Chào mừng các bạn quay trở lại với bài học nhạc lý của mình. Trước khi tìm hiểu bài học này mình muốn chia sẻ với các bạn vài điều là mình đang cố gắng truyền tải một hệ thống giáo trình nhạc lý Châu Âu (Western Music Notation) dựa trên các giáo trình mình đã tìm hiểu như ABRSM, LCM, POCO…… để nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người kể cả những người vừa chập chững học nhạc. Nếu bạn nghĩ là đã hiểu chủ đề này và không cần đọc bài này thì cũng không sao, hẹn bạn ở những bài khác.
Nhịp (Beat)
Để hiểu được khái niệm Nhịp Độ (Tempo) thì trước hết các bạn phải biết có một cái gọi là Nhịp (Beat). Nhịp là gì? Xin thưa với các bạn nhịp là nhịp đúng nghĩa đen, hay còn gọi là phách.
Các bạn nghe một ca khúc thì các bạn hay nghe giai điệu (melody) nổi bật của một nhạc cụ như Guitar solo, saxophone, và lời hát của ca sĩ phải không? Nếu phải thì lần này các bạn cảm nhận theo cách khác giúp mình để xem có phải có một cái nhịp như nhịp tim và nó đập đều liên tục trong một ca khúc không?
Mặc dù không phát ra âm thanh nhưng mình tin ai cũng có thể cảm nhận được, thậm chí vỗ tay, đạp chân, đập bàn, đập gế theo. Nếu không cảm nhận được hoặc không tin thì cho bạn bè, người thân nghe và vỗ tay thử xem. Còn nếu có thì chúc mừng các bạn đã nghe và hiểu được Nhịp (Beat).
Nhịp Độ (Tempo)
Tempo quyết định “Nhịp (Beat)” nhanh hay chậm. Giống như nhịp tim của bạn đập nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nhịp độ quy định tốc độ đập của nhịp, ký hiệu là PBM (Beat per minute).
Cụ thể hơn, BPM (Beat per minute) cũng có nghĩa là có bao nhiêu nhịp đập được trong vòng 1 phút.
Ví dụ
Nhịp độ = 60 bpm thì nhịp sẽ đập 60 lần trong một phút. Đồng nghĩa với một nhịp tương ứng với 1 giây vì cũng có 60s trong 1 phút.
Nếu nhịp độ = 120 bpm thì nhịp sẽ đập 120 lần trong một phút. Đồng nghĩa với 1 nhịp bằng ½ giây.
Trong âm nhạc cổ điển (Classical music), vì chưa có máy móc và thang đo chính xác nên nhịp sẽ được quy định bằng tên gọi chứ ko có con số chính xác như ngày nay. Và mỗi tên gọi sẽ có một khoảng tốc độ tương đối để người biểu diễn có thể đoán và chơi được gần chính xác với tốc độ mà người tác giả muốn. Dưới đây là bảng ký hiệu nhịp độ dành cho những bạn thích và tìm hiểu âm nhạc cổ điển.
Larghissimo– very, very slow (24 bpm and under)
Adagissimo– very slowly
Grave– very slow (25–45 bpm)
Largo– broadly (40–60 bpm)
Lento– slowly (45–60 bpm)
Larghetto– rather broadly (60–66 bpm)
Adagio– slowly with great expression (66–76 bpm)
Adagietto– slower than andante (72–76 bpm) or slightly faster than adagio (70–80 bpm)
Andante– at a walking pace (76–108 bpm)
Andantino– slightly faster than andante (although, in some cases, it can be taken to mean slightly slower than andante) (80–108 bpm)
Marcia moderato– moderately, in the manner of a march (83–85 bpm)
Andante moderato– between andante and moderato (thus the name) (92–112 bpm)
Moderato– at a moderate speed (108–120 bpm)
Allegretto– by the mid 19th century, moderately fast (112–120 bpm); see paragraph above for earlier usage
Allegro moderato– close to, but not quite allegro (116–120 bpm)
Allegro– fast, quickly, and bright (120–156 bpm) (molto allegro is slightly faster than allegro, but always in its range)
Vivace– lively and fast (156–176 bpm)
Vivacissimo– very fast and lively (172–176 bpm)
Allegrissimoor Allegro vivace – very fast (172–176 bpm)
Presto– very, very fast (168–200 bpm)
Prestissimo– even faster than presto (200 bpm and over)
Vậy là các bạn đã biết thêm một yếu tố nữa về độ dài và tốc độ của Nhịp một bài hát. Chúng ta cần một yếu tố nữa để quyết định Nốt Tròn dài bao nhiêu. Hẹn các bạn ở Bài 3: Số Chỉ Nhịp và Vạch Nhịp (Time Signature and Bar line)
Biên soạn: Trần Khắc Thái Sơn
Biên tập: Trần Khắc Thái Sơn
Phát hành và sở hữu bản quyền: ADAM Muzic
Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Tempo
MELODY (GIAI ĐIỆU) LÀ GÌ? 7 BƯỚC SÁNG TÁC MỘT GIAI ĐIỆU HAY
Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng từng bước một giúp bạn hiểu và viết được giai điệu (melody) hay một cách hiệu quả và dễ dàng
NHẠC LÝ CƠ BẢN – BÀI 4: CAO ĐỘ, KHOÁ SOL VÀ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
Sự đa dạng của âm nhạc dùng để truyền tải cảm xúc thông qua những ca khúc khi không có từ ngữ nào diễn tả được hoặc khi người ta ngại phải nói ra, khi đó âm nhạc là công cụ duy nhất. Mời các bạn đến với sự đa dạng tiếp theo giúp các bạn có thể tiếp cận với âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng hơn. CAO ĐỘ.
Nhạc Lý Cơ Bản – Bài 3 Số Chỉ Nhịp và Vạch Nhịp (Time Signature and Bar line)
Chúc mừng bạn đến với yêu tố cuối Cùng để quyết định nốt chuẩn(Nốt tròn) có độ dài bao nhiêu?