Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Lịch sử âm nhạc thế giới p3 – Âm nhạc thời kì cổ đại

Lịch sử âm nhạc thế giới p3 – Âm nhạc thời kì cổ đại

Âm nhạc thời kì cổ đại được biểu hiện trong các ghi chép lịch sử nhờ có sự trợ giúp của chữ viết nên được lưu truyền, gìn giữ dễ dàng hơn

Âm nhạc thời kì cổ đại Trung Hoa:

Nhà Hạ, Nhà Chu, nhà Thương, Nhà Tần, Nhà Hán (kéo dài từ năm 2070 trước công nguyên – đến sau nhà Hán năm 9-23 sau công nguyên)

Nổi bật trong thời kì cổ đại Trung Hoa có các di sản sau:

  • Điệu múa Yayue nghĩa là điệu múa thanh lịch, Nhạc Vũ Lục triều bắt nguồn từ thời Tây Chu  
    • Âm nhạc thời nhà Chu đến về sau, được người Trung Hoa chú trọng cài cắm các yếu tốt của lý thuyết Âm Dương và ngũ hành trong tự nhiên mà tạo lập thành,
    • Bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 trước công nguyên, hệ thống 5 nốt ngũ cung được lấy ra từ lý thuyết vòng ngũ cung, ngày càng phổ biến hơn  
    • Thời kì cổ đại Trung Hoa âm nhạc phát triển cùng với nghệ thuật hội họa, văn chương, thơ ca và hoạt động ngâm thơ trên nền nhạc.
    • Nhạc cụ nổi bật: đàn cổ cầm, bộ gõ bằng đồng (các miếng kim loại, và các loại chuông), bộ gõ bằng đá, các loại sáo (đơn lẻ hoặc nhiều sáo),…
    • Cho tới ngày nay việc gìn giữ và tiếp tục văn hóa cổ đại được người Trung Hoa duy trì rất tốt, tiếp tục giữ vị trí là một nền văn minh lớn, lâu đời bậc nhất trái đất.

Bộ chuông đồng Bianzhong – niên đại khoảng thế kỉ thứ 5 trước công nguyên

Âm nhạc Hy Lạp cổ đại:

(kéo dài từ khoảng năm 2000 trước công nguyên đến năm 300 sau công nguyên)

  • Âm nhạc Hy Lạp cổ đại khá phổ biến trong xã hội lúc đó, người ta dùng âm nhạc trong lễ cưới, lễ tang, các nghi thức tôn giáo, và nghệ thuật kịch, âm nhạc trong dân gian và thơ ca sử thiNgười tìm thấy rất nhìn chứng cư, hình vẽ trên những loại vật liệu khác nhau nói về âm nhạc và việc choi nhạcNguồn gốc âm nhạc Hy Lạp cổ đại là không thể lý giải chắc chắn vì nó bị lẫn lộn với các câu chuyện thần thoại lan truyền trong dân.Từ Music có nguồn gốc từ Muses – con gái của thần Zeus, nữ thần bảo trợ năng lực sáng tạo và trí tuệNhạc cụ nổi tiếng với đàn Lyre, các nhạc cụ bộ dây và bộ thổi như salpinx – một loại kèn.

  • Hệ thống nốt nhạc và lý thuyết âm nhạc, bộ môn lý luận về âm nhạc và triết học tại Hy Lạp cổ đại là một đặc trưng đầy đủ, có nội dung phức tạp và khác biệt so với những nền văn minh cổ đại khác. Các nhạc lý luận về âm nhạc và triết học nổi tiếng là Pythagore, Ptolemy, Philodemus, Aristoxenus, Aristides và Plato

Bình gốm có hình ảnh một người chơi kèn salpinx

Âm nhạc Ấn Độ cổ đại

Âm nhạc Ấn Độ cổ đại kéo dài từ khoảng năm 3000 năm trước công nguyên đến khoảng 300 năm trước công nguyên.

  • Âm nhạc Ấn độ cổ đại có nhiều hình thức, nguồn gốc và vùng miền khác nhau: Tiểu lục địa Bắc Ấn, Nam Ấn, Đông Ấn.
    • Âm nhạc được ghi chép, miêu tả, lưu lại bằng chứng trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các văn bản văn chương và kinh sách tôn giáo bằng tiếng Phạn, tiếng Bali và tiếng Prakrit cổ đại.
    • Người ta tin rằng các bằng chứng không lột tả được hết âm nhạc cổ đại Ấn Độ và tin rằng thực chất nền âm nhạc này còn phát triển phức tạp và đa dạng hơn như vậy

Tượng điêu khắc hai phụ nữ – một người chơi đàn Veena, một người đang nhảy múa

Âm nhạc khu vực Lưỡng Hà cổ đại và Ba Tư

Lưỡng Hà là khu vực thuộc Tây Á ở lưu vực sông Tigris và Euphrates. Lường Hà bao gồm vùng đất Iraq, Kuwait, một phần Iran, Syria và Thổ Nhi Kì ngày nay. Vùng đất Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh lâu đời và phát triển sớm nhất của nhân loại. Âm nhạc Lường Hà- Ba Tư có kết cấu phức tạp biến đổi theo thời kì lịch sử và các vùng lãnh thổ khác nhau.

