Đêm nhạc Country Music Night: Songs We Sing Together – Hơi Thở Mang Tên Đồng Quê Mỹ
Là một Adamer, một người đam mê nhạc, và có thể là một nghệ sĩ tương lai, thỉnh thoảng bạn nên dành thời gian đi
10 Cách Giúp Bạn Hát Hay Hơn
Dưới đây là 10 cách quan trọng nhất mà bạn luôn được học trong bộ môn thanh nhạc để có một giọng hát hay
Lịch Sử Phát Triển Của Opera
Lịch sử của opera bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 ở Ý. Opera bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ
5 Vấn Đề Thường Gặp Khi Tập Hát
Tóm tắt gọn và nhanh nhất về 5 vấn đề thường gặp khi tập hát, thông tin được tổng hợp từ các cuốn sách uy
Các Thể Loại Nhạc Jazz Theo Từng Giai Đoạn
Nhạc jazz có nhiều phân nhánh (sub-genre) khác nhau, các phân nhánh này vẫn giữ nguyên kiểu thể hiện ngẫu hứng, chỉ khác nhau ở
Lịch sử âm nhạc thế giới p8- Âm nhạc tiền hiện đại và hiện đại
Chúng ta đã đi đến phần cuối cùng của lịch sử âm nhạc thế giới. Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay về âm nhạc tiền hiện
Hát bè là gì?
Bạn đã từng nghe qua kỹ thuật Hát bè trong thanh nhạc bao giờ chưa?
Bạn có thắc mắc tại sao những ca sĩ chuyên nghiệp hoặc những dàn hợp xướng, Acappella,… họ có thể thực hiện được kỹ thuật này khiến người nghe vô cùng thích thú hay không?
Hôm nay Adam Muzic sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên, không chỉ thế mà chính bạn cũng có thể thực hiện được kỹ thuật này qua những chia sẻ ngay sau đây.
Hát Bè là gì?
– Hát bè là kỹ thuật hát cần sự trình bày của 2 người trở lên trong ca khúc (ví dụ song ca, tốp ca, đồng ca và hợp xướng), trong đó phải đảm bảo sự hòa hợp giữa 2 hay nhiều giọng ca đan xen với nhau và tuân theo quy tắc phối bè đã được quy định, bao gồm 1 bè chính và 1 bè phụ hoặc 1 bè chính và nhiều bè phụ.
– Có 2 kiểu hát bè bao gồm:
- Bè hòa âm: bao gồm 2 hoặc nhiều người hát cùng lúc, trong đó sẽ có giọng trầm và giọng bổng.
- Bè phức điệu: khác với bè hòa âm, bè phức điệu sẽ hát không cùng một lúc, gồm người đảm nhận hát trước và người đảm nhận hát sau , hay còn gọi là “Hát bè đuổi”.
Video này là một ví dụ về bè hòa âm:
Phân loại giọng trong Hát bè
Quy định trong Hát bè sẽ phân loại về giọng hát thành:
- Giọng nam trầm (Bass)
- Giọng nam trung (Baritone)
- Giọng nam cao (Tenor)
- Giọng nữ trầm (Contralto)
- Giọng nữ trung (Mezzo-soprano)
- Giọng nữ cao (Soprano)
Bạn cũng có thể tìm hiểu kỹ hơn về sự phân loại của giọng hát qua bài viết này.
Dựa trên cơ sở phân loại giọng hát trong hát bè, người phối bè có thể tạo ra thêm hình thức 3 bè, 4 bè. Trong đó bao gồm xây dựng mô hình Hợp xướng được chia thành:
- Hợp xướng giọng nữ
- Hợp xướng giọng nam
- Hợp xướng giọng nam và nữ
- Hợp xướng thiếu nhi
Quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè
Có 3 quy tắc phối bè thường gặp khi hát:
- Bè quãng 8: là kỹ thuật hát bè đơn giản nhất, người đảm nhận phần bè chính và bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với nhau với cao độ cách nhau một quãng 8.
Chúng ta sẽ thường bắt gặp kỹ thuật hát bè này khá nhiều trong phần biểu diễn song ca nam nữ vì giọng nam và giọng nữ được cấu tạo sẵn đã có cao độ cách nhau một quãng 8 nên việc thực hiện sẽ rất dễ dàng.
- Bè quãng 3: kỹ thuật hát bè này sẽ phải đòi hỏi quá trình luyện tập cảm nhận và hát với cao độ nâng cao hơn, người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính bằng cao độ cách nhau một quãng 3.
- Bè quãng 5: tương tự với bè quãng 3, khi bè quãng 5 người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính đảm bao cao độ cách nhau một quãng 5
- Bè tùy ý theo 1 giai điệu biệt lập: kỹ thuật này sẽ mang tính sáng tạo hơn rất nhiều từ người hát và đòi hỏi mức độ chuyên môn về khả năng xác định quãng, lắng nghe hợp âm phải thật tốt.
