Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Các tên gọi nhạc sĩ và vai trò của họ trong ngành âm nhạc

Các tên gọi nhạc sĩ và vai trò của họ trong ngành âm nhạc

Xin chào các bạn, chúng ta từng nghe nói đến rất nhiều từ “nhạc sĩ” và thường gọi chung từ nhạc sĩ này cho tất cả những ai biết nhạc, sáng tác hay chơi nhạc cụ. Cách hiểu này không sai, tuy nhiên để hiểu rõ hơn và nhận biết đúng hơn vai trò của từng nhạc sĩ trong ngành âm nhạc, ADAM Muzic sẽ chia sẻ vài thông tin giúp các bạn dễ dàng phân biệt khi trao đổi, học tập hoặc làm việc trong ngành âm nhạc nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Nghệ sĩ – Artist

Đây là từ được rất nhiều người dùng nhưng một phần nhỏ trong số đó lại hiểu chưa đúng lắm. Nghệ sĩ là từ dùng để chỉ những người tham gia lao động trong những lĩnh vực sáng tạo, tập luyện hay biểu lộ, biểu diễn nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây bao hàm rất nhiều lĩnh vực như: hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, nhảy múa và cả âm nhạc.

https://www.google.com.vn/search?q=artist&biw=1920&bih=935&source=lnms&tbm=isch&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwjOgbLuvfrOAhUDQo8KHT9FAccQ_AUIBigB#imgrc=nLUxwbxbr3m_VM%3A

Nghệ sĩ vẽ tranh màu

Chúng ta hoàn toàn có thể dùng nó cho một ca sĩ, một diễn viên điện ảnh, một nhiếp ảnh gia hay một họa sĩ…. Về cơ bản, nó không “cao sang” hơn mà chỉ là thuật ngữ bao hàm rộng hơn và đôi khi một người nghe bình thường lại có cảm giác “quý phái” hơn.

Nhạc sĩ - Musician

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý

Đây là thuật ngữ bao hàm tất cả những người làm việc trong ngành âm nhạc kể cả nhạc sĩ sáng tác ca khúc hay các nghệ sĩ chơi nhạc cụ. Đôi khi vì cách gọi bao hàm này trải rộng từ những người mới bước vào ngành âm nhạc, những người chơi nhạc bán chuyên nghiệp đến cả những “cây cổ thụ” nên thường khiến người nghe có cảm giác nhạc sĩ nào cũng như nhau về kiến thức, học thuật và chuyên môn âm nhạc. Điều này dẫn đến cách nhận định chưa hợp lý về trình độ từng nhạc sĩ và chuyên môn của họ.
Chúng ta hoàn toàn có thể dùng trong những trường hợp muốn nói một cách đơn giản, dễ hiểu hay muốn bao hàm nhiều người trong câu nói của mình. Tuy nhiên, để thể hiện sự tôn trọng và đúng với trình độ/chuyên môn từng nhạc sĩ, chúng ta nên dùng những thuật ngữ riêng dành cho họ.

Nhạc sĩ sáng tác ca khúc – Songwriter

Đây là thuật ngữ thường gây nhầm lẫn nhiều nhất, khán thính giả và cả một số chương trình truyền hình, online đôi khi dùng từ composer cho nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Điều này hoàn toàn sai, vì composer là một chuyên môn rất sâu và cần rất nhiều kiến thức âm nhạc khác nhau. Điều này không hoàn toàn đánh giá thấp nhạc sĩ sáng tác ca khúc, mà là một sự nhìn nhận khách quan, công bằng trong vai trò nhạc sĩ đương đại.

http://www.nhaccuatui.com/nghe-si-trinh-cong-son.html

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ sáng tác ca khúc thường sẽ viết giai điệu, lời nhạc cho một ca khúc. Họ có thể là những người có tâm hồn bay bổng, tự do, thích phiêu với âm thanh, giọng hát để tạo ra những giai điệu mượt mà, mới lạ. Họ cũng có thể biết chơi một nhạc cụ nào đó như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (piano) cùng nhiều nhạc sĩ thế hệ trước, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường (guitar) và nhiều nhạc sĩ trẻ sau này….. Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc còn có vốn sống, vốn từ phong phú khiến cho lời ca của mình sâu sắc, hàm nghĩa và uyên thâm như của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng hạn.

