Hát đúng kỹ thuật là như thế nào ?
Nếu trong nhạc cổ điển (opera), để hát cổ điển thì chúng ta chỉ có thể áp dụng 1 nền tảng kỹ thuật nhất định (từ kỹ thuật nền tới kỹ thuật hoa mỹ), thì mới được coi là một ca sĩ hát nhạc cổ điển chuyên nghiệp.
Nhưng trong nhạc đại chúng (pop) thì mình… chẳng thể phân chia được.
Vì bất kể âm thanh nào tạo ra trong nhạc pop (mình tạm gọi là nhạc pop nói chung nhé) mà bạn cảm thấy các cơ khi hát được thả lỏng thì đều gọi là kỹ thuật cả. Và có thể kỹ thuật đó sẽ là điểm nhấn cho cả sự nghiệp ca hát để trở thành 1 vocalist của bạn:
Ví dụ điển hình như Mariah Carey, kỹ thuật whistle (tiếng hót sáo) của cô, trong cổ điển nếu được gọi là hát sai (vì trong âm khu cao và cực cao ở cổ điển, kỹ thuật hoa mỹ phải dùng headvoice mới gọi là đúng và chuẩn), nhưng trong nhạc pop, mỗi khi cô cất tiếng, whistle đã trở thành đặc trưng thương hiệu và không ai thay thế được. Thực ra trước cô cũng có ca sĩ hát Whistle như Minnie Riperton với bài Loving You. (chú ý ở giây 0:56 và 1:56)
nhưng rốt cuộc, người ta vẫn chỉ nhớ tới cô, vì chỉ có cô mới có thể phát triển whistle voice thành kỹ thuật hoa mỹ cực khó, mà có khi bản thân cô từng thu âm bài đó còn không dám hát live lại trên sân khấu.
Các trường phái kỹ thuật thanh nhạc thường thấy trong nhạc Pop đại chúng ?
Nói vậy thì không lẽ không có một quy chuẩn chung nào cho nhạc đại chúng sao? Câu trả lời là có. Theo những gì mình được biết và được học hỏi tìm tòi, có 2 kỹ thuật hát phổ biến thường thấy hiện nay :
Thứ nhất: Lối hát lấy cổ điển làm gốc, tiêu biểu là lấy trường phái hát Bel-canto –trường phái hát opera nổi bật trong các lối hát opera, xuất hiện ở Ý vào thế kỷ 17, mà dịch ra nôm na gọi là lối hát đẹp (Sau này mình sẽ có bài cụ thể hơn về lối hát này nhé).
Ở cách hát này yêu cầu người hát phải:
Chuẩn từ kỹ thuật nền (hơi thở, lực hát,…) tới kỹ thuật hoa mỹ (luyến láy, run riff,..). Cốt lõi của lối hát này là hơi thở và việc nén làn hơi. Âm thanh các khu phải đẹp khi phát ra, từ quãng trầm, quãng trung tới quãng cao. Âm thanh luôn phải được tạo công hưởng (resonance) ở mọi nốt khi phát ra. Âm thanh trước khi phát ra ngoài sẽ va đập vào vòm trên của khoang miệng. Sau đó lợi dụng các hốc xoang ở phần mask (trước mặt) và điểm hướng tới của phần vỏ não ở vị trí của thùy đỉnh để âm thanh khi hát đạt cộng hưởng 1 cách tối đa. Người ta thường gọi là cách hát “dựng âm”. Hình ảnh dưới đây là hình ảnh cho cộng hưởng và thùy đỉnh nhé. Thùy đỉnh ở hình bên dưới là phần màu vàng.
Thứ 2 : Lối hát hiện đại- tiêu biểu nổi tiếng phải kể đến Kỹ thuật Speech Level Singing (SLS) – kỹ thuật “hát như nói”. Được sáng tạo ra bởi Seth Rigg– Vocal Coach cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Michael Jackson, Stevie Wonder, Madona, So Hyang….
Như cái tên, kỹ thuật này tập trung vào việc hát ra âm thanh như nói chuyện. Tập trung chủ yếu vào phát triển quãng giọng, phát triển các âm khu trong quãng giọng bằng cách điều khiển nắm bắt được quy luật hoạt động của cơ thanh quản, giúp thanh quản thư giản thả lỏng khi hát. Kỹ thuật này cực kỳ thuận lợi dùng để hát note cao và cực cao. Tạo được những note cao bằng mix voice (giọng pha) ấn tượng khi hát. Thay vì được chọn ở vùng vỏ não ở vị trí thùy đỉnh như lối hát trên thì ở SLS, cộng hưởng sẽ được tạo ở vùng Mask Resonance.
Video giải thích về các vị trí đặt để của Mask Resonace ở đây, các bạn có thể tham khảo nhé:
Đây là đường link giải thích cơ bản về SLS cho chính Mr. Seth Rigg mô tả, các bạn cùng tham khảo nhé:
Ca sĩ So Hyang là một trong những học trò xuất sắc của ông trong phương pháp hát này. Được ông cho là người Châu Á duy nhất vượt qua được bức tường thành Mỹ:
Trên đây là nội dung về 2 trường phái kỹ thuật trong nhạc Pop hiện nay mà mình đã tổng hợp lại. Tùy vào dòng nhạc và cá tính âm nhạc mà bạn có thể chọn lựa cách hát nào cho phù hợp với thể trạng và cấu trúc cơ thể của mình. Nếu thích, hãy nhấn like hoặc chia sẻ bài viết giúp mình nhé.
Bạn có thể tập hát tốt hơn bằng dụng cụ tập hơi này nhé: link
- Bài viết mang tính chủ quan quan điểm cá nhân và trải nghiệm của tác giả
- Bài viết là kiến thức đúc kết từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
- Nguồn video: Youtube – tài khoản đăng tải trên video.
TÁC GIẢ BÀI VIẾT: BiAy