Cung và nửa cung là yếu tố cơ bản và quan trọng trong nhạc lý. Nắm rõ kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách phân tích và làm chủ âm nhạc một cách sâu sắc hơn rất nhiều. Cung và nửa cung tạo nên thang âm, hợp âm và tác phẩm âm nhạc. Vì vậy trong bài viết này Adam Muzic sẽ giúp bạn nắm vững tất tần tận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cung và nửa cung: Từ định nghĩa, cách hoạt động trong thang âm và ứng dụng thực tế. Sau bài viết chẳng những giúp bạn bạn hiểu rõ và mà còn giúp bạn áp dụng được các khái niệm này trong sáng tác và biểu diễn.
Nội dung bài viết:
I. Cung và nửa cung là gì?
Nửa cung là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai nốt nhạc trong thang âm bình quân 12 nốt đã nói ở trên. Cung có giá trị gấp đôi nửa cung.
Phổ biến nhất, chúng ta có thang âm 7 nốt tự nhiên: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, trong có Mi-Fa và Si-Đô cách nhau nửa cung, các cặp nốt liên tiếp còn lại các nhau 1 cung.
II. Lịch sử của khái niệm Cung và Nửa cung
Người Hy Lạp cổ đại, cụ thể là nhà toán học, triết học Pythagoras, đã cố gắng nghiên cứu mối quan hệ phức tạp giữa các tần số âm thanh và sử dụng tỉ lệ toán học để giải thích chúng.
Ông nhận thấy rằng, các dây đàn có chiều dài khác nhau nhưng khi đạt tỉ lệ 2:1 sẽ tạo ra hai âm thanh nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng một âm cao và một âm thấp hơn. Đây chính là khái niệm đầu tiên về quãng tám.
Sau đó ông sử dụng tỉ lệ toán học, tiếp tục chia đều quãng tám này ra thành 12 phần bằng nhau, với giá trị của một phần là căn bậc 12 của 2
= 1.05946. Giá trị của một phần đó chính là nửa cung. Một cung có giá trị gấp đôi nửa cung.
Tiếp theo sau Pythagoras, có nhiều nhà toán học, triết học, nhà soạn nhạc khác tiếp tục hoàn thành và bổ sung lý luận về cao độ của âm thanh, cho đến thời kì Baroque và Phục Hưng, lúc này, hệ thống thang âm bình quân “equal temperament” đã hoàn thiện và trở thành nền tảng cho lý thuyết âm nhạc Phương Tây đang sử dụng trong thế giới ngày này.
Cụ thể, Quãng 8 là khoảng cách giữa một nốt nhạc và nốt có tần số âm thanh gấp đôi hoặc ít hơn một nửa tần số của nó. Ví dụ nốt C4 có tần số 262 Hz, thì nốt C3 có tần số 131 Hz, còn nốt C5 có tần số 523Hz,..
Ví dụ tính từ C3 có tần số 131 Hz, thì C#3 có tần số là 131 x 1.05946, tiếp nốt D3 sẽ có tần số 131 x 1.05946 x 2, và cứ như vậy tính tiếp cho đến hết quãng 8, đến nốt C4.
Dựa vào cách chia quãng 8 thành 5 nốt, 7 nốt, 12 nốt, 6 nốt,… sẽ tạo ra các thang âm khác nhau có mối quan hệ cung và nửa cung giữa các nốt khác nhau.
Phần này các bạn nên đọc qua để hiểu vì sao có cung và nửa cung, không nên học thuộc lòng mà không hiểu nguồn gốc của khái niệm.
III. Cung và nửa trong Thang Âm
Thang âm là xương sống của âm nhạc phương Tây, cung cấp khung sườn cho giai điệu và hòa âm. Cung và nửa cung trong một thang âm quyết định giai điệu và hoà âm độc đáo cho âm thanh.
