Qua bài viết âm thanh thú vị lần trước Adam đã có nhắc đến sóng âm nếu như bạn chưa biết về những gì Adam đang đề cập bây giờ thì bạn có thể vào link trên để xem qua. Bài viết này Adam sẽ cho các bạn biết rõ về sóng âm và những đặc điểm có thể bạn chưa biết đấy.
1. Sóng âm là gì?
Sóng âm và âm thanh có 1 mối quan hệ mật thiết với nhau, để hiểu về sóng âm bạn cần biết 3 điều cơ bản sau:
- Âm thanh được tạo ra bởi sự rung động.
- Âm thanh di chuyển dưới dạng sóng âm, là các hạt phân tử giao động.
- Sóng âm sẽ dội lại bởi các bề mặt khác nhau.
2. Cách hình thành âm thanh
Bạn có thể tham khảo bài viết âm thanh của Adam để hiểu về khái niệm của âm thanh, qua bài viết này Adam cũng sẽ mô tả một khía cạnh khác để các bạn có thể hình dung.
Khi bạn đánh vào mặt trống thì mặt trống sẽ rung lên. Bạn đánh càng mạnh thì mặt trống rung càng nhiều. Sự rung động của mặt trống gây ảnh hưởng tới những phân tử trong không khí xung quanh rung động theo. Những phân tử rung động này tạo nên tần số giao động đều đặn, đó là sóng âm.
3. Âm thanh di chuyển như thế nào?
Sóng âm di chuyển 343m/s qua không khí và đi nhanh hơn qua chất lỏng và vật rắn. Sóng âm chuyển năng lượng từ âm thanh gốc (ví dụ: Tiếng gõ trống) đến các vị trí xung quanh. Tai bạn sẽ dò ra được âm thanh của tiếng trống vì sự rung động của nó. Sự rung động càng lớn âm thanh sẽ càng to hơn, dưới đây là 1 clip thú vị về cách âm thanh di chuyển đồ vật.
4. Sự phản chiếu lại của âm thanh
Những bề mặt phản chiếu lại sóng âm:
Bề mặt cứng phản chiếu âm thanh tốt, tạo ra echoes.
Những về mặt mềm như thảm, màn, rèm cửa… Những vật dụng này sẽ hút âm thanh tốt hơn. Vì vậy bạn sẽ không có echoes, để có thể biết thêm chi tiết, bạn có thể xem video này để hiểu về sự phản chiếu của âm thanh.
5. Các thành phần của âm thanh
Tai của 1 người bình thường có thể nghe dãy tần số khoảng chừng 20Hz – 20000Hz. Đa phần âm thanh thường có nhiều thành phần âm thanh từng dãy tần và các biên độ khác nhau ví dụ như tiếng mưa bão là tập hợp bao gồm các dãy tần từ thấp cho đến cao. Đối với tiếng sáo thì dãy tần của nó sẽ ít hơn so với 1 ngày mưa bão và giao động từ 260Hz – 5000Hz. Các bạn có thể xem qua video này để hiểu hơn.
6. Định vị âm thanh
Bạn có bao giờ có trải nghiệm định vị âm thanh từ 1 vị trí nào đó không?
Chắc chắn ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng có cơ hội để tiếp xúc điều đó.
Định vị âm thanh là 1 trong những khả năng giúp ta xác định âm thanh gốc trong môi trường không gian.
Để bạn có thể xác định 1 cách hiệu quả bạn cần nghe âm thanh bằng cả 2 tai của mình. Âm thanh gốc sẽ được hình thành ở 1 vị trí nhất định nào đó trong không gian và truyền tới mỗi bên tai của mình theo thời gian và với các âm lượng khác nhau. Hiện tượng đặc biệt này mang đến bề nổi của âm thanh và thời gian khác nhau giữa tai trái và tai phải.
Sự khác biệt nho nhỏ này giúp cho bạn xác định được vị trí của âm thanh 1 cách đúng nhất trong môi trường. Bạn có thể xem qua video này để hiểu hơn.
Tới đây bài viết đã chia sẻ cho bạn được 1 số kiến thức thông dụng về sóng âm rồi, bạn có thể xem thêm bài viết về âm thanh để biết hơn về âm thanh nhé. Cảm ơn các bạn vì đã đọc bài viết này.
Nguồn tham khảo: