Rất nhiều các ca sĩ buộc phải bước lên sân khấu và hoàn tất phần trình diễn của mình trong tình trạng sức khoẻ không tốt. Một trong số những tình trạng khó chịu thường gặp chính là cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Nhưng họ lại chưa biết phải làm sao để giảm thiểu tình trạng khó chịu này. Vì các loại thuốc giảm đau lại làm tổn hại đến giọng hát.
Do đó, ADAM MUZIC sẽ giới thiệu với các bạn một số phương pháp khá hữu ích và an toàn để giảm bớt tình trạng đau đầu nhé!
Một số nguyên nhân gây đau đầu
1. Căng thẳng ở trán khi hát
Xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau đầu sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị nó. Cảm giác căng thẳng, lo lắng và căng thanh quản có thể khiến bạn co cơ mặt khi hát.
Có không ít ca sĩ khi hát những nốt cao hoặc cận cao thường nhăn mặt và kéo căng cơ mặt để đẩy âm thanh lên cao. Tuy nhiên, nếu bạn giữ quá căng ở trán hoặc mặt, điều này có thể gây ra cơn đau đầu.
2. Đau đầu do áp lực
Đau đầu do áp lực còn được gọi là đau đầu do căng thẳng. Đây là một trong những loại đau đầu phổ biến nhất mà ca sĩ mắc phải.
Trong đó, Ibuprofen và aspirin là những loại thuốc nên dùng để điều trị chứng đau đầu do áp lực. Nhưng việc sử dụng thuốc không kê đơn có thể dẫn đến đau đầu dội ngược và các tác dụng phụ về giọng hát đối với ca sĩ. Vì thế, các bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị chính xác nhất mà không ảnh hưởng đến giọng hát nhé!
Làm gì khi bị đau đầu
1. Đau đầu khi đang trình diễn
Cơn đau đầu có thể ập đến khi bạn đang ở giữa màn trình diễn và khiến bạn không thể tiếp tục trình diễn. Vì thế, nếu bạn đang nghe dở bài hát và không thể nghỉ giải lao, hãy cố gắng giảm thiểu cảm giác đau đớn cho đến khi bạn hát đến cuối bản nhạc bằng một số tips nhỏ sau:
- Di chuyển ra khỏi ánh sáng chói của đèn nếu có thể. Vì đây là những điều có thể khiến bạn đau đầu. Tiếp đến, hãy thử nhắm mắt trong 10 giây, sau đó mở mắt để giải phóng tạm thời sự căng thẳng.
- Nếu dạn dĩ với sân khấu và đủ bình tĩnh, bạn có thể nhắm mắt lại ở những đoạn cao trào để tạo cảm giác như bạn đang trình diễn một màn trình diễn đầy cảm xúc.
- Luôn chuẩn bị một chai nước trong tầm với của bạn trên sân khấu và uống một ít khi cần. Điều này sẽ giúp dây thanh quản của bạn không bị khô và giảm căng thẳng nữa đấy!
2. Một số phương pháp giảm đau khác
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu qua một số bài tập nhỏ để tránh tình trạng đau đầu do căng thẳng ở trán khi hát như đã nêu ở trên:
- CƯỜI – mỉm cười sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ mặt của bạn. Vì vậy, bạn hãy cười rộng nhất có thể và giữ trong 5 giây. Sau đó, hãy để khuôn mặt của bạn thư giãn, trước khi lặp lại thêm ít nhất 5 – 10 lần nữa.
- FACE YOGA – xoa hai bàn tay vào nhau để làm ấm lòng bàn tay. Sau đó, dùng lòng bàn tay xoa bóp quanh mắt theo chuyển động tròn để tăng lưu thông máu và giảm căng thẳng.
- CHUN MŨI (Nose Scrunch) – trong 10 giây, thử kéo căng các cơ ở mũi của bạn. Nhăn mũi lại và cố gắng mở rộng lỗ mũi. Sau đó, thả lỏng và lặp lại ba lần.
