Miệng là một trong những bộ phận giúp chúng ta tạo ra giọng nói và hát, quan trọng hơn đó chính là vòm miệng mềm (Soft Palate). Vậy, vòm miệng mềm là gì và nó có tác dụng gì khi chúng ta hát? Điều khiển như thế nào để đạt âm thanh mong muốn? Hôm nay, các bạn hãy cùng ADAM Muzic tìm hiểu vấn đề này để hiểu biết hơn về giọng hát của mình nhé.
Trước hết, vòm miệng mềm (Soft Palate) nằm ở đâu trong miệng chúng ta? Bạn hãy xem hình vẽ bên dưới.
Nào, hãy thử dùng lưỡi chạm vào phía trên của miệng nào, bạn có thấy cứng không? Đó là Vòm miệng cứng (Hard Palate) phần này sẽ không di chuyển được, bây giờ trượt lưỡi ra phía sau phần cứng đó, bạn sẽ cảm thấy phần thịt mềm hơn và đàn hồi hơn, đó chính là Vòm miệng mềm (Soft Palate) mà chúng ta đang tìm kiếm.
Phần Soft Palate này có tác dụng gì?
Soft Palate có tác dụng giống như một cánh cửa đóng mở để ngăn hiện tượng “sặc” đồ ăn thức uống lên mũi bạn. Khi bạn nuốt thức ăn, phần Soft Palate này sẽ được nâng lên để đóng lại, không cho thức ăn “lầm đường lạc lối” lên mũi :).
Trong phát âm, Soft Palate sẽ mở ra khi chúng ta nói/hát các âm mang giọng đóng như EN nờ (N), EM mờ (M), … Và sẽ đóng lại đối với các âm miệng như D, Ph, S, X, … Rất nhiều người khi hát, họ cố gắng nâng phần vòm miệng mềm này lên cao để có thể tạo ra giọng to ồm ồm, điều này thật sự có lợi?
Nào, chúng ta cùng xem lại hình nào.
Bạn hãy thử mở to miệng và điều khiển cho phần “mềm” này lên cao, hãy để ý đến lưỡi, chúng sẽ bị thụt vào trong. Đây là một trong những “điểm trừ” khi chúng ta hát, bởi vì nó sẽ làm cho người hát phát âm không rõ cũng như sẽ làm cho bạn không được thoải mái khi hát.
Thức hai, trong lúc này bạn đã vô tình “đè” thanh quản xuống thấp, mà như đã để cập ở những bài trước, để có thể hát được một cách thoải mái thì thanh quản của bạn phải ở mức trung bình, sao cho khi hát, âm thanh phát ra phải thật nhất và mang sự thoải mái trong đó.
Thứ ba, là một phần khá quan trọng, phần cộng hưởng phía khoang mũi (Nasal Cavity) bao gồm mũi và các xoang là phần khá quan trọng, nó giúp cho giọng chúng ta sáng hơn và hiện đại hơn. Nhưng nếu ta nâng vòm miệng mềm (Soft Palate) quá cao, bạn chỉ tạo được khoảng cộng hưởng từ phần vòm họng xuống cổ họng mà quên mất là đã khóa mất cánh cửa để âm thanh đi lên trên phần khoang mũi phía trên (Nasal Cavity), cho nên lúc này âm thanh của bạn sẽ chỉ nằm trong cổ mà không thể làm cho âm thanh vang và sáng được.
Câu trả lời là hãy cố gắng mở phần Soft Palate này ra và đừng quá lạm dụng việc nâng quá mức, bạn sẽ có được những lợi ích sau:
Thứ nhất, bạn sẽ “hit” được các note cao dễ hơn. Thật vậy, khi chúng ta mở cho âm thanh lên khoang mũi, thanh quản cũng như khẩu hình chúng ta sẽ bớt “gồng” hơn, sự điều khiển cũng thoải mái hơn. Do đó, việc “hit” các note cao bạn sẽ dễ cảm giác và hit tới hơn.
Thứ hai, đồng nghĩa với sự thư giãn thanh quản, chúng ta sẽ có thể phát ra nhiều sắc thái âm thanh khác nhau và sẽ hát được nhiều phong cách hơn tùy vào dòng nhạc chúng ta đang biểu diễn.
Thức ba, bởi vì được cộng hưởng thêm các xoang ở khoang mũi, âm thanh bạn phát ra sẽ sáng hơn và hiện đại hơn. Nếu bạn điều khiển phần vòm miệng mềm một cách uyển chuyển, bạn có thể lấy được sự cộng hưởng nhiều hơn từ nhiều nguồn, làm cho âm thanh bạn phát ra khi lên cao cũng như xuống thấp được ổn định và không bị mỏng.
Luyện tập như thế nào?
Cách tập rất đơn giản, hãy tìm các bài tập luyện thanh và thay thế các bài tập bằng âm “Uhm” với miệng đang đóng (giống như bạn đang đồng ý với người đối diện một vấn đề nào đó), để cân bằng thêm phần cộng hưởng ở Nasal Cavity (Khoang mũi).
Trên đây là một số chia sẻ từ ADAM Muzic đến bạn, hãy luyện tập thường xuyên để có kết quả tốt nhất nhé.
Reference:
1. Justin Stoney. The Soft Palate – The return of the Ring. Available at:https://www.youtube.com/watch?v=jNYw5HkWMBk
2. Rechal ‘s English. The soft palate exercise. Available at: https://www.youtube.com/watch?v=LItyTiThtcA