Chúng ta cố gắng luyện tập để hát đúng và ổn định ca khúc mình yêu thích. Tuy nhiên để hát hay hơn nữa, cần phải chú ý đến xử lý cảm xúc và SẮC THÁI. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào phần sắc thái trong ca khúc. Chỉ còn một bước nhỏ nữa để hát hay, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết nhé
Thêm sắc thái trong ca khúc để hát hay và feel hơn
- Sắc thái là gì:
Sắc thái trong nhạc nói chung là những chỉ dẫn về biểu đạt dành cho giọng hát và cả nhạc cụ khi trình bày ca khúc. Sắc thái có thể đề cập đến âm lượng to nhỏ, cách thể hiện nốt nhạc (liền hay ngắt quãng, chậm dần, tự do, đúng nhịp,…), và hướng dẫn cảm xúc cần biểu đạt.
Qua các chỉ dẫn về sắc thái, tác giả bày tỏ và khuyến khích ban nhạc trình bày ca khúc theo ý nghĩa bài hát muốn truyền đạt. Nếu chúng ta chỉ đánh hoặc hát đúng (đúng nốt, đúng ca từ, đúng cao độ, tiết tấu,…) thì bài hát sẽ rơi vài tình trạng nhàm chán, rập khuôn, hoặc là không khai thái được hết cái hay của tác phẩm. Bởi vậy mà sắc thái cần phải được quan tâm.
Các chỉ dẫn sắc thái thường gặp:
Có rất nhiều chỉ dẫn về sắc thái, ở đây mình liệt kê những chỉ dẫn thường gặp mà thôi. Các bạn tìm kiếm từ khóa “Musical Direction” để tham khảo thêm nha!
- Về âm lượng:
Cơ bản chúng ta có ba chỉ dẫn cơ bản là
- Piano: nghĩa là chơi, hát nhẹ nhàng, tương đối nhỏ
- Forte: nghĩa là đánh mạnh tay, hát lớn, có lực
- Mezzo-: dùng lực, âm lượng vừa phải
Các bạn xem cụ thể dưới bảng sau được trích từ Wikipedia. Các chỉ dẫn dưới đây được hình thành từ ba chỉ dẫn chính trên
Name | Letters | Level | |
fortississimo | fff | very very loud | |
fortissimo | ff | very loud | |
forte | f | loud | |
mezzo-forte | mf | average | |
mezzo-piano | mp | ||
piano | p | quiet | |
pianissimo | pp | very quiet | |
pianississimo | ppp | very very quiet |
Nguồn ảnh: https://en.wikipedia.org/wiki/Dynamics_(music)
Tiếp theo là các chỉ dẫn thay đổi âm lượng từ từ:
- Crescendo (cresc.): Làm lớn âm lượng dần
- Decrescendo (decresc.): Làm nhỏ âm lượng dần
- Diminuendo (dim.): Giảm dần âm lượng.
- Người ta còn dùng các dấu để biểu thị tăng dần âm lượng, và dấu để biểu thị giảm dần âm lượng.
Ví dụ
2. Về cách thể hiện nốt nhạc:
- Legato: đàn, hát liền lạc
- Staccato: đàn, hát nẩy nốt, tách rời nốt dứt khoát
- > dấu nhấn trên đầu hoặc dưới nốt nhạc gọi là accented note, nghĩa là nhấn mạnh nốt này.
- Ritardando: chậm lại dần, thường ở đoạn kết bài
- A tempo: vào nhịp trở lại
- Dấu mắt ngỗng – fermata: ở dưới nốt nhạc hoặc trên nốt nhạc, hát ngân dài tự do theo ý người biểu diễn
Ví dụ
3. Về cảm xúc cần biểu đạt:
Có các chỉ dẫn phổ biến sau:
- Adagio: chậm rãi, thong thả
- Allegro: Khá nhanh và vui tươi
- Allegretto: Giống như allegro, chơi nhanh và vui tươi
- Andante: Từ tốn như nhịp điệu bước chân
- Cantabile: Truyền cảm, tinh tế, dào dạt
- Grazioso: Thật nhẹ nhàng
- Lento: Chậm chạp, từ tốn
- Vivace: vui tươi và sinh động
- Espressivo: Trình bày thật tình cảm
Còn rất nhiều những chỉ dẫn khác, các bạn có thể tìm thêm từ khóa “musical directions” hoặc là “music terminology” nhé.
4. Luyện tập sắc thái, kết hợp với cảm xúc tự nhiên:
- Đầu tiên, chúng ta chỉ cần đơn giản là nghe nhạc nhiều, và chú ý biểu cảm của ca sĩ, ý nghĩa lời bài hát, cũng như cách chơi của nhạc cụ. Bạn chỉ cần nghe với sự chú tâm và tình yêu âm nhạc của mình thôi.
- Tiếp theo, hãy tìm đọc văn bản nhạc, tiếp xúc và ghi nhớ các từ, kí hiệu chỉ dẫn trong âm nhạc. Cố gắng ghi nhớ càng nhiều càng tốt.
- Cuối cùng là hãy tự hỏi mình cảm xúc của mình là gì, chỗ này nên hát to hay nhỏ, nên chơi đàn liền lạc hay đánh réo rắt. Kết hợp cảm nhận của bạn cùng với các chỉ dẫn gợi ý của bản nhạc. Mạnh dạn thử nghiệm và tự mình xem thử nó có hiệu quả hơn hay không.
- Đừng theo sát máy móc cũng đừng sợ sai, cảm nhận âm nhạc bằng trái tim. Luyện tập và biểu dẫn thật thoải mái.
Thêm nhiều sắc thái trong ca khúc để có thể bước ra khỏi mức hát đúng trở thành hát hay hơn nhé!
Nhật Thanh