1. Cách xây dựng thang âm trưởng
Thang âm trưởng gồm 7 nốt và tuân theo các khoảng cách cung như sau:
Công thức: 1 cung – 1 cung – ½ cung – 1 cung – 1 cung – 1 cung – ½ cung
Ví dụ:
- Thang âm C Trưởng (C Major): C – D – E – F – G – A – B – C
- C -> D: 1 cung
- D -> E: 1 cung
- E -> F: ½ cung
- F -> G: 1 cung…
2. Cách xây dựng Thang âm Thứ
Thang âm thứ có các khoảng cách khác với thang âm trưởng:
Công thức: 1 cung – ½ cung – 1 cung – 1 cung – ½ cung – 1 cung – 1 cung
Ví dụ:
- Thang âm A Thứ (A Minor): A – B – C – D – E – F – G – A
- A -> B: 1 cung
- B -> C: ½ cung…
3. Sự khác biệt giữa Thang âm Trưởng và Thang âm Thứ
Sự khác biệt giữa thang âm trưởng và thang âm thứ không chỉ nằm ở cấu trúc cung và nửa cung mà còn ở cảm xúc mà chúng mang lại:
- Về mặt kỹ thuật, vị trí các nốt trong thang âm thứ thay đổi so với thang âm trưởng, đặc biệt là ở nốt thứ 3, thứ 6 và thứ 7, tạo nên sự khác biệt rõ ràng về cảm xúc.
- Thang âm trưởng có âm thanh tươi sáng, vui vẻ, và thường được sử dụng trong các bài hát có nội dung tích cực hoặc tràn đầy năng lượng. Ví dụ, bài “Happy Birthday” sử dụng thang âm trưởng để truyền tải sự vui tươi.
- Thang âm thứ có âm thanh buồn bã, sâu lắng, hoặc mang tính nội tâm. Đây là lựa chọn phổ biến trong các bài hát mang sắc thái trầm tư, ví dụ như bài “Someone Like You” của Adele, dựa trên thang âm thứ.
Bạn có cảm thấy nản lòng khi đọc những khái niệm âm nhạc phức tạp như cung và nửa cung, rồi tự hỏi “Liệu mình có thực sự học được không” hay “Mình đã quá muộn để bắt đầu”?
Đừng để những rào cản về lý thuyết ngăn cản ước mơ ca hát của bạn! Thay vì phải tự mày mò tìm hiểu những khái niệm phức tạp, thì hãy để các giảng viên từ nhạc viện hàng đầu hướng dẫn tận tình từng kiến thức một tại khoá học Học Nhạc 1 Kèm 1
Với công nghệ phân tích giọng hát tiên tiến và phần mềm thu âm với chất lượng âm thanh chuẩn studio, bạn sẽ được trực quan hóa việc học – không chỉ nghe mà còn nhìn thấy được từng nốt nhạc, từng cao độ mình đang thể hiện trên màn hình chắc chắn sẽ giúp việc học hát của bạn trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
IV. Ứng dụng Thực tế của Cung và nửa cung
1. Phân tích cung và nửa cung trong giai điệu bài hát
Nhiều giai điệu nổi tiếng sử dụng kết hợp cung và nửa cung. Việc phân tích này sẽ giúp bạn hiểu các các nhạc sĩ tạo ra motif và chủ đề đáng nhớ.
“Twin-kle twin-kle lit-tle star”
W W W H W W
Giai điệu bắt đầu với ba cung toàn, tạo ra cảm giác ổn định và nhẹ dàng. Nửa cung giữa “lit-” và “-tle” tạo một sự thay đổi tinh tế trước khi quay trở lại một cung cho hai nốt cuối cùng.
Bằng việc phân tích giai điệu theo cách này, bạn có thể thấy các mô thức mà các nhạc sĩ sử dụng cung và nửa cung để tạo ra hiệu ứng cảm xúc và sự thú vị trong bài hát.
2. Chuyển âm
Chuyển âm là quá trình tăng hoặc giảm cao độ của nốt nhạc lên hay xuống nửa cung.
Cách chuyển âm:
- Xác định tông gốc.
- Chọn tông mới.
- Tính khoảng cách giữa hai tông.
