Sau thời gian sử dụng dây thanh liên tục, rất có thể dây thanh của bạn gặp một số vấn đề về bệnh lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy dây thanh mỗi ngày, cho nên không rõ tình trạng của nó. Chỉ khi bệnh bộc phát, giọng nói có nhiều biểu hiện bất thường thì chúng ta mới bắt đầu đi kiểm tra. Lúc đó có thể tổn thương sẽ rất nặng, hoặc bạn sẽ phải mất một thời gian rất lâu để hồi phục.
Dưới đây là bài tập giúp bạn dự đoán, đưa ra nhiều tín hiệu về bệnh viêm, sung phù dây thanh, cũng như tình trạng xuất hiện hạt hay polyp dây thanh.
- Miêu tả bài tập:
Đây là bài tập được tiến sĩ Robert W. Bastian, M.D. gợi ý để kiểm tra tình trạng sức khỏe dây thanh, phát hiện sớm tổn thương thanh đới
Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=zit6I7EPMto
Bài tập staccato với âm “u”, thực hiện một quãng 8 lùi lại 8-8-8-8-5-3-1.
Phát hiện hạt dây thanh sớm. Nguồn ảnh: doctors24.vn
Khi thực hiện bài tập này, chúng ta cần chú ý:
- Tạo ra âm thanh vừa nhỏ vừa cao, vừa mỏng
- Tuyệt đối không sử dụng thêm cộng hưởng cũng kĩ năng nào khác nhằm làm tiếng lớn hơn.
- Không tăng âm lượng khi lên cao dần
- Giữ trạng thái thoái mái nhất rồi phát ra tiếng.
Giải thích bài tập
Đây là một trong những bài tập luyện headvoice được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, bài tập này sẽ giúp các bạn kiểm tra khả năng khép của dây thanh. Xem thử trên thân dây thanh có hạt hay là nốt chai, nốt sưng nào không.
Bởi vì khi mép dây thanh xảy ra hiện tượng lạ, bạn sẽ không thể dễ dàng hát staccato (nẩy nốt) một nốt đơn thuần bằng giọng gió, mỏng chói, nhẹ và cao. Khi đó bạn sẽ có xu hướng lạm dụng kĩ thuật để che đi độ yếu của giọng.
Việc sử dụng kĩ thuật thành thục tất nhiên là tốt tuy nhiên bạn sẽ không nhận biết được dễ dàng tình trạng thật sự của thanh quản.
Thực hiện nhẹ nhàng, mỏng, nhỏ, cao và tự nhiên nhất, đừng cố dùng cộng hưởng hoặc tăng âm lượng
Phần kết luận:
Tiến sĩ Robert W. Bastian, M.D. khuyên chúng ta nên thực hiện bài tập này hai lần mỗi ngày và quan sát giọng của mình có thay đổi gì trong hai lần đó.
Lần thứ 1: Đầu ngày, vào buổi sáng trước khi làm việc bằng giọng hát.
Lần thứ 2: Cuối ngày, trước khi đi ngủ, sau khi kết thúc công việc.
Sau đó bạn hãy ghi chép lại nốt cao nhất có thể thực hiện, theo dõi xem tình trạng tốt hơn hay xấu đi, hay tương tự nhau và ổn định. Cuối cùng có thể đưa ra biện pháp: như nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm bớt hoạt động giao tiếp,…
Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=zit6I7EPMto
Ngoài ra đây còn là một bài tập luyện headvoice hữu hiệu, giúp bạn tiếp cận với giọng óc. Một công được rất nhiều việc!
Cùng nhau tập bài tập này để theo dõi và bảo về tình trạng dây thanh nhé!
Nhật Thanh