Những trường hợp cần lưu ý khi hát bè:
- Quy tắc phối bè phải tuân theo hợp âm nên một số trường hợp không thể luôn giữ bè cao hơn hoặc thấp hơn 1 quãng 3 hay quãng 5 được.
Ví dụ: Giả sử vòng hợp âm Am, Dm, G
Vậy vấn đề nằm ở note F: note này không phù hợp với vòng hợp âm, vì hợp âm G chỉ bao gồm note G, B, E. Buộc phải xử lý bằng cách thay đổi cao độ note F cao lên hoặc thấp xuống, hợp lí nhất chúng ta sẽ sử dụng note G để thay thế.
- Trong một số ca khúc Việt Nam việc sử dụng dấu thanh (dấu sắc, dấu huyền,…) ảnh hưởng rất nhiều đến ý nghĩa câu từ sử dụng trong bài hát, vì thế cao độ của các quãng hát bè khi thay đổi chúng ta cần cân nhắc phối bè tại những đoạn hợp lí tránh trường hợp cưỡng âm trong ca từ.
Công dụng của kỹ thuật hát bè
Hát bè mang lại sự hài hòa giữa các cao độ khác nhau trong bài hát nhằm tăng cảm xúc cho bài hát. Phần nào đó tạo sự mới lạ cho ca khúc, cũng là cách thể hiện được kỹ năng ca hát chuyên nghiệp của người trình bày.
Nắm chắc được khả năng hát bè cũng là kỹ nắng khá “ngầu” đúng không nào?
Cách để luyện tập được kỹ thuật hát bè
Một trong những mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất dành cho những bạn mới bắt đầu tập hát bè là:
Tìm và viết ra note nhạc chính của bài hát mình cần hát bè chúng ta đặt đó là bè chính.
Phần bè phụ chúng ta sẽ xác định dựa trên quy tắc về quãng nêu ở trên để viết lại note bè phụ vào những đoạn mà mình cần bè trong bài hát.
Sau đó luyện tập hát bè bằng cách sử dụng nhạc cụ như piano, organ, guitar,… đàn mẫu giai điệu bè phụ mà mình đã viết ra và lặp lại chúng bằng giọng hát để đạt được cao độ chính xác nhất.
Yếu tố cần thiết khi luyện tập hát bè
1. Nắm chắc nhịp độ (Tempo)
Đây sẽ là yếu tố đầu tiên cực kì quan trọng cần phải nắm chắc khi hát bè, đặc biệt là bè hòa âm vì thời gian giữa bè chính và bè phụ hòa vào nhau cùng lúc cần độ chính xác rất cao mới có thể đem lại một ca khúc được bè hoàn chỉnh và hài hòa được.
2. Nghe và nghe thật nhiều
- Khi tai của chúng ta được luyện tập nhiều lần để nghe cao độ và nhịp độ trong bài hát đó một cách chuẩn xác, thì việc xác định quãng và hợp âm để hát bè vô cùng đơn giản.
- Thậm chí việc luyện tập này dần dần sẽ hình thành sẵn trong não chúng ta phản xạ có thể hát bè ngay tức khắc mặc dù gặp một bài hát hoàn toàn mới chẳng hạn.
3. Tập luyện thường xuyên trở nên hoàn hảo
Những bạn có năng khiếu bẩm sinh bắt chước lại chính xác cao độ, nhịp phách và các kỹ thuật sử dụng trong thanh nhạc một cách hoàn hảo thật sự rất ít.
Vì thế cho nên việc thực hiện hát bè cần phải dành thời gian luyện tập thường xuyên để hình thành phản xạ mỗi khi bạn có cơ hội cất lên giọng hát của mình và tạo nên sự đặc biệt trong giọng hát.
Mình biết rằng chăm chỉ luyện tập là cực kì quan trọng, nhưng chúng ta cần phải hiểu cách làm việc thông minh và hiệu quả, trong đó bao gồm những yếu tố:
- Động lực để bạn thực hiện.
- Quá trình luyện tập của bạn cần chỉnh sửa những gì.
- Đánh giá mức độ hoàn thiện của bạn.
Vì thế việc bạn chọn có thể chọn người có chuyên môn về kiến thức và kỹ năng âm nhạc để đáp ứng những yếu tố trên cùng luyện tập với bạn là hoàn toàn cần thiết.
Adam Muzic mong rằng bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện kỹ năng thanh nhạc của bản thân để đạt được niềm đam mê âm nhạc của mình nhé!
Bạn có thể tập hát tốt hơn bằng dụng cụ tập hơi này nhé: link
Nếu bạn đang muốn trau dồi cho mình kỹ năng ca hát chuyên nghiệp và được các giáo viên thanh nhạc chuyên môn hướng dẫn luyện tập để đạt được hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo những khóa học tại Adam Muzic tại đây. Cảm ơn bạn rất nhiều!