- THƯ GIÃN CƠ MẶT – ngồi ở nơi nào đó yên tĩnh, thoải mái và nhắm mắt lại. Hít thở sâu vài lần và thư giãn, sau đó tập một số động tác cơ mặt bằng cách cau mày, nhăn trán nhẹ nhàng. Giữ trong 10 giây, sau đó thả ra và tập trung vào việc thả lỏng cơ bắp trong khi hít thở sâu nhé!
Tiếp theo, chúng ta có thể cân nhắc đến việc uống thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc chắc chắn không phải là phương pháp tối ưu nhất. Bởi vì, một số loại thuốc giảm đau thông thường sẽ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến giọng hát của bạn. Trong trường hợp xấu nhất, một số loại thuốc có thể khiến giọng nói của bạn nghe khàn hoặc tăng chảy nước mũi.
Do đó, việc thường xuyên dùng thuốc giảm đau cho chứng đau đầu có thể tác động tiêu cực đến giọng nói (và sức khỏe) của bạn vì chúng làm loãng máu trong cơ thể. Ngoài ra, điều này còn làm giảm lưu lượng máu trong các nếp gấp thanh quản, gây căng thẳng và mất nước khi bạn biểu diễn thường xuyên. Thâm chí, có thể dẫn đến xuất huyết thanh quản nữa đấy!
Vậy làm thế nào để bạn thoát khỏi cơn đau đầu mà không cần thuốc giảm đau? Tất nhiên chúng ta sẽ không cần phải chịu đựng cơn đau đầu khi nó ập đến. Vì hiện nay, có đa dạng nhiều phương pháp thay thế thuốc giảm đau để giảm đau đầu. Bạn có thể thử một số phương pháp sau:
- Xoa bóp dầu oải hương vào thái dương vào cổ của bạn
- Uống nhiều nước
- Chườm đá/chườm nóng
- Uống vitamin và thảo dược bổ sung
- Uống trà gừng
- Thư giãn với yoga hoặc thiền
- Châm cứu
- Tắm với nước ấm
- Sử dụng máy xông hơi
Một số lưu ý khác
Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu dai dẳng, hãy cố gắng tìm ra gốc rễ của vấn đề. Khi cơn đau xảy ra thường xuyên, bạn nên bắt đầu ghi chú lại các triệu chứng của mình, bao gồm những thông tin như tần suất, mức độ, vị trí, thời gian cơn đau kéo dài, trạng thái hoặc tình trạng xảy ra cơn đau… Đây sẽ là cơ sở rất hữu ích để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như giúp bạn theo dõi quá trình điều trị và phục hồi của bản thân đấy!
Khi bị đau đầu, bạn cũng nên xem lại thực đơn ăn uống thông thường của mình. Trong đó, có một số loại thực phẩm có thể gây ra chứng đau nửa đầu, như thịt chế biến, pho mát và rượu vang đỏ. Sôcôla cũng là một trong những thủ phạm lớn nhất gây ra chứng đau nửa đầu đấy!
Trên đây là một số thông tin và kha khá tips bỏ túi để các bạn có thể tham khảo nếu gặp phải tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Tất nhiên, nếu những cơn đau dữ dội xảy ra một cách thường xuyên, việc đi thăm khám chuyên khoa là điều bắt buộc. Nhưng các bạn hãy luôn chú ý luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống đủ chất và luyện hát bằng phương pháp khoa học để bảo vệ giọng hát và sức khoẻ của mình nhé!
Để có cho mình phương pháp luyện hát khoa học, các bạn có thể tìm đến trung tâm âm nhạc Adam Muzic nhé! Chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn viên sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn trước, trong và sau quá trình đào tạo để các bạn luôn tự tin mỗi khi cất giọng đấy!
Để biết thêm thông tin về khoá học hoặc có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ:
Địa chỉ: 192 Võ Thị Sáu, Phường 07, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028.6683.0183 – 0908.909.925
Email: [email protected]
Tác giả: WangDuong
Phát hành và sở hữu bản quyền bài viết: ADAM MUZIC