Bên cạnh đó cũng có không ít nhạc sĩ, sáng tác rất nhiều ca khúc thành công, nhưng lại ít kiến thức âm nhạc và thậm chí không chơi được nhạc cụ nào cả. Điều họ làm là dựa trên một bản nhạc nền có sẵn rồi hát ngẫu hứng theo, họ đôi khi lại dùng chính các giai điệu nào đó đã có rồi bẻ lại, sửa đổi, thêm thắt cho thành của mình. Đôi khi họ lại ngẫu hứng, phiêu theo không gian mà không hề có một nhạc cụ, hòa âm hỗ trợ rồi ghi âm lại và chuyển cho các nhạc sĩ hòa âm, phối khí ở các công đoạn sau rồi thu bản demo gửi ca sĩ, ca sĩ thích sẽ chọn để phát hành. Rất nhiều tác phẩm như vậy đã thành công trong nền âm nhạc của Việt Nam và cả thế giới.

Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc tuy không qua đào tạo bài bản, không có kiến thức chuyên môn cao, nhưng với sự cảm nhận tinh tế, sự cố gắng hoàn thiện bản thân và luôn rèn luyện, trau dồi kiến thức của mình, họ cũng đã mang đến cho nền âm nhạc những tác phẩm hay, có giá trị.

Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc khác, chạy theo danh tiếng, tận dụng sự dễ dàng của công nghệ hỗ trợ (máy ghi âm, nhạc nền có sẵn…), giá thành sản xuất âm nhạc ở Việt Nam quá rẻ đã cho ra hàng loạt sản phẩm thiếu chiều sâu, giai điệu trùng lặp, ca từ không trau chuốt, bố cục âm nhạc rời rạc đôi khi thiếu hợp lý, thủ thuật sáng tác kém tinh tế khiến nền âm nhạc nước nhà càng khó phát triển vươn tầm với thế giới.

Là một người nghe, chúng ta phải nâng dần ý thức âm nhạc của mình, tìm hiểu giá trị thật sự của một ca khúc, nghe, ủng hộ và cổ vũ những tác giả, tác phẩm có giá trị, không tiếp tay cho những tác phẩm chưa thật sự được đầu tư nghiêm túc và đúng đắn.

Nhạc sĩ hòa âm – Harmonic musician

Đây là một trong những nhạc sĩ có kiến thức nhiều hơn so với nhạc sĩ sáng tác. Hòa âm (Harmonization) là việc đặt những hợp âm (chords) phù hợp với đường giai điệu (melody line) của tác phẩm ban đầu.
Thường thì một ca khúc đã được hòa âm sẵn ngay khi sáng tác bởi phần đệm đàn của nhạc công hay chính nhạc sĩ, hoặc phần hòa âm từ nhạc nền như đã nói ở phần sáng tác ca khúc. Đôi khi một ca khúc chỉ mới có giai điệu sẽ được đặt hòa âm thích hợp trước khi phối khí. Đôi khi chính công việc hòa âm cũng đã được “tích hợp” vào trong quá trình phối khí của những nhạc sĩ làm công việc phối khí trên máy tính.

Trước thế kỉ 20, chưa có công nghệ thu âm, làm nhạc trên máy tính, một nhạc sĩ sáng tác ra giai điệu sẽ cần đến người đặt hòa âm cho mình, sau đó muốn hoàn thiện thành một bài nhạc thì cần phải có một nhà soạn nhạc để phối khí lại trên giấy (scoring) dựa trên bản hòa âm (harmonization) đó, rồi nhà soạn nhạc sẽ tìm kiếm những nghệ sĩ biểu diễn để hình thành tác phẩm phối khí của mình.
Một tác phẩm có thể có nhiều bản hòa âm khác nhau, có thể hòa âm đi, hòa âm lại (re-harmonization) nhiều lần bởi một hoặc nhiều nhạc sĩ khác nhau.

