Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Cải lương

Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Cải lương

Chắc hẳn vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Cải lương luôn là một điểm nhấn ấn tượng cho bất kỳ ai khi mới biết đến Cải lương. Những động tác uyển chuyển, mềm mại, có phần điệu đà, cường hóa luôn làm người xem hiếu kỳ. Nhưng chỉ là múa cho đẹp hay còn có ý nghĩa gì khác? Sự hình thành và phát triển của vũ đạo trong Cải lương như thế nào?

Đặc điểm

Điểm đặc trưng của vũ đạo trong Cải lương mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy chính là tính biểu trưng rất cao và cường điệu hơn rất nhiều so với những động tác trong cuộc sống thường nhật.

Đây là phân cảnh nổi tiếng trong vở Cải lương tuồng cổ Xử Án Phi giao. Vở Cải lương đã đưa tên tuổi nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền lên vị trí hàng đầu trong giới Cải lương. Đây là phân đoạn nàng hữu hậu Phi Giao bị xử án, tự kết liễu đời mình bằng dây vải trắng. Và trước khi bị hành quyết thực sự, nàng hậu nhà ta đã xoay 4 vòng bên phải, xoay thêm 4 vòng bên trái để ra lại vị trí trung tâm khung hình, rồi mới…thắt cổ.

Chị hậu múa một bài trước khi nhắm mắt

Và đây là lúc chị hậu nhà ta vẽ tranh…4 nét cọ ra hoàng đế Võ Tắc Thiên

Chỉ là vẽ tranh thôi mà

Tính ước lệ trong vũ đạo Cải lương thừa hưởng, tiếp thu từ những loại hình nghệ thuật sân khấu khác, chủ yếu nhất là hát Bội. Đặc trưng của hát Bội chính là sự cường điệu hòa rất mãnh liệt các động tác vũ đạo. Khi đưa vào Cải lương, các vũ đạo này đã được tiết chế, Cải tiến để các động tác mềm mại, nhẹ nhàng hơn để phù hợp với cái chất trữ tình, lãng mạn của Cải lương

Đạp chân, tung chưởng vậy mới ra hát Bội nhé

Sự hình thành và phát triển

Hát Bội là một bộ môn nghệ thuật xưa cũng vừa có âm nhạc và vũ đạo. Hát Bội phát triển rất mạnh ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Các động tác trong hát Bội cũng như Cải lương không chỉ có những động tác đời thường nhẹ nhàng như rót rượu, dâng trà, chơi cờ, vẽ tranh mà còn có cả những động tác mang tính mạnh mẽ như chèo thuyền, phi ngựa. chiến đấu. Cái hay trong vũ đạo nghệ thuật hát Bội và Cải lương chính là trong nhu có cương và trong cương có nhu. Các yếu tố cường độ, biên độ, mềm dẻo, cứng cáp linh hoạt hòa trộn vào nhau đòi hỏi người diễn tuồng, diễn Cải lương phải không ngừng nâng cao tay nghề để có được sự chuyên nghiệp trong các động tác.

Nếu như hát Bội có xuất phát điểm mang tính phủ rộng về địa lý khắp cả nước thì Cải lương lại có xuất phát điểm và phát triển mạnh ở khu vực miền Nam. Các động tác vũ đạo trong hát Bội thì cả Bắc, Trung, Nam đều thống nhất (cũng có chút ít khác biệt nhỏ). Còn Cải lương miền Nam lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của vũ đạo trong tuồng Tàu. Còn Cải lương miền Bắc lại gần như không chú trọng vũ đạo lắm vì hiếm khi diễn tuồng cổ mà chỉ diễn các tuồng cách mạng nên các động tác ước lệ, cường điệu không được trọng dụng.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật dàn dựng, âm thanh, ánh sáng sân khấu, cho phép vũ đạo của Cải lương được thỏa sức sáng tạo. Một trong những đổi mới dễ dàng nhìn thấy nhất chính là Cải lương đã kết hợp những bài múa minh họa mang hơi hướng tân thời hơn. Điều này có cái hay và cũng có cái chưa hay của nó.

Hay ở chỗ là sân khấu sẽ bớt trống vắng hơn, những phân cảnh cần sự hoành tráng, đông đúc, lộng lẫy cũng sẽ dễ dàng tạo hiệu ứng tốt hơn khi có các vũ đoàn xung quanh. Nhưng không hay ở chỗ nếu bài múa được biên đạo không phù hợp với nội dung, tâm lý nhân vật cũng như không khí sân khấu sẽ dẫn đến sự chênh vênh, gượng ép làm giảm sức hấp dẫn của màn biểu diễn. Bởi dẫu sao thì khán giả đến với Cải lương cái cốt vẫn là muốn nghe hát, nghe cái luyến láy, cái nhả chữ, cái xử lý nhấn nhá của giọng ca. Vũ đạo cũng chỉ là phụ, là tô điểm thêm cho cái đẹp trên sân khấu, nhất là vũ đạo tân thời.

Tạm kết

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thể hình dung phần nào về các động tác trong Cải lương. Thực sự thì các động tác này cũng có bài bản, kỹ thuật và đòi hỏi sự luyện tập vất vả không thua kém bộ môn múa nào vì nó đòi hỏi sự kết hợp không chỉ của tay, chân mà còn cả nét mặt, ánh mắt, bờ môi, vầng trán,…Tất cả đều phải cường điệu một cách ăn khớp với nhau và ăn khớp với nhịp phách trong âm nhạc mới tạo ra được cái ấn tượng đặc trưng của Cải lương.

Và đây, vẫn là chị hữu hậu Phi Giao (NSƯT Ngọc Huyền) với ánh mắt. tiếng cười đi theo từng nhịp phách…

Để kết lại bài viết này, và cũng như là để minh họa chính xác hơn những gì mình đã trình bày, mời các bạn xem qua vở Cải lương đỉnh cao diễn xuất của các nghệ sĩ gạo cội nhé: Xử Án Phi Giao

Biên soạn: Quân Nguyễn

Phát hành ADAM MUZIC

Quickom Call Center