Thời kì cổ đại Lưỡng Hà nói chung kéo dài từ khoảng 3000 năm trước công nguyên đến khoảng 400 năm sau công nguyên.

  • Âm nhạc cổ đại Lưỡng Hà nói chung:

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo và đời sống nhân gian. Mọi tầng lớp xã hội lúc đó đều yêu thích và sử dụng âm nhạc cho các mục đích lễ hội, tôn giáo, phát động chiến tranh, tang chế, …

Nhạc cụ sử dụng phong phú: bộ gõ, bộ hơi, bộ dây – nổi tiếng nhất là đàn Lia, các văn bản nhạc ghi trên bảng đất sét. Hình ảnh miêu tả các dân tộc Lưỡng Hà sử dụng nhạc cụ được điêu khắc trên đất sét, vẽ lên các bình gốm, khắc lên các con dấu,…

Hình ảnh người chơi đàn, tìm thấy trên bình gốm có niên đại 2500 năm trước công nguyên

Ngoài ra âm nhạc và văn hóa Lưỡng Hà còn gây ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn minh cổ đại lân cận như Ai cập, Hy Lạp, …

  • Âm nhạc cổ đại đế chế Ba Tư (chuyển tự La Mã – Đế chế Iran) thời kì đế chế thứ nhất – Achaemenes:

Vào thế kỉ thứ 7 trước công nguyên, người Ba Tư tiến vào vùng đất Persis, Cyrus Đại Đế đã tạo nên đế chế Ba Tư thứ nhất – Achaemenes.

Nhạc cụ đặc biệt ấn tượng: cây đàn Lia (Lyre) đầu bò được tìm thấy tại thành phố Ur

Nhạc cụ bộ kèn đồng Oxus có 40 cái, khi tìm ra niên đại khoảng 2000 năm trước công nguyên.

Các loại đàn hạc hình tam giác có 20 dây dọc và 9 dây ngang.

Cây đàn Lia đầu bò hiện đang trưng bày tại bảo tang đại học Pennsylvania

  • Âm nhạc cổ đại đế chế Ba Parthia và Sassanid (khoảng từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên đến 300 năm sau công nguyên)

Âm nhạc thời kì hai đế chế này được ghi chép lại với sự phát triển của chữ viết tượng hình, các hoạt động, hình thức âm nhạc và nhạc cụ phong phú.

Sáo, còi Rhuta – được tạo ra từ sừng động vật.

Bộ dây có đàn Hạc, đàn Luýt, đàn Lia

Bộ thổi có sáo quạt – panpipes.

Bộ kèn đồng

Bộ gõ: trống tambourine, clapper (thanh phách), trống rhoptra thường được dùng cổ động trong chiến tranh

Ở thời kì hai đế chế này thơ ca và âm nhạc gần như không có sự khác biệt.

Tượng từ đất sét miêu tả một người phụ nữ đế chế Parthia đang chơi đàn Lute

Âm nhạc cổ đại một số nước Ả Rập khác và Châu Phi

Tại các nước Ả Rập khác và Châu Phi phát hiện nhiều di tích có niên đại khoảng 500 – 200 năm trước công nguyên, miêu tả các hoạt động âm nhạc như hát hoặc chơi các nhạc cụ bộ gõ khác.

  • Âm nhạc cổ đại Ả Rập có hệ thống nhạc lý, nhạc cụ, sự phát triển thơ ca và hát.  Nhạc cụ có các loại trống, đàn luýt, đàn rebab (nhạc cụ bộ dây, nhưng dùng một loại dây khác để kéo lên dây đàn – chẳng hạn ngày nay có violon)

Cây đàn Rebab – Ả Rập

  • Âm nhạc cổ đại Châu Phi, cụ thể là âm nhạc cổ đại Ai Cập phát triển mạnh. Các loại hình hát, nhảy múa, các nhạc cụ bộ thổi, bộ gõ, bộ dây được sử dụng rất phong phú. Trong đó có sistrum là nhạc cụ bộ gõ quan trọng sử dụng trong các nghi thức tôn giáo.

Tranh vẽ trên tường trong lăng mộ quý tộc Nebanmun có niên đại khoảng 1300 năm trước công nguyên, miêu tả những phụ nữ chơi đàn, thổi sáo và nhảy múa

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Parthian_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Byzantine_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Music_of_China

https://en.wikipedia.org/wiki/Music_of_Egypt

https://en.wikipedia.org/wiki/Music_of_Mesopotamia

https://en.wikipedia.org/wiki/Achaemenid_Empire

https://en.wikipedia.org/wiki/Arabic_music

Quickom Call Center