- Di chuyển mỗi nốt theo khoảng cách đó, giữ nguyên mô thức cung và nửa cung
Ví dụ chuyển “Twinkle Twinkle Little Star” từ C trưởng sang D trưởng:
Tông gốc: C trưởng
Tông mới: D trưởng
Khoảng cách: Bước toàn (C đến D)
Di chuyển mỗi nốt lên một cung:
C D E F G G A (gốc)
D E F# G A A B (đã chuyển điệu)
Lưu ý F sẽ trở thành F# trong tông mới để duy trì mô thức cung và nửa cung trong D trưởng.
3. Ứng dụng trong Sáng tác và Biểu diễn
Các nhạc sĩ: sử dụng cung và nửa cung để tạo tiến trình hòa âm độc đáo và xây dựng căng thẳng trong bản nhạc. Ví dụ, sử dụng nhiều nửa cung có thể tạo cảm giác căng thẳng hoặc bí ẩn.
Ứng dụng trong hoà âm: Khi tạo tiến trình hợp âm, hiểu về cung và nửa cung giúp nhạc sĩ chọn các hợp âm phù hợp với điệu thức và tạo ra chuyển động hòa âm mượt mà.
Kỹ thuật biểu diễn: Trong kỹ thuật như Legato và Staccato, am hiểu về cung và nửa cung giúp người biểu diễn điều chỉnh cách chơi để tạo ra hiệu ứng mong muốn.
V. Những kiến thức nâng cao về cung và nửa cung
1. Thang âm Sắc (Chromatic Scale)
Thang âm sắc bao gồm tất cả các nốt nhạc cách nhau nửa cung. Đây là thang âm đầy đủ nhất, thường được sử dụng trong kỹ thuật luyện ngón và các tác phẩm hiện đại.
- Ví dụ: C – C# – D – D# – E – F – F# – G – G# – A – A# – B – C
- Ứng dụng: Dùng để tạo cảm giác căng thẳng hoặc phức tạp trong âm nhạc.
2. Thang âm Toàn cung (Whole Tone Scale)
Thang âm toàn cung chỉ bao gồm các khoảng cách là 1 cung.
- Ví dụ: C – D – E – F# – G# – A# – C
- Ứng dụng: Tạo cảm giác mơ hồ, siêu thực, thường được sử dụng trong nhạc cổ điển và jazz.
3. Thang âm Đối xứng (Symmetrical Scale)
Thang âm đối xứng là những thang âm có cấu trúc lập lại, ví dụ như thang âm giảm (Diminished Scale) hoặc thang âm tăng (Augmented Scale).
- Ví dụ:
- Thang âm giảm: C – D – Eb – F – Gb – Ab – A – B – C
- Thang âm tăng: C – E – G# – C
VI Ứng dụng cung và nửa cung trong Các Thể loại Âm nhạc
1. Nhạc cổ điển
Nhạc cổ điển sử dụng các thang âm và nguyên tắc cung nửa cung rất phong phú để xây dựng các tác phẩm tinh tế.
2. Nhạc pop và rock
Trong nhạc pop và rock, cung và nửa cung được sử dụng để tạo nên những giai điệu dễ nhớ và dễ nghe.
Ví dụ: Giai điệu của bài “Let It Be” (The Beatles) dựa trên các thang âm cơ bản.
3. Jazz
Nhạc jazz thường kết hợp thang âm sắc và các thang âm phức tạp khác để tạo nên cảm giác tự do, phá cách.
4. Âm nhạc hiện đại
Nhạc điện tử và các thể loại hiện đại như EDM thường sử dụng thang âm toàn cung để tạo hiệu ứng âm thanh độc đáo.
TỔNG KẾT
Vậy là thông qua bài viết này Adam Muzic đã giới thiệu đến bạn:
- Định nghĩa cung và nửa cung là gì?
- Cách ứng dụng cung và nửa cung để xây dựng thang âm trưởng và thang âm thứ
- Ứng dụng thực tế của cung và nửa cung trong phân tích giai điệu và chuyển âm
- Khái niệm nâng cao như thang âm sắc, toàn cung và đối xứng
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có được cho bản thân những thông tin và kiến thức hữu ích.