Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

6 lý do khiến bạn nên bắt đầu tập đọc sheet nhạc ngay bây giờ

6 lý do khiến bạn nên bắt đầu tập đọc sheet nhạc ngay bây giờ

Bạn đang là một người chơi nhạc? Bạn có thể chơi được nhiều bản nhạc khác nhau một cách thành thạo? Thậm chí bạn có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau. VẬY, liệu bạn có biết các đọc văn bản nhạc, sheet nhạc?

Có thể sẽ có nhiều bạn trả lời rằng : “Không cần phải biết nhạc lý chơi nhạc cũng được. Vậy cần gì phải biết đọc sheet nhạc thì mới chơi nhạc được hay hơn?”. Những điều bạn nói rất đúng nhưng chưa đủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đang chơi nhạc nhưng chưa biết đọc sheet nhạc một số lí do thật thiết thực để bạn có động lực hơn trong việc tập đọc nhạc.

1. Chơi nhạc tốt hơn

Một đặc điểm nổi bật của văn bản nhạc đó chính là việc thể hiện các note nhạc lên một trang giấy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không những nghe được các note nhạc mà còn “thấy” được chúng. Do đó bạn sẽ dễ dàng hình dung ra những note nhạc hoặc cụm tiết tấu mà mình phải đánh. Từ đó, khả năng chơi nhạc của bạn sẽ tốt hơn nhiều so với thời điểm bạn chưa biết đọc sheet nhạc mà chỉ chơi đơn thuần bằng tai.

2. Đọc sheet nhạc giúp bạn chuyên nghiệp hơn

Hoặc ít ra là việc đọc sheet nhạc giúp bạn trông “có vẻ chuyên nghiệp” hơn. Đùa thôi. Kỹ năng đọc nhạc là một trong những kỹ năng tối quan trọng trong việc phát triển của những bạn có định hướng theo ngành âm nhạc chuyên sâu. Bạn sẽ thấy rằng trong môi trường chuyên nghiệp, mọi người sẽ làm việc dựa trên văn bản là chính để thuận tiện trong các công việc nhưng phối bài, chỉ đạo dàn nhạc,….

 

Những dàn nhạc chuyên nghiệp luôn có sự xuất hiện của văn bản nhạc

https://majoringinmusic.com/professional-music-world/

 

3. Nhớ bài lâu hơn

Như đã đề cập ở trên, việc biến đổi những note nhạc thành dạng ký hiệu và thể hiện lên giấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách mà não bộ thu nhận thông tin và do đó bạn sẽ ghi nhớ bài (đặc biệt là những bài khó) lâu hơn.

Bên cạnh đó, hãy luyện tập không chỉ là khả năng đọc sheet nhạc mà còn là khả năng ghi nhạc. Bạn sẽ dần nhận thấy mình bắt đầu ‘nghe’ ra được nhiều dạng tiết tấu mới, giai điệu phức tạp hơn so với thời điểm ban đầu. Và nếu bạn đã đạt được thành tựu ấy. Xin chúc mừng bạn. Bạn đã gặt được quả ngọt rồi đó.

 

4. Không phải tốn quá nhiều công sức để nhớ bài

Việc này đặc biệt có lợi cho những bạn đang phải làm việc trong môi trường bán chuyên/chuyên nghiệp. Bạn cứ tưởng tượng mà xem. Trong một quán bar/chỉ có 1 band nhạc nhưng có rất nhiều ca sỹ. Số lượng bài đôi khi lên đến con số vài trăm (thậm chí vài ngàn – như ở những quán bar lớn). Vậy làm thể nào để người nghệ sỹ đệm hát có thể ghi nhớ tất cả những bài hát đó, bao gồm cả những đoạn tutti, tacet, riff nhỏ,…. Và phải đánh chuẩn từng note nhạc? Câu trả lời rất đơn giản: Bạn phải biết đọc sheet nhạc.

 

5. Cơ hội làm việc rộng mở

Việc tập đọc sheet nhạc không phải là một công việc dễ dàng, đương nhiên rồi. Nhưng cũng chính vì vậy mà môi trường làm việc chuyên nghiệp chỉ tuyển dụng những nghệ sỹ biết đọc nhạc để bảo đảm chất lượng chương trình cho đêm diễn

Chính vì vậy, nếu bạn tự tin vào khả năng đọc sheet nhạc của mình. Bạn có thể tự tin ứng cử mình vào vị trí của những dàn nhạc lớn để có thể nhanh chóng học tập và hấp thu kiến thức cũng như kinh nghiệm của những người đi trước. Từ đó, xây dựng và phát triển trên con đường âm nhạc chuyên nghiệp sau này.

http://performingartsschools.com/resources/an-interview-with-professional-musician-ryan-janus

 

