Khi bắt đầu học nhạc, nhiều người thường lo lắng trước những ký hiệu, nốt nhạc và khái niệm trừu tượng trong nhạc lý. Thậm chí, có không ít người từng nghĩ: “Chỉ cần cảm âm tốt và hát hay là đủ, học nhạc lý để làm gì?”. Vậy, nhạc lý có thực sự cần thiết trên hành trình theo đuổi âm nhạc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nhạc lý và lý do vì sao nó lại quan trọng đến vậy – dù bạn là người mới học hát hay đang mơ ước trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.
Nội dung bài viết:
I. Nhạc lý dùng để làm gì?
1. Nhạc lý dùng như là ngôn ngữ âm nhạc
Các bạn cũng biết âm nhạc là một yếu tố tự nhiên của cuộc sống giúp mình biểu đạt cảm khúc qua các giai điệu, ca từ của một ca khúc. Vậy làm sao để diễn tả được cách thể hiện cảm xúc đó cho người khác hiểu nếu các bạn không có bất kỳ một ngôn ngữ nào để diễn đạt? Và một ca khúc là sự kết hợp của nhiều người trong một band nhạc hay những người hòa âm phối khí vậy làm sao để nói cho họ biết đúng cái mà mình muốn?
2. Nhạc lý dùng để trao đổi thông tin
Cũng giống như cách mà ngôn ngữ nói được hình thành, ngôn ngữ của âm nhạc cũng vậy. Vì nhu cầu trao đổi thông tin về âm nhạc được rõ ràng hơn giữa những người đam mê âm nhạc với nhau.
Hãy tưởng tượng bạn nghĩ ra được một ca khúc cho cả một ban nhạc vậy bạn sẽ làm cách nào để diễn tả cho họ hiểu nếu không có một hệ thống ngôn ngữ nào có thể trao đổi được? Chỉ còn cách là bạn đi đánh cho từng người xem và họ bắt chước lại mà thôi. Mất quá nhiều thời gian nhưng bạn nghĩ bạn có thể đánh được tốt nhất tất cả các nhạc cụ để họ có thể bắt chước lại một cách tốt nhất hay không? Giống như những người tiền sử đang làm việc âm nhạc với nhau vậy.
3. Nhạc lý dùng để lưu trữ
Mà các ca khúc cổ điển ngày xưa của Mozart hay Beethoven dài gần 60 phút và khoảng 100 nhạc cụ chơi với nhau trong một ca khúc. Vậy làm thế nào họ có thể làm được điều đó?
Não người cũng có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Chẳng ai có thể nhớ hết cách chơi của một ca khúc dài 60 phút của 100 nhạc cụ như vậy cả. Chắc chắn họ cần một thứ gì đó có thể khắc lại, viết lại, lưu trữ lại bằng hình vẽ, lời nói, ngôn ngữ. Bao nhiêu tinh hoa âm nhạc từ xưa đến nay đều được lưu trữ trên giấy cả, nếu bạn đọc được nó mình nghĩ khả năng âm nhạc của bạn sẽ tiết kiệm được mấy trăm năm âm nhạc rồi.
Đó là các lý do ngôn ngữ âm nhạc được hình thành.
II. Nhạc lý đệm hát giải trí và chuyên nghiệp là thế nào?
Nhu cầu học nhạc của từng người khác nhau. Có người học chỉ để đệm hát, có người học để sáng tác ra những giai điệu chứa đựng cảm xúc của bản thân, người lại mong muốn được theo đuổi đam mê là âm nhạc, một số ít người mong muốn được khả năng cảm âm và đệm được bất kỳ ca khúc nào cho dù đã nghe ca khúc đó hay chưa. Mà nhạc lý thì cũng có cơ bản và nâng cao. Mình sẽ chia ra 2 nhóm nhạc lý theo từng nhu cầu bên trên cho các bạn dễ hình dung.
Nhạc lý cơ bản: Đệm hát, cảm âm…
Nhạc lý nâng cao: Dành cho những bạn đam mê và theo đuổi con đường âm nhạc. Và những bạn mong muốn sáng tác và có thể truyền tải được cảm xúc của mình qua các giai điệu của bài hát. Và nhạc lý cũng không phải là yếu tố duy nhất để các bạn theo đuổi con đường âm nhạc trở nên chuyên nghiệp mà còn nhiều yêu tố khác như: Xướng âm (Solfe, Sight Singing), Thị tấu (Sight Reading), khả năng nghe (Aural Trainning),
……Chi tiết xem bảng dưới đây
Các yếu tố cơ bản của âm nhạc: Cao độ (Pitch), Trường độ (Time), Cường độ (Dynamic), Âm sắc (Timbre).
Các ký hiệu văn bản và biểu diễn âm nhạc cơ bản.
Giá trị trường độ nốt nhạc (Time Value).
Nhịp (Beat) và số chỉ nhịp (Time Signature).
Thang âm (Scale), hợp âm (Chord).
Cấu tạo hợp âm và chùm hợp âm (chords progession).
Bậc (Degrees) và quãng cơ bản (Intervals).
Từ các yếu tố nhạc lý trên là bạn đã tự có thể dò hợp âm trên mạng và các điệu hay sử dụng cho các số chỉ nhịp mà đệm bất cứ ca khúc nào rồi.
Nắm vững hơn về các thang âm. Tìm hiểu thêm về các thang âm mở rộng. Học thêm về quãng và các hợp âm nâng cao. Nghe được bậc của thang âm hoặc chùm hợp âm và chỉ cần thêm một vài kỹ năng nhỏ về nhạc lý nữa là bạn đã có thể cảm âm được rồi.
Dành cho những bạn theo đuổi chuyên nghiệp thì chắc chắn là có sự khác biệt rất lớn. Mình xin liệt kê một số yếu tố nhạc lý nâng cao và kèm thêm một vài kỹ năng, môn học khác mà một người theo đuổi âm nhạc bắt buộc phải có nếu muốn trở thành một người biểu diễn chuyên nghiệp.
Tất cả các yếu tố nhạc lý giống nhạc lý cơ bản những được nâng cao hơn với:
Các ký hiệu văn bản và biểu diễn âm nhạc nâng cao.
Nhịp đơn (Simple Time Signature) và nhịp kép (Compound Time Signature).
Thang âm mở rộng (Melodic Scale, Harmonic Scale).
Hợp âm và cấu tạo hợp âm nâng cao (Extend Chord).
Quãng đơn (Simple Intervals) và kép (Compound Intervals).
Nâng cao hơn nữa là Mode và nhạc lý nhạc Jazz….
Các kỹ năng cần luyện tập nhiều như:
Ký âm (Sight writting).
Xướng âm (Sight Singing).
Thị tấu (Sight Reading).
Kỹ năng nghe (Aural Trainning).
Dịch tông nhanh (Transposition).
Ngẫu hứng (Improvising).
Hòa âm (Harmony).
Và các môn học cần thiết khác:
Lịch sử âm nhạc (Music History).
Hình thức âm nhạc (Music Form).
Thể loại âm nhạc (Music Genres).
Bản quyền âm nhạc và luật sở hữu trí tuệ.
Biên soạn: Trần Khắc Thái Sơn
Phát hành và sở hữu bản quyền: ADAM Muzic