Hát đồng song thanh hay được biết đến trên thế giới với cái tên Tuvan Throat Singing, Khoomei (Khơ mây), Hooliin Chor. Là một biến thể đặc biệt của hòa âm giọng hát, được hình thành và phát triển từ Mông Cổ, Nội Mông, Tuva và Siberia. Nó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009 dưới cái tên Nghệ thuật hát Mông Cổ, Khơ mây.
Trong kĩ thuật hát này, người trình diễn sẽ tạo ra một cao độ cơ bản và đồng thời tạo ra thêm một cao độ khác cao hơn cùng lúc. Kỹ thuật này đã có từ thời xa xưa, nhiều người đàn ông du mục chăn nuôi ở khu vực này biết hát Khơ mây, nhưng nữ thì có thể tập luyện và tiếp cận kỹ thuật này tốt hơn. Sự phổ biến của kỹ thuật hát này cũng bắt nguồn từ vị trí địa lý và nền văn hóa du mục. Với quan cảnh và địa hình tại các khu vực này có thể mang âm thanh đi một khoảng cách rất xa. Thông thường các ca sĩ hay đi đến các vùng nông thôn hẻo lánh, đến các bờ sông, hay vùng thảo nguyên với nhiều sườn núi để tạo môi trường thích hợp để rèn luyện biểu diễn kỹ thuật hát khá ảo diệu này.
Trong thế giới tâm linh của các vùng đất này, họ tôn thờ thiên nhiên, các đối tượng trong tự nhiên không chỉ bởi hình thể, vị trí mà còn là âm thanh, vì vậy mà giả lập lại âm thanh trong tự nhiên là nguồn gốc của kỹ thuật hát này.
Kỹ thuật hát đồng song thanh chỉ đơn giản là sự hài hòa âm thanh mà người hát có thể sản xuất từ sâu trong cổ họng của họ. Thông thường, giai điệu được tạo ra bằng cách cô lập bậc 6, 7, 8, 9, 10 và 12 phù hợp với dòng hòa âm (nếu cơ bản tần số là C3, các âm bội sẽ là: G5, B ♭ 5, C6, D6, E6, G6), mặc dù nó có thể đạt đến mức thấp thứ 2 và cao đến bậc 24. Các cao độ cơ bản thường nằm ở khoảng G dưới middle C, và điều này ảnh hưởng đến phạm vi của quãng giọng các ca sĩ có thể đạt được.
Để dễ hiểu hơn ta có thể xem qua video clip của GS. TS Trần Quang Hải, người đầu tiên nghiên cứu và thành công trong việc hát được kỹ thuật hát đồng song âm ở Việt Nam.
Có 3 phong cách hát đồng song thanh cơ bản là Khoomei, Kargyraa and Sygyt, Ezengileer, Borbannadyr
Khoomei là phong cách truyền thống, phong cách âm nhẹ nhàng hơn, với các âm cơ bản (hay drone) thường ở tần trung thấp đến tầm trung của giọng nói bình thường của ca sĩ. Trong phong cách này, thường là 2 hoặc 3 giai điệu có thể được nghe từ một đến hai quãng tám trên. Trong Khoomei, bụng khá thoải mái, và có ít căng thẳng về thanh quản hơn trong các phong cách khác. Cao độ được hình thành bằng thao tác thông qua một sự kết hợp của đôi môi, cổ họng, lưỡi hoặc hàm.
Sygyt nghĩa đen là huýt sáo, do âm thanh tạo ra ở tầm trung cơ bản và các bồi âm ở tần cao nghe giống tiếng huýt sáo, tiếng chim. Cao độ hình thành tương tự phong cách Khoomei
Kargyraa là kỹ thuật có liên quan đến Phật giáo Tây Tạng và có sự tương đồng với vocal fry trong thanh nhạc hiện đại và cũng là cách đã hình thành nên giọng nói của nhân vật hoạt hình Popeye’s
ở 2 phong cách còn lại là sự biến thể của 3 phong cách chính trên. Ngày nay hát đồng song thanh đã có những bước phát triển sáng tạo khi được sử dụng vào cả nhạc dance, rap hiphop để cho ra các thể loại độc đáo và rất lạ.