Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Counterpoint – Đối âm trong âm nhạc

Counterpoint – Đối âm trong âm nhạc

Thường khi bạn nghe một bài hát, hầu hết mọi người đều chỉ biết “giọng chính”, và còn lại đều được mặc định gọi là “giọng bè”…Nhưng hiện nay chúng ta chỉ mới biết rất ít về “giọng bè” này cả về lịch sử hình thành, kỹ thuật cũng như cách sử dụng. Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn kỹ thuật Counterpoint  để chúng ta hiểu rõ hơn và áp dụng cho chính các sản phẩm của mình nhé.

Counterpoint hay còn gọi là đối âm là một trong những khái niệm khá phức tạp trong âm nhạc, Counterpoint được áp dụng không những với vocal mà còn rất nhiều trong khí nhạc. Việc nắm vững Counterpoint sẽ làm cho bài hát hoặc bản phối của bạn mang nhiều màu sắc cũng như mới lạ hơn so với cách bè thông thường.

Trước tiên, chúng ta sẽ xem qua clip dưới đây:

Bạn hãy tưởng tượng mỗi đồ vật (Hộp bánh, bút màu sáp, chai Coca,..) trong đoạn clip trên là một giọng hát của mỗi người ca sĩ. Bạn sẽ nghĩ gì đầu tiên? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng đây chỉ là một đoạn acapella bình thường, nhưng “phản phất” đâu đó một sắc thái mà chúng ta ít gặp ở các cách hát acapella hiện nay. Nào chúng ta cùng nghe qua một đoạn acapella sau nhé:

Hãy tưởng tượng mỗi ca sĩ hát trên là 1 nhạc cụ, bạn có nhận thấy sự khác biệt giữa 2 clip không nào? Trong clip đầu tiên, giả sử bạn tách từng đồ vật ra chơi riêng biệt thì chúng vẫn sẽ tạo thành những bài hát có ý nghĩa về giai điệu, nhưng đến bản acapella thứ 2, nếu bạn tách riêng từng ca sĩ ra và chỉ nghe một người riêng biệt trong số họ thì chắc chắc nó trở nên vô nghĩa và hoàn toàn không tạo thành bài hát được. Đây là một điểm rất lợi hại của Counterpoint, nó sẽ làm cho bài hát của bạn trở thành 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc nhiều hơn khi bạn tách các giai điệu của từng người/nhạc cụ riêng biệt ra nhưng khi ráp lại chúng tại bổ sung cho nhau rất vững chắc và logic, đại khái giống như bạn lấy 2 bài hát của 2 nhạc sĩ khác nhau mà chơi cùng vòng hợp âm với nhau rồi hát “chồng” lên nhau vậy, nhưng việc chúng có bổ sung cho nhau không thì “hên xui” bởi vì nó không phải do một người viết ra nên sẽ không có sự kết nối như một người viết ra Counterpoint!

Counterpoint có từ đâu? Khi nào?

Kỹ thuật này xuất phát từ nền âm nhạc phương Tây , trải qua nhiều giai đoạn phát triển các kỹ thuật trước đó như Monophony, Organum, Polyphony, thì Counterpoint là kỹ thuật được phát triển dựa trên các kỹ thuật này khá nhiều.

Phát triển mạnh vào thời kỳ Ba-Rốc (Baroque), trong khoảng từ 1600-1760, khi các nhà soạn nhạc bắt đầu để ý hơn về giai điệu của các phần trong các câu hát, và lúc này có những sự thay đổi so với cách hát truyền thống trước đó. Theo tác phẩm của Bach và Fux, thì lúc này Fux nghĩ ra một hệ thống gọi là “lớp” (Species). Trong cách hát này, một ca sĩ sẽ hát một bài hát chính trước (Cantus Firmus) và ở lớp thứ nhất một ca sĩ khác sẽ hát theo với trường độ giống giọng chính. Ở lớp thứ 2 sẽ có 2 hoặc 3 note sẽ “đi cùng” với 1 note của giọng chính, lớp thứ 3 sẽ có 3 hoặc 4 note đi cùng với 1 note của giọng  chính và lớp thứ 4 sẽ chỉ có 1 note sẽ luân phiên đi cùng 1 note ở bài hát chính. Kỹ thuật này lúc bấy giờ gọi là “First practice”, được dạy rất nhiều trong các trường nhạc lúc đó trong kỹ thuật hòa âm và phổ nhạc.

