Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Lịch sử âm nhạc thế giới p4 – Âm nhạc thời kì Hậu Cổ Điển

Lịch sử âm nhạc thế giới p4 – Âm nhạc thời kì Hậu Cổ Điển

Hậu cổ điển (khoảng 500 năm sau công nguyên đến thế kỉ 14 sau công nguyên) Giải thích thuật ngữ Hậu cổ điển. Thực chất thời kì cổ đại có tên đầy đủ là cổ đại cổ điển, thời kì sau đó là Hậu cổ điển (đôi khi gọi là trung cổ), sau đó đến thời kì tân cổ điển khi văn hóa cổ điển được phục hồi trở lại (đôi khi được gọi là tiền hiện đại)

Nhã nhạc Nhật Bản Gagaku

Hoàng gia Nhật Bản dưới thời địa Asuka phát triển thể loại nhạc gagaku nghĩa là âm nhạc thanh lịch – tiền thân là thể loại nhạc cung đình tên Gagakuruyo, có ảnh hưởng từ Nho giáo trung quốc. Tuy nhiên gagaku phát triển mở rộng với nhiều thể loại và nhạc cụ phân nhánh bên trong.

Các bằng chứng và di sản có thời gian khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 10, đặc biệt vào thế kỉ thứ 9 xảy ra nhiều sự thay đổi, phân nhánh, các thể loại nhỏ mới hình thành bên trong. Nhã nhạc Gagaku được tiếp nối và gìn giữ cho đén ngày nay.

Gagaku đóng góp một phần lớn trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản với nhiều thể loại và nhạc cụ khác nhau.

Nhã nhạc Gagaku – Nguồn ảnh: japanesetradmusic.blogspot.com

Âm nhạc trung cổ Châu Âu

Sự phát triển của âm nhạc thượng kì trung cổ Châu Âu được chứng thực bằng có mô tả về hình thức âm nhạc, nhạc cụ, các văn bản nhạc, tuy nhiên những chứng thực rõ ràng nhất, và di sản để lại rõ ràng nhất là các bài hát “Plainsong” trong ca nhạc phục vụ của giáo hội tôn giáo. Đây là những bài hát đơn âm, phần lớn dưới thời giáo hoàng Gregory I.

Một bản ghi bằng các nốt nhạc vuông thế kỉ 14 – một phần của phần mở đầu trong nghi lễ tôn giáo, thường được hát hoặc đọc

Âm nhạc thời kì Trung kì trung cổ Châu Âu, vẫn là âm nhạc phục vụ của giáo hội công giáo nhưng có sự phát triển của nhạc đa âm. Điều nổi bật nhất và có ý nghĩa nhất trong thời kì này là sự tái phát mình các nốt nhạc, làm tiền đề để sau đó vài thế kỉ nữa thống nhất được hệ thống nốt nhạc khá chính xác, đầy đủ và linh hoạt.

Âm nhạc thời kì Hạ kì trung cổ Châu Âu với xu hướng Ars Nova (dịch theo tiếng la tin là new art – tân nghệ thuật), sự phát triển âm nhạc thời này bị gián đoạn bởi thời kì Cái chết đen (bệnh dịch hạch bùng phát tại châu Âu khoảng thế kỉ 13)

Âm nhạc sau thế kỉ 13 – 14 gọi là Ars Nova.

Nguồn ảnh thoughtgymnasium.com

Âm nhạc thời kì đế chế Byzantine (Đông La Mã)

Đế quốc Đông La Mã bắt đầu từ thế kỉ thứ 5, sau sự chia cắt và sụp đổ của để chế Tây La Mã và kết thúc khi thủ đô Constantinople sụp đổ khoảng thế kỉ 15.

Thời đại này âm nhạc phát triển với cả mục đích tôn giáo và thế tục. Người ta sử dụng âm nhạc trong các nhà thờ khi cầu nguyện, ngoài ra làm lễ kỉ niệm, lúc diễn kịch, múa ba lê, trong các yến tiệc, lễ hội và trò chơi thể thao. Tuy nhiên âm nhạc thế tục bị các cha xứ phản đối kịch liệt, dẫn đến âm nhạc thế tục không được ghi chép và lưu giữ ro ràng như âm nhạc tôn giáo.

Các nữ nhạc công Mosaic

Một bản chép tay các nốt nhạc khoảng thế kỉ 14

Nhật Thanh

Quickom Call Center