Tiếp tục dựa vào cấu trúc các thời kì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các tác giả và tác phẩm ấn tượng nhất giai đoạn Tiền Sử
Tiền sử là thời kì từ Đồ đá đến trước đế chế cổ đại đầu tiên của một nền văn hóa
Âm nhạc tiền sử Ai Cập – trước năm 3100 trước công nguyên
Âm nhạc tiền sử Ai Cập ở Châu Phi, nhạc cụ, hòa nhạc và tiếng hát thường được dùng trong các nghi lễ tôn giáo và pháp thuật. Tiếng hát được đệm theo bằng sáo, và giữ nhịp bằng nhạc cụ gõ (clapper, ở Việt Nam có sênh tiền và thanh phách, đồng thời nhiều dân tộc khác cũng có nhạc cụ gõ nhịp riêng của mình)
Một thanh của đôi gõ giữ nhịp Ai Cập tiền sử – đang được lưu giữ tại bảo tàng Louvre. Nguồn ảnh: Wikipedia
Âm nhạc tiền sử Trung Hoa – trước thế kỉ 27th trước công nguyên – 3000 năm trước công nguyên
Trung Hoa có bề dày lịch sử đồ sộ, tiền sử Trung Hoa trước thời kì phong kiến cổ đại, để lại các bằng chứng rõ ràng về sự xuất hiện của âm nhạc. Nhạc cụ còn giữ nguyên hình dáng, một số dạng nhạc cụ được lưu truyền và sử dụng đến ngày nay.
Cây sáo làm từ xương động vật, 9000 năm tuổi – phát hiện tại Hà Nam – Trung Quốc
Âm nhạc tiền sử Ấn Độ – từ thời kì Đồ Đá ở nam châu Á đến trước 3300 năm trước công nguyên
Khảo cổ học cho thấy sáo ống 7 lỗ, một vài nhạc cụ dây, trống, bộ gõ (có và không có cao độ) và cồng (tương tự Việt Nam có cồng chiêng Tây Nguyên)
Ravahantha là một nhạc cụ Ấn Độ xuất hiện từ thời kì tiền sử và được sử dụng đến tận ngày nay
Âm nhạc tiền sử Châu Úc
Châu Úc không trải qua thời kì phong kiến quân chủ, chỉ có dân bản địa tại châu Úc sinh sống bắt đầu từ năm 50000 trước công nguyên, kéo dài cho đến khi 1600 sau công nguyên trở đi, người Châu Âu đổ bộ vào Châu Úc.
Âm nhạc tiền sử Châu Úc được tạo ra bởi nhiều tộc người sống theo dạng bộ tộc Nguyên trú. Các nhạc cụ xuất hiện từ thời kì này rất phong phú: đũa gõ nhịp (clapstick), lá thổi nhạc (gum leaf, các dân tộc thiếu số Việt Nam cũng có loại hình thổi lá này), sáo didgeridoo,…
Màn biểu diễn nhạc cụ và điệu nhảy dân tộc (tộc người Alboriginal), diễn tại bảo tàng quốc gia Úc – Sydney
Âm nhạc tiền sử Châu Âu
Các chứng tích tiền sử được tìm thấy tại một số khu vực sau ở Châu Âu
- Hy Lạp: Tại đảo Koros, phát hiện hai bức tượng đá trong một ngôi mộ, có niên đại thời kì Đồ Đá mới, hoặc thời Đồ Đồng – 2500 – 2700 năm trước công nguyên. Hai bức tượng này miêu tả hai người, một đang chơi sáo đôi, một chơi đàn hạc (harp)
Hai bức tượng Hy Lạp tiền sử miêu tả hai người đang chơi nhạc cụ
- Đức: Năm 2008, tại hang động Hohle Fels – Đức, các nhà khảo cổ tìm ra một chiếc sáo 5 lỗ, dạng chữ V làm bằng xương động vật, có niên đại khoảng 42000 năm trước, là một trong những nhạc cụ lâu đời nhất trong lịch sử được tìm thấy.
Hang Hohle Fels tại Đức – một trong những hang động xuất hiện các vết tích chạm khắc và nhạc cụ lâu đời nhất của loài người
- Ai-len: Cây sáo quạt lâu đời nhất được tìm thấy ở Ailen năm 2003, có niên đại khoảng 2100 năm trước công nguyên, làm từ gỗ thủy tùng.
Hình ảnh cây sáo quạt tìm thấy tại Ai-len.
- Slovenia: Cây sáo làm bằng xương được tìm thấy ở Slovenia cũng là một trong những cây sáo kiểm trả được niên đại lâu đời nhất khoảng 42000 – 43000 năm trước.
Cây sáo xương được tìm ra tại Slovenia
Âm nhạc tiền sử Châu Mỹ
Tại khu vực Canada ngày nay, phát hiện dấu tích tiền sử của dân bản địa. Các nhóm dân bản địa tại đây có ngôn ngữ phát triển đa dạng, khác nhau, dẫn đến thể loại hát và nhảy rất phổ biến. Các nhạc cụ làm từ sừng các loài động vật, trống làm ra các loại dùi của bộ gỡ, vỏ của các loại củ quả, và da động vật còn có thể làm trống, mặt trống. Nhạc cụ làm nền cho tiếng hát hoặc điệu nhảy.
Các tộc người bản địa đầu tiên sống tại Canada và tồn tại đến ngày nay, không ngừng gìn giữ những văn hóa bản sắc của họ
Đây là các dân tộc, địa danh, đất nước và khu vực tìm thấy các dấu tích của âm nhạc tiền sử thế giới. Đừng bỏ lỡ phần tiếp theo về âm nhạc cổ đại nhé.
Nhật Thanh
Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Prehistoric_music
Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_music