Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Các bài tập thả lỏng khi hát – Phần 2

Các bài tập thả lỏng khi hát – Phần 2

Dưới đây là tổng hợp các bài tập thả lỏng phổ biến nhất tiếp theo. Các bạn hãy cùng mình theo dõi và luyện tập nha! Phần 1 bạn có thể theo dõi tại đây.

1/ Bài tập thả lỏng cổ khi hát

Đối với bài tập thả lỏng cổ. Chúng ta có các động tác bao gồm:

  • Động tác đơn giản lắc đầu qua hai bên trái phải.
  • Động tác gập và ngửa đầu.
  • Động tác xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
Khi thực hiện bài tập này trước khi hát, chúng ta sẽ thư giãn được phần cổ.

2/ Bài tập thả lỏng hộp dây thanh khi hát

  • Bước 1: Tìm ra xương móng bằng cách rà tay đến điểm gấp của cằm và cổ. Tại vị trí đó bạn sẽ thấy một phần xương hơi cứng (nhưng khác với trái khế ở trên sụn dây thanh nhé). Đó chính là xương móng của bạn.
  • Bước 2: Để một ngón tay tại đó (ngón tay nào cũng được).
  • Bước 3: Bắt đầu hát và theo dõi trong suốt quá trình hắt từ nốt cao đến thấp, phần xương và các cơ xung quanh này có bị gồng lên hay không.
  • Bước 4: Nếu có, bạn hãy cố gắng thả lỏng. Tránh để cho phần này gồng lên.
  • Bước 5: Dành thời gian rèn luyện nhiều để hình thành thói quen hát mới và thoải mái trong việc thả lỏng hơn. Khi hình thành được thói quen thì chúng ta hãy tập cảm nhận và làm mà không cần đến ngón tay nữa.
  • Bước 6: Tập nhận thức, mỗi lần phần này hơi gồng, bạn hãy thả ra như đã tập.

3/ Bài tập thả lỏng cằm khi hát

  • Bài tập đơn giản, vừa hát vừa hơi nâng hạ cằm thật thư giãn.
  • Bài tập đơn giản vừa hát vừa lắc cằm qua hai bên trái/phải.
  • Bắt chước động tác ngáp, và duy trì khi hát.

4/ Bài tập thả lỏng lưỡi khi hát

  • Bài tập âm “La”
  • Nếu bạn bị thụt lưỡi vào trong khi hát, khiến âm thanh tối, hãy tập nhiều âm “E”
  • Bài tập rung lưỡi “tongue trill”, cũng giống như bài tập rung môi nhưng lần nãy bạn hãy rung lưỡi.

5/ Bài tập khẩu hình khi hát

  • Tập các nguyên âm chính “I e a o u”.
  • Tập các phụ âm bật như “m, p, b, n, f, tr,…” có thể giúp các bạn duy trì vị trí âm thanh, và luyện độ nhanh nhạy của môi.

6/ Bài tập thả lỏng cơ mặt khi hát

  • Nếu bạn cảm thấy mình hay gồng cơ mặt, hay nhăn nhó khi hát, bạn hãy dùng tay giữ hai bên má thật chắc, sau đó tiếp tục hát bình thường.
  • Tiếp theo bạn hãy làm quen với cảm giác và sau đó dần bỏ tay đi.

Mình hy vọng phần tổng hợp các bài tập thư giãn khi hát (phần 1 và 2) này sẽ giúp được các bạn trong lúc hát, đặc biệt ở những đoạn lên cao xuống thấp nhiều áp lực.

Nhật Thanh.

Quickom Call Center