6. Hoà hợp với ban nhạc

Trong môi trường chuyên nghiệp, mỗi người nghệ sỹ sẽ có một bản phổ nhạc riêng cho từng nhạc cụ và họ sẽ đọc và diễn tấu chung với các thành viên khác dựa trên bản phổ đó. Do vậy, ban nhạc sẽ hạn chế được tình trạng “dẫm chân lên nhau” (là tình huống mà nhạc cụ này chơi trùng quãng/trùng kiểu đánh/trùng tiết tấu với một nhạc cụ khác,…) Do vậy, bản nhạc sẽ hay hơn, sạch sẽ hơn,…. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra vị trí của mình trong ban nhạc, motif chơi, cách đệm hợp lý,… Và khi đó, kỹ năng của bạn cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

 

Kết

Đối với 1 số bạn, việc đọc sheet nhạc có thể là một ‘cực hình’. Đơn giản là vì mình chưa quen chứ không hẳn là một việc quá khó để làm. Mỗi ngày luyện tập một chút và lên kế hoạch luyện tập rõ ràng. Cam đoan với bạn là kỹ năng âm nhạc của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Và, xin nhắc lại một điều đã được đề cập ở trên: khi bạn đã quyết định định hướng phát triển âm nhạc theo con đường chuyên sau thì việc đọc nhạc là một kỹ năng không thể thiếu của một người nghệ sỹ chuyên nghiệp.

Cuối cùng, ADAM Muzic xin gửi gắm đến các bạn những tự sự bộc bạch rất chân thành của nhạc sỹ Đỗ Bảo về kỹ năng, tư duy cần phải có của một người nghệ sỹ âm nhạc:

“Xưa các ban nhạc nhìn thấy tổng phổ của tôi, họ thường ngại, ngại vì tập lâu và có khi không tập được. Cái ngại ấy có thể còn sinh ra dèm pha: ” có hiệu quả gì đâu”..vv. Vài chục năm sau, nếu giờ đi dựng dàn nhạc live mà người nhạc sĩ không mang đến 1 bản nhạc fullscore kĩ càng thì mới khốn, anh em chơi nhạc họ xem thường ngay lập tức, hoặc à uôm làm việc cho xong. Khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi khi đi dựng đủ kiểu dàn nhạc nhóm nhạc ở các thành phố khác nhau, cứ xòe bài ra là anh em mắt tròn mắt dẹt nhưng tôi để ý, rằng cái bất ngờ của anh em cũng mang cảm xúc phấn chấn, phấn chấn vì cái chuẩn công việc chúng ta phải thế. Phải thế, đây rồi, phải thế.

Hôm trước tôi nghe lại show ca khúc của mình năm 2013, ct bài nào cũng chơi tổng phổ khá chi chít nốt nhạc, nghe lại thấy chí ít nó sạch chuyên nghiệp (ít thấy), các nhạc cụ đâu ra đấy, chứ ko phải kiểu ban nhạc chơi live lấp liếm bằng khoe tiểu xảo, bằng phối hợp vài ngón đàn hay vốn liếng cá nhân. Một số thể loại âm nhạc, như jazz chẳng hạn, đối với các nhóm nhạc nhỏ, họ có thể ko dùng bản nhạc chỉ để ngẫu hứng. Nhưng đó là 1 tư duy ngách. Nhạc jazz, nhạc cổ điển, nhạc pop, khi đã chơi một nhóm nhạc đông nhất định ko còn có thể quy ước với nhau, bắt buộc phải có bài bản. Những tổng phổ bigband trong nhạc jazz, những tổng phổ nhạc phim với dàn nhạc cổ điển, các bản hợp xướng… nó đều loanh quanh như cái bạn đang nhìn trở lên… và dĩ nhiên là dài.

              Thói quen viết các bản hòa âm kĩ trên giấy đã hình thành từ khi tôi còn nhỏ, từ cd Nhật Thực bắt đầu từ 2000, thời ấy ban nhạc ghi cd toàn thánh đàn Hà Nội, chơi xong các anh ai cũng hả hê. Âm nhạc thật sự gần kiến trúc ở tư duy hình khối, không gian, mầu sắc… và đặc biệt là việc phải có 1 bản thiết kế kĩ càng tỉ mỉ. Mà ở âm nhạc, âm nhạc đúng nghĩa, thì tổng phổ chính là bản thiết kế ấy. Bản thiết kế giúp người thực hiện ở vùng nào cũng có thể dựng nên công trình chính xác, nó cũng cơ sở để đánh giá tác giả.
Ngày nay người chơi nhạc điện tử ngày càng trẻ, hầu như ko mấy ai để ý soạn giấy, bởi bản chất nhạc điện tử dẫu sao là drag drop. Theo đó, nhạc điện tử dẫu sao chỉ là nhạc thời trang của thời đại khi ko 1 tác phẩm nào đạt tầm cỡ và đọng lại với thời gian.”

Trích lời Nhạc Sỹ Đỗ Bảo

Quickom Call Center