Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Lịch sử âm nhạc thế giới p1 – Nguồn gốc và thời gian biểu

Lịch sử âm nhạc thế giới p1 – Nguồn gốc và thời gian biểu

Tìm hiểu ngay về lịch sử âm nhạc loài người nhanh chóng và chính xác với AdamMuzic nhé! Trình bày từ tổng quát đến chi tiết với cấu trúc rất rõ ràng, các bạn đọc một lần là nhớ ngay!

  1. Âm nhạc có từ đâu:

Nguồn gốc của âm nhạc là chủ đề có nhiều giả thuyết (cũng như nguồn gốc của con người vậy), gây ra nhiều tranh cãi và không thể kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể thấy được âm nhạc là một hiện tượng mang tính tổng thể trên toàn cầu, dù các tộc người, nhóm người, lãnh thổ, quốc gia tách biệt và không có sự liên lạc, giao thương với nhau, thì ở mỗi lãnh địa đó đều có sự tồn tại của âm nhạc.  

Qua rất nhiều tranh luận, giả định và các công trình khảo cổ âm nhạc, thì có một số giả định về nguồn gốc phổ biến sau:

  • Âm nhạc có mối quan với ngôn ngữ: có 3 giả định: thứ nhất, âm nhạc góp phần tạo nên ngôn ngữ, tiếng nói; thứ hai, ngược lại tiếng nói và ngôn ngữ tạo nên âm nhạc; thứ ba, âm nhạc và ngôn ngữ là kết quả của chung một yếu tố nguồn gốc nào đó.
  • Âm nhạc có thể có bắt nguồn từ việc tạo ấn tượng cho bạn tình của con người trong thời tiền sử
  • Âm nhạc có thể được phát minh ra để phục vụ các mục đích sau: dùng trong quá trình lao động, dùng để mở rộng phương tác giao tiếp, dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng và liên hệ với hiện tượng siêu nhiên, dùng để bày tỏ các mối liên kết tình cảm, đặc biệt trong gia đình, dùng để đe dọa và áp đảo kẻ thù và các thể lực nguy hiểm.
  • Âm nhạc có thể có nguồn gốc từ tiếng nói, hoặc có nguồn gốc từ nhu cầu diễn đạt cảm xúc, hoặc đến từ cả hai yếu tố nói trên.

Ngoài ra âm nhạc còn được giải thích tự nhiều câu chuyện thần thoại truyền trong dân của các tộc người đến từ các nên văn minh khác nhau. Tuy nhiên đây là chuyện thần thoại có yếu tố kì bí và yếu tố văn hóa, không phải bằng chứng xác thực về khoa học, khảo cổ, lịch sử.

Âm nhạc cổ điển Ai Cập

Thần Appollo trong thần thoại Hy Lạp, ngoài là con của thần mặt trời, còn là vị thần của thơ ca, âm nhạc và chưa lành

Nguồn ảnh: mythologian.net

2. Các thời kì âm nhạc

Các thời kì âm nhạc phát triển với các thời kì lịch sử của con người, có 5 thời kì chính sau đây:

  • Tiền sử
  • Cổ đại cổ điển
  • Hậu cổ điển
  • Tân Cổ điển
  • Hiện đại và cho đến ngày nay

Âm nhạc thời kì Phục Hưng được miêu tả qua bức họa – The Concert – của họa sĩ Honthorst, người Hà Lan

3. Phân tích chi tiết thêm các thời kì âm nhạc

  • Tiền sử:

Các dấu tích được ngành khảo cổ học âm nhạc khai quật, phát hiện, chứng minh được sự hiện diện và phát triển của âm nhạc trong giai đoạn tiền sử từ thời kì Đồ Đá đến trước các đế chế cổ đại đầu tiên (trước khi có kí tự)

Sáo Divje nhỏ, làm bằng xương động vật – Lưu giữ tại bảo tàng quốc gia Slovenia – Châu Âu

    • Âm nhạc tiền sử Trung HoaÂm nhạc tiền sử Ấn ĐộÂm nhạc tiền sử Châu ÚcÂm nhạc tiền sử Châu Âu
    • Âm nhạc tiền sử Châu Mỹ
    • Âm nhạc tiền sử Ai Cập

  • Cổ đại cổ điển

Âm nhạc thời kì cổ đại được biểu hiện trong các ghi chép lịch sử nhờ có sự trợ giúp của chữ viết nên được lưu truyền, gìn giữ dễ dàng hơn

Tranh vẽ trên tường một lăng mộ thời Bắc Tề

    • Âm nhạc Hy Lạp cổ đạiÂm nhạc Ấn Độ cổ đại
    • Âm nhạc Ba Tư và khu vực Lưỡng Hà cổ đại
    • Âm nhạc thời kì cổ đại Trung Hoa
  • Hậu cổ điển
    • Âm nhạc gagaku Nhật BảnÂm nhạc trung cổ Châu Âu
    • Âm nhạc thời kì đế chế Byzantine (Đông La Mã)

Nữ nhạc công Mosaic – Đông La Mã

  • Tân Cổ điển
    • Âm nhạc cổ điển Ấn Độ
    • Âm nhạc cổ điển Phương Tây (Châu Âu)

Người phụ nữ chơi đàn Tanpura – Ấn Độ

  • Hiện đại và cho đến nay

Giai đoạn thế kỉ 20 – 21, âm nhạc tách ra từ ảnh hưởng của cổ điển, trở nên phổ biến với đại chúng nhờ có sự phát triển của radio. Âm nhạc từ đó biến đổi rất lớn, xóa bỏ nhiều nguyên tắc cũ, nhiều thể loại, hình thức, mô thức mới ra đời.

Britney Spears được mệnh danh là công chúa nhạc Pop

Qua phần 1 này, các bạn đã nắm được thời gian biểu và các trụ cột chính của lịch sử âm nhạc thế giới, hãy đón đọc phần 2 để đi vào chi tiết các tác giả tác phẩm nổi bật và ấn tượng nhất của các giai đoạn nhé.

Nguồn tham khảo và nguồn ảnh

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Prehistoric_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Clapper_(musical_instrument)

https://en.wikipedia.org/wiki/Indian_classical_music

https://en.wikipedia.org/wiki/Byzantine_music https://en.wikipedia.org/wiki/Music_of_China

Nhật Thanh

Quickom Call Center