Hầu hết mọi người khi muốn làm chủ một kỹ năng nào đó (thể thao, chơi nhạc. vẽ tranh,…) đều mất rất nhiều công sức để luyện tập. Thông thường, bạn sẽ phải tập luyện theo kiểu liên tục lặp đi lặp lại một hành động nào đó cho đến khi bạn thực sự thành thục hành động đó mà không phải tốn quá nhiều công sức (chơi đàn mà không cần nhìn vào cần đàn chẳng hạn). Vậy não bộ đóng vai trò gì trong quá trình này và biết được điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình luyện tập đến mức nào? Chúng ta hãy cùng xem những luận cứ khoa học dưới đây.
A. Não bộ hoạt động thế nào khi chúng ta luyện tập?
Não bộ của chúng ta được cấu tạo bởi 2 loại mô thần kinh: đó là chất xám và chất trắng (white matter & grey matter). Chất xám đóng vai trò điều hướng đường đi của các luồng tín hiệu hoặc các kích thích thần kinh, dẫn truyền từ não bộ xuống các cơ bắp và điều khiển các cơ bắp vận động. Trong khi đó, chất trắng hầu như chỉ chứa một hệ thống các sợi thần kinh và mô mỡ. Như vậy, việc cơ thể của chúng ta có phản xạ cơ bắp tốt hay không (để đi một câu solo guitar tốc độ cao chẳng hạn) phụ thuộc rất lớn vào việc đường dẫn truyền thần kinh từ chất xám đến cơ bắp có tốt hay không.
Chất xám và chất trắng có trong não người
http://ib.bioninja.com.au/options/option-a-neurobiology-and/a2-the-human-brain/brain-matter.html
Tuy nhiên, các đường dẫn truyền thần kinh này lại vô tình tình bị bao bọc bởi các mô mỡ được tạo ra bởi chất trắng. Các mô mỡ này đóng vai trò làm giảm bớt sự tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền dẫn thần kinh của cơ thể nhưng lại đồng thời làm chậm lại sự dẫn truyền thần kinh đó khiến cho chúng ta khó có thể thực hiện 1 kỹ năng mà chúng ta mong muốn đủ tốt. Như vậy việc luyện tập một kỹ năng nào đó trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp cho chúng ta có tăng kết nối từ não đến cơ bắp và giảm đi các tác nhân làm chậm quá trình này (ở đây là các mô mỡ trong chất trắng).
B. Tập luyện như thế nào mới hiệu quả?
Lý thuyết 10 000 h cho rằng, để làm chủ được một kỹ năng nhất định, bạn cần phải tiêu tốn ít nhất là 10 000 h để luyện tập kỹ năng đó. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ nằm ở số lượng mà còn ở chất lượng của việc luyện tập nữa. Vậy, làm thế nào để việc luyện tập đạt được hiệu suất tối đa. Dưới đây là một số mẹo nhỏ cho bạn.
1. Tập trung vào việc luyện tập
Hay nói chính xác hơn là hạn chế tối đa các yếu tố làm xao nhãng quá trình luyện tập. Hãy tắt toàn bộ các thiết bị điện tử xung quanh trong khoảng thời gian bạn cần tập trung. Lên lịch làm việc cho kế hoạch tập luyện để tránh ngắt quãng việc tập luyện. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, thực ra chỉ cần 20’ thật sự tập trung cũng hiệu quả hơn rất nhiều so với 2h với những thiết bị điện tử gây xao nhãng.
https://www.bluesguitarinstitute.com/practicing-guitar-focus-improvement/
2. Tập chậm
Nếu bạn đang muốn build-up kỹ năng nào đó thiên về tốc độ (solo guitar tốc độ cao chẳng hạn, hoặc đọc rap nhanh như Eminem,…) thì lời khuyên dành cho bạn đó chính là Tập Chậm Lại. Điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng nếu bạn bắt đầu tập đàn với tempo quá nhanh ngay từ đầu thì khả năng cao bạn sẽ đánh sai ở một đoạn nhạc nào đó và lỗi sai đó sẽ khó bị phát hiện hơn (do bạn đánh quá nhanh). Một thời gian sau đó, khi bạn đã đủ tầm để nhận thức về các lỗi sai của mình thì những lỗi nhỏ đó lại trở thành những lỗi sai rất khó sửa vì chính bạn đã “quen tay” với việc đó. Nghĩa là bạn phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để sửa lại những lỗi sai do quen tay. Do đó, hãy cố gắng tập chậm, và tập đúng ngay từ đầu.
3. Thiết lập mục tiêu hợp lý
Mục tiêu luôn là một trong những vấn đề tối quan trọng trong quá trình tập luyện. Khi có mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra con đường mình cần phải đi như thế nào để có thể sắp xếp dc chế độ luyện tập hợp lý. Trước khi tập, hãy dành ra một chút thời gian để hệ thống về lộ trình tập luyện mà mình cần phải trải qua theo tuần, tháng và năm. Nếu chưa làm dc, hãy nhờ đến sự hướng dẫn của những người đi trước. Một lộ trình luyện tập hiệu quả sẽ rút ngắn đáng kể quá trình luyện tập của bạn.
http://www.littleflowerktl.com/admissions/aim-and-objective/
4. Thiết lập chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Não bộ cần phải có thời gian nghỉ ngơi sau 1 khoảng thời gian tập luyện căng thẳng. Bạn có thể tập luyện nhiều nhưng hãy lên kế hoạch để nghỉ ngơi hợp lý và tránh bị quá sức. Vì thời gian nghỉ ngơi cũng chính là thời điểm để não bộ có thể phục hồi và sắp xếp lại lượng thông tin mà bạn đã đưa vào khi tập luyện. Hãy nhớ rằng, nghỉ ngơi đúng cách cũng chính là tập luyện hiệu quả.
5. Tập luyện bằng tâm trí
Một nghiên cứu đã chia 1 nhóm người chơi bóng rổ ra thành 2 đội. Đội 1 được thực hiện trực tiếp kỹ thuật ném bóng 3 điểm vào rổ trên sân, mỗi ngày 2h. Đội 2 cũng được tập luyện với số giờ tương tự nhưng họ chỉ được ngồi trong phòng và hình dung ra cách mà mình ném bóng vào rổ. Sau 1 khoảng thời gian, kết quả thí nghiệm cho thấy rằng thành tích ghi điểm của 2 đội là tương đương nhau, dù cho họ có luyện tập bằng tâm trí hay bằng thực tế.
Điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải ngồi yên một chỗ để luyện tập mà bạn có thể luyện tập ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào bạn muốn. Chỉ cần bạn biết vận dụng trí tưởng tượng của mình. Điều này thật tuyệt phải không?
https://welldoing.org/article/power-imagination-psychotherapy
Qua bài viết, bạn có thể nhận thấy rằng việc lặp đi lặp lại một hành động nào đó về cơ bản sẽ giúp chúng ta làm chủ được kỹ năng mà ta mong muốn. Cuối cùng, để tóm gọn lại, chúng ta có những từ khoá sau đây:
- Tập trung
- Tập chậm
- Đặt mục tiêu hợp lý
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Luyện tập bằng tâm trí
Chúc các bạn sớm đạt được thành quả như mong đợi