Cùng thời gian này, kỹ thuật “Second pratice” lại tự do hơn trong cách hát, các ca sĩ sẽ được phân các giai điệu  cũng như tone nhạc khác nhau tùy theo ý đồ của họ. Người hát giọng bass sẽ được phân ở quãng bass dưới, hoặc người hát solo sẽ hát nổi hơn so với dàn giao hưởng,…

Đến thời kỳ cổ điển, Counterpoint bắt đầu chậm phát triển lại và dần dần “bị” nghĩ là chỉ dành cho các dàn nhạc chơi trong nhà thờ, do đó các nhà soạn nhạc dẩn dần hạn chế sử dụng chúng. Tuy nhiên, đến cuối thời kỳ này, thông qua các tác phẩm của  Haydn, Mozart, Beethoven thì Counterpoint đã dần dần phục hồi lại vị thế của mình. Từ từ, Counterpoint được biến đổi thành lối hát Homophonic, khi chồng nhiều bè lên nhau và hát cùng lúc với nhau về trường độ cũng như điểm ngắt, nối. Đến thời kỳ “Contrapuntal crisis” của Haydn vào những năm 1770 mà theo văn học của Đức gọi là “Storm and Stress” thì ông đã nói về việc nâng vị trí ngang bằng nhau về giai điệu của các nhạc cụ thay vì chỉ tập trung một nhạc cụ chính như trước đó trong các tác phẩm của ông như Sun Quartets (1772), Russian Quartets (1781).

Bên cạnh đó, sự tìm tòi của Mozart về nghệ thuật đối âm cũng tạo được rất nhiều sức hút khi áp dụng vào các tác phẩm của ông. Bằng sự đặc biệt trong cách cảm nhận Counter Point, trong tác phẩm Jupiter  Symphony thì 5 nền nhạc khác nhau trong bài có khi chơi cùng nhau, có khi chơi độc lập nhưng lại hỗ trợ cho nhau rất chặt chẽ.

Đến thời kỳ lãng mạn, Counter Point lại phân thành 2 nhánh. Một nhánh đi theo lối cũ khi các nhà soạn nhạc lại quay về thời Palestrina and Bach và cố gắng mô phỏng lại style của họ. Một nhánh mới hơn lại cố gắng phát triển Counterpoint sao cho phức tạp và lạ hơn trước. Các nhà soạn nhạc này tạo ra một kiểu kết hợp gọi là “Motive” để có thể phối hợp các dòng giai điệu nhỏ khác nhau lại để tạo ra một cái gì đó mới hơn để tạo sự cân bằng giữa giai điệu chính và giai điệu phụ. Theo cách này, Hector Berlioz, Richard Straus và một số nhà soạn nhạc khác thường áp dụng kỹ thuật này bằng cách tạo ra 2 giai điệu đối nhau để tạo ra sự phức tạp hơn của Counterpoint. Bên cạnh đó, Anorld Schoenberg còn tạo ra sự kết hợp tới 12 lớp nhạc khác nhau.

Các bạn hãy nghe qua một một tác phẩm của Hector Belioz nhé, hãy để ý 2 tiếng sáo.

Một tác phẩm của Anorld Schoenberg

Đến thế kỷ 20, Counterpoint cũng có sự học hỏi nhiều từ thời Phục Hưng và Baroque, tuy nhiên cũng có những tiến triển cao hơn trong việc mở rộng về tính chất cũng như màu sắc của giọng hát/nhạc cụ. Nhiều nhà soạn nhạc đã kết hợp nhiều giọng hát lại với nhau ở các phân đoạn của tác phẩm với một sự liên kết chặt chẽ và logic hơn, và những giai điệu này sẽ được hát ở các key nhạc khác nhau. Ví dụ như trong tác phẩm Three Piece of String Quartet, các nhạc cụ sẽ chơi ở các tone khác nhau cùng một lúc ở một số note.

Và một kỹ thuật khác ở thời kỳ này là tạo ra sự đối lập về sắc thái âm thanh. Edgard Varèse đã sử dụng âm thanh của 11 note của nhạc cụ hơi để tạo sự đối lập với bộ percussion trong tác phẩm Intégrales của ông.

Counterpoint là một trong những kỹ thuật khá khó, đòi hỏi người soạn nhạc phải có những kiến thức khá vững, từ lúc ra đời Counterpoint chỉ mang một hình thái đơn giản nhưng trải qua quá trình phát triển, Counterpoint dần dần được cải tiến và phức tạp hơn. ADAM Muzic mong rằng sau bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm “bè” mà chúng ta thường nhắc tới trước kia và cập nhật cho mình thêm những hiểu biết mới nhé.

Reference:

1. beth.marmorstein.org

2. Wikipedia

3. Youtube

Quickom Call Center