Nhà soạn nhạc – Composer

Là người có kiến thức sâu và uyên thâm trong âm nhạc. Các nhà soạn nhạc là những người viết ra âm nhạc cho nhiều loại nhạc cụ và cả giọng hát, họ có thể soạn ra một vở nhạc kịch (opera) với nhiều bè phối đan xe, cũng có thể soạn ra những bản giao hưởng hoành tráng được chơi bởi một dàn nhạc lớn. Họ phải viết từng giai điệu, từng bè một cho mỗi một nhạc cụ xuất hiện trong bài nhạc. Do đó, họ phải hiểu được đặc tính âm thanh, cảm xúc, màu sắc từng nhạc cụ cụ thể. Một tác phẩm như thế đôi khi lên đến cả trăm nhạc cụ cùng chơi.

Trước đây họ thường sẽ soạn trên giấy nhưng với công nghệ máy tính hiện đại, họ có thể dùng các phần mềm viết nhạc như Sibelius hoặc Final để ghi lại tác phẩm của mình và nghe lại ngay mà không cần đến nghệ sĩ biểu diễn để chơi thử nữa. Việc này rút ngắn giai đoạn và công sức các nhạc sĩ rất nhiều, họ không cần phải mất thời gian, chi phí mời nhạc công/ca sĩ đến thể hiện thử, rồi lại sửa, rồi lại thử lại…. Tất nhiên vai trò của nghệ sĩ biểu diễn lúc này không mất đi mà sẽ xuất hiện khi nhà soạn nhạc cần biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng.

Đã là nhà soạn nhạc, đương nhiên kiến thức uyên thâm, tinh tế của họ trong âm nhạc là một sự chắc chắn. Một số những nhà soạn nhạc cũng lựa chọn cho mình những hướng phát triển riêng, như Hans Zimmer – một bậc thầy về soạn nhạc cho các phim điện ảnh lớn nhất của Hollywood, hay như Yanni – một nhà soạn nhạc lừng danh với thể loại nhạc New Age, World music mà phần lớn chúng ta thường được nghe trong các hội nghị trang trọng nhất.

http://vuichoigiaitri.net/nghe-nhac/nhac-khong-loi-hoa-tau-bat-hu-hay-nhat-cua-yanni/

Yanni – Nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới

Nhạc sĩ “trên máy tính” – Arranger

http://bluecataudio.com/Blog/2013/09/

Nhạc cụ trống ảo trên máy tính

Bên cạnh các nhà soạn nhạc “trên giấy” với nhiều kiến thức âm nhạc uyên thâm, vẫn có rất nhiều nhạc sĩ, không cần quá nhiều học thuật. Bởi lẽ công nghệ âm nhạc trên máy tính đã trở nên rất hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho người nhạc sĩ tự do phát triển khả năng sáng tạo của mình. Chỉ cần biết một vài nốt nhạc và thao tác cơ bản, bạn đã có thể “vẽ” ra những đoạn ngắn thể hiện cao độ, trường độ của nốt nhạc với tín hiệu MIDI – một dạng thông tin số tương tác giữa các phần mềm máy tính. Nếu bạn thích tạo thêm hiệu ứng không gian, bạn có thể dùng các phần mềm hỗ trợ được gọi là VST plugins với nhiều dạng hiệu ứng khác nhau như độ vang (reverb), lặp lại (delay)….. Việc thay đổi loại nhạc cụ cũng rất đơn giản, bởi lẽ hiện nay có hàng ngàn nhạc cụ ảo VSTi (Virtual Studio Technology instruments), nếu cần các câu nhạc hay mà không hiểu nhạc lý và không biết đánh đàn, đã có loop – các vòng lặp giai điệu giúp người nhạc sĩ không còn quá đắn đo đến mớ lý thuyết thâm sâu nữa vì tất cả đều có thể thử ngay lập tức.

