dụng nhiều nhạc cụ hơn, có sự xuất hiện của nhạc cụ đánh phần thấp (bass instrument) của bản nhạc. Các điệu nhảy, khiêu vũ trong xã hội trở nên phổ biến và bắt đầu hình thành nhiều quy chuẩn.
Nổi bật của thời kì này chính là bản nhạc, với kí tự nốt nhạc hoàn chỉnh và đồng thời may mắn chính là lúc kĩ năng in mực cũng rất phát triển, làm cho việc ghi, sao chép các bản nhạc vô cùng thuận lợi.
Tranh minh họa âm nhạc thời kì Phục Hưng – The concert
Âm nhạc tôn giáo từ các nhà thờ được tiếp tục phát triển sau thời kì trung cổ với các thể loại mass và motet
Ngoài ra, madrigal là thể loại nhạc thế tục nổi tiếng đặc trưng của thời kì Phục Hưng.
Các thể loại này phân chia thêm thành các thể loại nhỏ
Khoảng năm 1597, nhà soạn nhạc người Ý Jacapo Peri đã soạn ra vở Dafne được coi là tác phẩm opera đầu tiên, ngoài ra ông còn viết Euridice là tác phẩm opera vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay
Opera Euridice được biểu diễn cho đên ngày nay
Thời kì Baroque
Bắt đầu từ khoảng năm 1580 – 1750, từ Baroque đến từ chữ barroco tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là ngọc trai dị dạng nhằm chỉ thời kì văn hóa nghệ thuật, hội họa, kiến trúc và âm nhạc có sự chuyển giao từ thời Phục Hưng sang giai đoạn cổ điển, các quy chuẩn chưa đc thống nhất rõ ràng. Riêng với âm nhạc thì có rất nhiều điểm phức tạp trong việc hòa âm, thường xuyên ly điệu và dùng nhiều quãng nghịch. Không có kết luật rõ ràng nhưng có lẽ vì vậy mới có nguồn gốc tên gọi thời kì này là Baroque.
Từ thời kì Baroque, bắt đầu xuất hiện các tác phẩm kinh điển nhất của thời kì âm nhạc cổ điển phương Tây. Trào lưu “âm nhạc lịch thiệp, quý phái” gọi là Galant Music
Thời kì Baroque ghi nhận nổi bật sự sáng tạo của việc sáng tác dựa trên 1 tông nhạc duy nhất (key)
Vào thời kì này các nghệ sĩ chơi nhạc thương biết chơi cả phần solo hoặc cùng tham gia vào hòa tấu âm thanh, hoặc chơi phần đệm với các nhạc cụ khác.
Việc đệm nhạc thời này dựa trên phong cách basso continuo, nghĩa là có một nhạc cụ đánh nền bass, và theo đó bạn nhạc sẽ hinh thành một vòng hòa âm, các hợp âm nối liên tiếp với nhau.
Sự hình thành các dàn nhạc quy mô hơn và có độ phức tạp hơn.
Về giọng hát xuất hiện các thể loại như Opera, cantata và oratorio. Đối với nhạc cụ ở dạng solo có thể loại concerto và sonata. Ngoài ra sự hình thành của dàn nhạc với phong phú các nhạc cụ gọi là Orchetra.
Các nhạc sĩ nổi tiếng vào thời kì Baroque có Johann Sebastian Bach, George Friedrich Handel, Antonio Vivaldi, là ba nhà soạn nhạc nổi bật nhất, ngoài ra có rất nhiều nhà soạn nhạc khác, đây là thời kì bắt đầu cho giai đoạn phát triển rực rõ của âm nhạc cổ điển Phương Tây
Chân dung Johann Sebastian Bach
Thời kì Classique
Thời kì này kéo dài từ năm 1750 đến khoảng năm 1820.
Thời kì này âm nhạc đạt nhiều thành tựu rực rỡ, số lượng tác phẩm đồ sộ, quy chuẩn sáng tác, biểu diễn rõ ràng, chi tiết. Cấu tạo phức tạp và có trình độ cao.
Phát triển loại hình homophonic – hình thành một dòng giai điệu rõ ràng nổi bật lên hẳn với phần đệm nền của dàn nhạc.
Việc sử dụng đối âm (counter point) lại rất phát triển trong hòa nhạc tôn giáo ở các nhà thờ và âm nhạc thế tục.
Đồng thời trong thời kì này, ghi nhận sự phát triển chủ nghĩa cổ điển (nghĩa là những người theo đuổi là lấy phong cách cổ điển làm trung tâm tất cả tiêu chuẩn của cuộc sống), bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học – vật lý học, thiên văn học, triết học lý luận, hội họa, kiến trúc, nghệ thuật nói chung trong đó có âm nhạc.
Các nhà soạn nhạc nổi tiếng thời đó rất nhiều, đều sáng tạo vượt bậc và có tầm ảnh hưởng: Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven, Franz Schubert, Gioachino Rossini,… Một số nghệ sĩ ở giai đoạn chuyển giao từ cổ điển sang lãng mạn, nên có tầm ảnh hưởng trong cả hơi giai đoạn trên.
Tranh vẽ Mozart bên cây đàn organ
Âm nhạc thời này tiếp tục phát triển phức tạp hơn và giai điệu, hòa âm, việc phát triển sáng tác trên một tông nhạc. Với âm nhạc tôn giáo, Mass tiếp tục phát triển, nhạc cụ pipe organ – đàn ống trở nên phổ biến trong các nhà thờ. Dàn nhạc Orchetra phức tạp và càng phong phú các nhạc cụ hơn, đồng thời phát triển thể loại dàn nhạc nhỏ chamber music với ít nhạc cụ hơn – có 3, 4 thậm chí 1 người chơi nhạc (tam tấu, tứ tấu, độc tấu,…). Sonata và concerto tiếp tục phát triển hơn.
Thời kì Romantique
Thời kì kéo dài từ nằm 1790- 1840.
Cùng với sự kiện cách mạng công nghiệp, sự phát triển quan điểm về khoa học, nghệ thuật nói chung, hội họa, điêu khắc, văn chương, triết học, âm nhạc,… bắt đầu có nhiều sự thay đổi và bắt đầu tách rời ra so với phong cách cổ điển. Đồng thời sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân cũng ảnh hưởng nhiều đến thời kì này
Âm nhạc ghi nhận việc sử dụng Chromatic (thang âm 12 nốt nửa cung liên tiếp) và phong cách program music – dùng âm nhạc kể một câu chuyện, tạo ra nhiều khác biệt so với trước đây.
Các nhà soạn nhạc nổi tiếng:
Ludwig van Beethoven, Hector Berlioz, Frédéric Chopin, Gioachino Rossini, Niccolò Paganini, Franz Schubert, Robert Schumann, Johannes Brahms, Tchaikovsky, Franz Liszt, Richard Wagner, Richard Strauss, Giuseppe Verdi, Giacomo Puccini,Gabriel Fauré,…
Romantique là thời kì âm nhạc cận đại khá đầy đủ, phức tạp và nổi tiếng của thế giới
Tranh miêu tả Franz Liszt ngồi bên cây piano, xung quanh là các nhạc sĩ cùng thời khác
Nguồn tham khảo và nguồn ảnh
https://en.wikipedia.org/wiki/Classical_music
https://en.wikipedia.org/wiki/Renaissance_music
https://en.wikipedia.org/wiki/Baroque_music
https://en.wikipedia.org/wiki/Classical_period_(music)
https://en.wikipedia.org/wiki/Romantic_music
Nhật Thanh