Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Âm nhạc thời Phục Hưng

Âm nhạc thời Phục Hưng

Thời kì phục Hưng là thời kì mang lại những đóng góp quan trọng cho Châu Âu cũng như thế giới với chuyến thám hiểm tìm ra Châu Mỹ của Columbo và nhiều đóng góp to lớn cho thế giới của thiên tài toàn năng Leonardo de Vinci. Bên cạnh đó nền âm nhạc lúc bấy giờ cũng là tiền đề cho sự phát triển của nền âm nhạc sau này, với nhiều sự đổi mới so với thời kì trung cổ nền âm nhạc thời Phục Hưng đã mang lại những âm sắc mới. Hôm nay ADAM Muzic sẽ giới thiệu đến các bạn nguồn gốc cũng như đặc điểm của dòng nhạc thời kì Phục Hưng.

Kết quả hình ảnh cho Renaissance music

Source: https://www.emaze.com/@AWLLZOFF/Music-Composers-copy1

Âm nhạc thời kì Phục Hưng được hình thành từ khoảng thế kỷ 14 vừa kết thúc thời kì trung cổ tiếp nối dòng nhạc baroque, các nhạc sĩ lúc bấy giờ đều ưa thích phong cách âm nhạc đơn giản với những giai điệu trôi chảy êm ả, những hoà âm nghe êm tai hơn và ít nhấn mạnh vào đối âm như thời kì trung cổ. Âm nhạc lúc bấy giờ đã trở thành phương tiện để biểu diễn cảm xúc cá nhân, các nhạc sĩ cũng tìm nhiều cách khiến cho phần nhạc biểu cảm hơn.

https://youtu.be/TKjadi_rvP0

Bên cạnh đó nhờ phát minh ra máy in năm 1450 mà các bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi, đến khoảng những năm 1460 thì các bản nhạc được phổ biến hầu hết châu âu

Thời kì Phục Hưng các nhạc sĩ bắt đầu để mắt và sử dụng các quãng ba nhiều hơn, nhạc phức điệu được trau chuốc, mang tính độc lập và cho thấy được sự đơn giản hoá so với các thời kì trước. Thời kì Phục Hưng là thời kì cho thấy được sự gia tăng đáng kể của âm vực trong âm nhạc-so với thời Trung Cổ, biên độ âm vực hẹp tạo ra sự tương phản lớn khi chuyển đoạn, cuối thế kỉ 15 thì các đặc tính của âm vực bắt đầu bị tan vỡ do sự xuất hiện của quãng năm.
Những đặc điểm cơ bản của thời kì Phục Hưng; âm nhạc dựa trên giai điệu, kết cấu phong phú hơn, kết cấu âm nhạc thiên về hoà quyện, hoà âm được chú trọng nhiều hơn.

Hai thể loại chính của thời kì này đó là: Dòng nhạc thế tục và dòng nhạc nhà thờ.

Dòng nhạc thế tục: là âm nhạc không tôn giáo, tách biệt với tôn giáo. Được phát triển ở thời kì Trung Cổ đến thời kì Phục Hưng thì được sử dụng rộng rãi hơn. Dòng nhạc này viết về tình yêu, châm biếm chính trị, tinh thần thượng võ, các tác phẩm sân khấu và vũ nhạc.Trong âm nhạc thế tục, các nhạc cụ thường được sử dụng và rất phổ biến, lời thơ có thể được kèm theo và được hát. Lời hát được xem là phần quan trọng trong âm nhạc thế tục. Những nhạc sĩ như Josquin des Prez viết nhạc thiêng liêng và thế tục. Ông đã sáng tác 86 tác phẩm thế tục rất thành công. Âm nhạc thế tục cũng được hỗ trợ bởi sự hình thành của văn học trong thời cai trị của Charlemagne đó bao gồm một bộ sưu tập các bài hát thế tục và bán thế tục. Bây giờ chúng ta cùng nghe một ca khúc thuộc thể loại nhạc thế tục nhé.

https://youtu.be/S2AQeWSjQK0

Âm nhạc nhà thờ: Âm nhạc nhà thờ là âm nhạc viết cho các bản ca trong nhà thờ, hoặc bất kỳ thiết lập âm nhạc phục vụ của Giáo Hội, hoặc tập âm nhạc để bày tỏ lòng thành cũng như cầu nguyện có tính chất thiêng liêng, như một thánh thi, là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca, Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời Trung cổ được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng như nhau. Hình thức mới này được gọi là motet. Trái với thời Trung cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca.  Josquin des PrezGiovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng về thể loại motet. Giai điệu âm nhạc nhà thờ thời kì Phục Hưng bắt đầu được trau chuốc trở nên hoa mỹ hơn, các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là sự truyền bá tôn giáo đây là sự bắt nguồn cho sự hài hoà giữa lời ca và giai điệu.

Từ đầu thế kỷ 16, nhà thờ Tân giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo kéo theo những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội. Martin Luther muốn tất cả các tín đồ của ông cùng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Vì vậy, trong những nhà thờ Tân giáo, người ta sáng tác những bài thánh ca cho mọi người cùng hát, chứ không chỉ dành cho dàn hợp xướng. Phong cách hợp xướng mới này là nền tảng cho những bài thánh ca ngày nay. Những bài thánh ca được viết cho người hát, nhưng 200 năm sau, Bach đã ứng dụng hình thức này vào những tiểu phẩm cho đàn organ.

Có thể nói âm nhạc nhà thờ Thiên Chúa giáo thế kỷ 16 phát triển trên nền tảng của bình ca, còn âm nhạc nhà thờ Tân giáo  thế kỷ 17 – 18 phát triển từ thánh ca nhiều bè.

Nhà soạn nhạc nhiều tài nhất đầu thời Phục hưng là Guillaume Dufay. Ông đã viết các motet có sự phức tạp gần với phong cách của ars nova cũng như các chanson theo một kiểu mới hơn và nhẹ nhàng hơn. Nhà soạn nhạc nổi bật về thể loại chanson là Gilles Binchois. Ảnh hưởng của những nhà soạn nhạc Bourgogne đến giữa thế kỉ 15 đã suy giảm.

Các nhạc cụ ngày nay chúng ta đang sử dụng như organ, guitar bắt nguồn từ thời kì Phục Hưng phát triển quá từng giai đoạn và có hình dáng hiện đại như bây giờ.

Tóm lại thời Phục hưng là thời đại huy hoàng của nghệ thuật, nó đã thành cái bàn đạp để nghệ thuật nhảy vọt những bước dài sau này. Âm nhạc thời kỳ Phục hưng có tiếp thu di sản thời kỳ Trung cổ, nhưng về nội dung tư tưởng nó chống đối lại hệ tư tưởng phong kiến và nhà thờ thống trị trong cả nghìn năm đen tối của thời kỳ trung cổ ấy. Nghệ thuật Phục hưng ca ngợi lòng hy sinh, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và biểu hiện tư tưởng tiến bộ của tầng lớp tư tưởng thành thị đang thời son trẻ. Để diễn đạt được nội dung tư tưởng ấy, nghệ thuật phục hưng phục hồi lại cái đẹp toàn mỹ của thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ cổ đại. Hy vọng với những chia sẽ trên của ADAM Muzic đã phần nào mang đến các bạn đôi nét về thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại.

Referency: Wikipedia, History secular music, church music renaissance, lịch sử âm nhạc thời cổ điển và một số tài liệu trên internet.

Hình ảnh: Google

Video: Youtube

Quickom Call Center