Chính vì quá dễ dàng trong việc trở thành một nhạc sĩ trên máy tính, nên đã xuất hiện một trào lưu các bạn trẻ đam mê âm nhạc thích tự làm nhạc cho mình, sau một thời gian dần phát triển và trở nên nổi tiếng qua nhiều tác phẩm hợp thời. Trong số đó, nhiều nhạc sĩ dần nhận ra các khiếm khuyết do thiếu kiến thức âm nhạc, kĩ thuật âm thanh nên đã tự cải thiện lại các kĩ năng của mình bằng cách học và trau dồi từ các tài liệu có chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không ít nhạc sĩ không quan tâm lắm và luôn cho rằng cứ làm, nghe hay là được, không cần học thuật quá nhiều, điều này gây ra những lỗi sai cơ bản dẫn đến những tai hại trong quá trình thực hiện và giao sản phẩm cho khách hàng. Cũng chính vì sự đơn giản và dễ dàng “gắp”, “thả” này nên thuật ngữ dành cho nhạc sĩ làm công việc này chính xác là arranger – Nhạc sĩ sắp xếp các mẫu âm thanh lại thành một bài nhạc.

http://serialkeygeneratorfree.com/cubase-8-crack-keygen-free-download/

Phần mềm Cubase 8

Tất nhiên điều này không phủ nhận vai trò chuyên nghiệp của một người nhạc sĩ làm việc trên máy tính vì thật ra, việc một nhạc sĩ có đầy đủ kiến thức, năng lực và sự tinh tế sau đó vận dụng công nghệ máy tính, phòng thu ảo, các phần mềm làm nhạc (DAW -Digital Audio Workstation) để tạo ra các tác phẩm tuyệt vời là một điều rất đáng học hỏi và noi theo.
Để trở thành một arranger chuyên nghiệp cũng không phải là điều đơn giản, bạn phải hiểu các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực âm thanh học, máy tính và thuật ngữ chỉ các loại nhạc cụ, các kĩ thuật dùng trong nhạc cụ, cách tinh chỉnh âm thanh, các hiệu ứng kĩ xảo âm thanh, chất lượng âm thanh đầu vào, đầu ra….

Và đương nhiên để hiểu hết những điều trên, ngoài việc người nhạc sĩ phải có kiến thức âm nhạc còn cần phải am hiểu về kiến thức âm thanh học.

Kĩ sư âm thanh – Sound engineer

Thật ra nếu cho rằng kĩ sư âm thanh cũng là một nhạc sĩ là không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, hiện tại ở nhiều studio từ bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp, không ít các kĩ sư âm thanh đều bắt nguồn từ những người nhạc công, ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác ca khúc hoặc arranger. Đây là một ngành đầy thú vị và mang tính học thuật cao. Những người kĩ sư âm thanh đôi khi không nhất thiết phải biết về âm nhạc quá sâu, nhưng họ có một cái đầu rất logic và lượng kiến thức âm học rộng lớn, thêm vào đó là đôi tai nhạy bén và chính xác.

sound engineer

http://www.audioengineeringschool.net/payscale-guide/

Average Audio Engineer Slaries

Phần lớn các nhà sản xuất âm nhạc, các công ty truyền thông, các đài truyền hình, các chương trình ca nhạc và các lĩnh vực khác liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn đều cần đến ít nhất một sound engineer. Do đó, bạn cũng có thể gọi họ là nhạc sĩ, hoặc kĩ sư, vì thật ra cũng không ít kĩ sư âm thanh cũng là những nhà sản xuất, nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.
Greg Kurstin, từng là sound engineer và là nhà sản xuất cho ca khúc Hello (Adele) năm 2015

Nhạc công – instrumental performer/musician

nhạc công – Guitarist Dũng Đà Lạt

Tiểu Phong – Uyên Linh, 305 được khán giả Vietnam Idol nồng nhiệt chào đón , [March 17, 2014], http://www.nguoiduatin.vn/uyen-linh-365-duoc-khan-gia-vietnam-idol-nong-nhiet-chao-don-a127116.html

Không ít người đánh giá sai tầm quan trọng và trình độ của một người nhạc công. Về cơ bản, nhiều nhạc sĩ nổi tiếng đã từng, đang và vẫn tiếp tục là những nhạc công phòng trà, quán bar. Trong số đó, không ít người có kiến thức khá rộng về hòa âm, phối khí, họ cũng có tuổi nghề khá lâu năm và cũng đóng góp không ít trong nhiều tác phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ khác. Nhiều người nhạc công thậm chí tham gia vào nhiều vai trò lớn trong các chương trình âm nhạc, các album, single của nhiều ca sĩ. Họ xứng đáng là những nhạc sĩ đáng ngưỡng mộ.

Ca sĩ – Singer

Thật ra ca sĩ trên thực tế cũng là một nhạc sĩ, không ít trong số các ca sĩ hiện nay cũng được đào tạo về âm nhạc, tuy nhiên do kiến thức chuyên môn thường chỉ tập trung vào giọng hát, và đặc tính giọng hát lại là đơn âm (monophony) nên đôi khi ít tìm hiểu về các vấn đề hòa âm. Họ cũng là một nhạc sĩ bởi họ cũng làm trong ngành âm nhạc, cũng sử dụng giọng hát của mình như một nhạc cụ đặc trưng, họ có cả sự sáng tạo trong cách hát, cách trình diễn một tác phẩm âm nhạc, cách hát ngẫu hứng một ca khúc. Không ít lần các bạn từng nghe những bản cover – hát lại một ca khúc nào đó với một phong cách hoàn toàn khác, điều đó thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của họ. Không ít ca sĩ trở nên nổi tiếng với những ca khúc tự sáng tác và để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. Bởi vì 2 từ ca sĩ được sử dụng quá nhiều và quá thông dụng nên đôi khi, một số bạn mặc định “ca sĩ là ca sĩ, không phải nhạc sĩ”. Qua đây chúng ta cũng có thể hiểu được vai trò của họ trong âm nhạc.

Giảng viên/giáo viên âm nhạc – Music teacher/coach/pedagogue/master/instructor/mentor

Những người giảng viên, thầy dạy âm nhạc đôi khi cũng bị nhầm lẫn là người làm giáo dục chứ không phải là một nhạc sĩ. Trên thực tế, phần lớn giáo viên dạy âm nhạc là nhạc sĩ, họ từng học âm nhạc nhiều năm, đã từng và hiện vẫn đang tham gia dàn nhạc, ban nhạc, biểu diễn nhiều nơi và nhiều chương trình nghệ thuật lớn nhỏ. Không ít học viên, khán giả và người bình thường đôi khi cho rằng họ thiếu năng lực biểu diễn, thiếu khả năng sáng tạo và không có danh tiếng.

Dạy guitar – ADAM Music

Chúng ta cần hiểu rõ, họ tuy không dành nhiều thời gian thực hiện các tác phẩm âm nhạc và tham gia vào showbiz, thay vào đó, họ dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy âm nhạc để dần nâng cao và đẩy nhanh quá trình học tập của học viên. Nhiều giảng viên âm nhạc từng là những người nhạc sĩ rất thành công và nổi tiếng trong giới nghệ thuật. Họ cũng là những người nhạc sĩ thầm lặng đáng trân trọng.

Nhà sản xuất âm nhạc – Music producer

Đây là một thuật ngữ gây nhầm lẫn nhiều nhất trong ngành âm nhạc Việt Nam. Cứ hễ thấy ai ngồi máy tính làm ra được bài nhạc là chúng ta gọi họ là producer. Trên thực tế, công việc của một producer không đơn giản như thế.

Một producer cần phải nắm vững tất cả các khâu liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm âm nhạc.
– Họ đầu tiên phải tìm kiếm người phù hợp, có thể là ca sĩ, hoặc người có năng khiếu.
– Đôi khi cần phải đào tạo thêm vài thứ khác cho người ca sĩ/người có năng khiếu đó.
– Tìm kiếm người sáng tác những tác phẩm âm nhạc phù hợp với phong cách, đặc điểm giọng hát từng ca sĩ.
– Tìm kiếm ekip thực hiện những tác phẩm âm nhạc cùng người ca sĩ của mình, ekip có thể bao gồm nhiều người, từ nhạc công, nhạc sĩ phối khí, nhạc sĩ trên máy tính, kĩ sư âm thanh, người quản lý nghệ sĩ….
– Thực hiện sản phẩm âm nhạc: phối khí, thu âm, chỉnh sửa…
– Họp báo, phát hành, tổ chức các đêm nhạc, live show hoặc tổ chức hệ thống PR cho người ca sĩ đó.
Tóm lại, công việc của một nhà sản xuất không chỉ là làm ra một bài nhạc mà là đi từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của một sản phẩm âm nhạc, chúng ta không nên nhầm lẫn vai trò của họ đối với vai trò của các nhạc sĩ phối khí, nhạc sĩ hòa âm trên máy tính.

Một nhà sản xuất âm nhạc có thể có nhiều kiến thức liên quan đến tất cả các công việc bên trên, tuy nhiên, không hẳn họ phải là người tự thực hiện tất cả mọi thứ. Có những nhà sản xuất tự làm tất cả, nhưng thường thì họ sẽ tìm kiếm ekip của mình để có thể chạy như một hệ thống chuyên nghiệp, bởi lẽ, không ai có thể giỏi hết tất cả mọi thứ.

Nhạc sĩ Huy Tuấn chính là nhạc sĩ sản xuất cho ca khúc Mơ – Sáng tác và trình bày bởi Vũ Cát Tường.

Bên cạnh các chuyên môn riêng của từng nhạc sĩ, vẫn có nhiều nhạc sĩ đảm nhiệm nhiều vai trò cùng lúc, đôi khi là một nhạc công kiêm luôn sáng tác ca khúc, đôi khi là một sound engineer trở thành producer, đôi khi là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc tự phối khí cho mình một bản nhạc hoàn thiện.

Để bắt đầu con đường riêng của mình trên con đường âm nhạc, với ước mơ rằng 1 ngày ca khúc của bạn sẽ càng được nhiều biết tới thì hãy thử truy cập 1 số link dưới đây để phát triển âm nhạc từ bây giờ nha:

Modern Producer  

Plugin Boutique

Loopmaster

WA Production

Angelic Vibes

Lời chia sẻ của tác giả:

Âm nhạc là nghệ thuật của sự sáng tạo, không có cái sai và đúng, chỉ có cái hay và chưa hay. Hay hay không cũng lại là do quan điểm của mỗi người. Chúng ta cần học hỏi từ kiến thức nền tảng của lịch sử vì đó là những nguyên tắc đã được vạch ra suốt một thời kì âm nhạc phát triển với những người nhạc sĩ vĩ đại. Khi đã hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể phá cách để vượt ra khỏi những ranh giới học thuật để thỏa sức sáng tạo mà không còn mắc những lỗi sai vụn vặt nữa.
Bài viết không nhằm đả kích, chê bai một công việc hay nhạc sĩ nào bởi vì công việc nào cũng có cái hay riêng, nhạc sĩ nào cũng có một tâm hồn riêng. Bài viết chỉ góp phần giúp mọi người kể cả người yêu nhạc hay các bạn nhạc sĩ, ca sĩ mới bắt đầu hiểu rõ hơn đặc trưng từng vai trò trong ngành âm nhạc, để rồi tất cả cùng cố gắng phát triển vì một nền âm nhạc Việt Nam tươi đẹp hơn.

Nguồn ảnh:

https://www.google.com.vn/search?q=artist&biw=1920&bih=935&source=lnms&tbm=isch&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwjOgbLuvfrOAhUDQo8KHT9FAccQ_AUIBigB#imgrc=nLUxwbxbr3m_VM%3A , [September 6, 2016]

http://www.nhaccuatui.com/nghe-si-trinh-cong-son.html . [September 6, 2016]

http://vuichoigiaitri.net/nghe-nhac/nhac-khong-loi-hoa-tau-bat-hu-hay-nhat-cua-yanni/ ; [September 6, 2016]

http://serialkeygeneratorfree.com/cubase-8-crack-keygen-free-download/ . [September 6, 2016]

http://www.audioengineeringschool.net/payscale-guide/ , [September 6, 2016]

Tiu Phong – Uyên Linh, 305 được khán gi Vietnam Idol nng nhit chào đón , [March 17, 2014], http://www.nguoiduatin.vn/uyen-linh-365-duoc-khan-gia-vietnam-idol-nong-nhiet-chao-don-a127116.html , [September 6, 2016]

bluecataudio, [September 10, 2013],Blue Cat’s MB-7 Mixer VSTi Update / New Skin,  http://bluecataudio.com/Blog/2013/09/, [September 9, 2106]

CÁC KHÓA HỌC NỔI BẬT CỦA ADAM MUZIC

KHÓA HỌC HÁT HAY NHƯ THẦN TƯỢNG

KHÓA HỌC NHẠC ONLINE TƯƠNG TÁC TRỰC TIẾP

Quickom Call Center