Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Giải pháp đơn giản cho vấn đề CẢM ÂM

Giải pháp đơn giản cho vấn đề CẢM ÂM

Cảm âm là một chủ đề được nhiều bạn quan tâm khi học cả nhạc cụ và thanh nhạc. Khả năng cảm nhận, ghi nhớ, đánh hoặc hát mô phỏng lại tương đối đúng âm thanh đã nghe chắc chắn sẽ giúp chúng ta tiến bộ rất nhiều trong quá trình học. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những khó khăn thường gặp và giải pháp cho chúng khi học cảm âm trong thanh nhạc nhé!

  1. Tâm lý:

Thực chất, cản trở đầu tiên khi tiếp cận với cảm âm có lẽ không phải là điều gì cao siêu mà lại chính là cách chúng ta nhìn nhận về cảm âm. Có nhiều người cho rằng cảm âm là năng khiếu, bởi vậy mà khi gặp một chút khó khăn, chúng ta cho rằng mình không có năng khiếu cảm âm mất rồi! Suy nghĩ này làm chúng ta lo lắng, tự ti, mất tập trung khi lắng nghe âm thanh, và nhút nhát khi hát lại. Và như vậy chúng ta lại tiếp tục làm sai.

Tuy nhiên, ĐƠN GIẢN là chúng ta có thể chia quá trình CẢM ÂM thành 4 bước nhỏ: nghe -> cảm nhận, ghi nhớ -> hình dung âm thanh -> mô phỏng, hát lại. 

Chỉ cần tìm hiểu xem chúng ta đang gặp vấn đề ở đâu, sau đó luyện tập thường xuyên, chắc chắn chúng ta sẽ cải thiện được khả năng cảm âm.  

Các bước được phân tích rất dễ hiểu và chi tiết dưới đây, kèm với gợi ý bài tập. Hãy đọc tiếp và đừng bỏ lỡ nha.

2. Luyện tập khả năng tập trung khi nghe:

Nghe là kĩ năng rất quan trọng. Khi nghe chúng ta chỉ cần không âu lo, và tập trung vào âm thanh mình đang nghe mà thôi.

  • Nếu bạn hay thường bắt sai tông khi hát, khiến cho giọng ca một nơi, nhạc nền một nơi thì hãy làm ngay cách này.

Hít một hơi thở sâu thư giãn trước khi vào bài hát, tập thói quen nghe dạo nhạc kĩ trước khi hát, vào hát khoan thai bình tĩnh, không nhảy vào giữa chừng mà không nghe nhạc kĩ trước đó.  

Bạn hãy thử làm xem, mỗi lần chúng ta muốn vào hát vội vàng, hãy nói thầm “lắng nghe trước, vào chậm rãi” rồi sau đó thả lỏng người, tập trung vào lắng nghe nhạc dạo.  

  • Tập đưa ra cảm nhận về bài hát. Khi nghe một bản nhạc dù không lời hay có lời, hãy tập đưa ra nhận xét về bài mình vừa nghe. Hãy miêu tả cảm nhận về giai điệu của bạn. Ví dụ: Đây là một ca khúc buồn hay vui, nhẹ nhàng, sâu lắng hay sôi nổi, cuồng nhiệt, máu lửa, u tối hay tươi sáng. Chỉ ra đoạn cao trào, đoạn tự sự của bài hát, phân biệt chủ âm bài hát là trưởng hay thứ, cảm nhận tiết điệu êm ái hay có độ nẩy.

Tập thói quen lắng nghe kĩ lưỡng âm thanh và, đưa ra nhận xét, cảm nhận về âm thanh đó

3. Luyện tập tưởng tượng âm thanh trước khi hát lại:

Bài tập này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Cách thực hiện rất dễ, bạn tưởng tượng câu hát trước, sau đó mới hát lại.

Nghe câu hát cần mô phỏng, sau đó tập trung tưởng tượng nó, chậm rãi, rõ ràng và chi tiết. Tưởng tượng càng chậm rãi, càng chi tiết thì thực hiện hát lại càng dễ dàng.

Tiếp theo hãy hát lại cái bạn vừa tưởng tượng, lúc này bạn sẽ bất ngờ và phát hiện thật ra bạn hoàn toàn có thể làm được.

Thường ngày, bạn chỉ cần duy trì khả năng nghe bằng cách nghe bài hát, hoặc nhạc cụ, rồi tưởng tượng lại trong đầu, một cách luyện tập đơn giản không tốn sức, nhưng mang lại thành quả không hề nhỏ.

Không thể ngờ rằng tưởng tượng lại có thể là cách luyện tập hiệu quả trong âm nhạc

4. Luyện tập khả năng mô phỏng âm thanh:

Hãy “nhái” lại câu hát bạn nghe, làm càng nhiều càng tốt.

Làm thêm các bài tập cảm âm trên các phần mềm, app điện thoại về cảm âm (các bạn có thể tìm từ khóa “ear training”)

Mô phỏng âm thanh với sự trợ giúp minh họa của các phần mềm thu âm. Điều này thường xuyên được áp dụng tại Adam muzic để hữu hình hóa âm thanh chúng ta hát ra, và chỉ ra chính xác nó có đạt cao độ đúng hay không, từ đó người học có thể hình dung và điều chỉnh lại dễ dàng, giảng viên cũng dễ theo sát và diễn giải cho người học.

5. Nhạc lý và môn xướng âm:

Nếu bạn thực sự quan tâm sâu đến bộ môn rèn luyện sự cảm âm và khả năng mô phỏng âm thanh, hãy theo học các lớp nhạc lý và môn xướng âm.

Đọc hiểu nốt nhạc giúp bạn nghe và phân biệt chi tiết các loại quãng và tính chất của chúng, nắm rõ tiết tấu và trường độ, cảm nhận thang âm và hiểu cấu tạo thang âm.

6. Luyện tập điều độ kết hợp với giữ tâm lý vững và nhẹ nhàng:

Người ta nói rằng “Văn ôn võ luyện”, âm nhạc và kĩ năng cảm âm cũng không ngoại lệ. Chúng ta không cần tập quá cố sức, tuy nhiên hãy giữ sự điều độ.

Một ngày nếu bạn dành ra 15 phút: Lắng nghe tập trung một bản nhạc bạn thích, tưởng tượng lại giai điệu của nó, nhái lại âm thanh bạn nghe, thử hát nó, làm bài tập cảm âm, theo học và duy trì các lớp nhạc lý và xướng âm (sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu có sự trợ giúp của giáo viên). Đồng thời bạn tập gạt bỏ mọi âu lo định kiến về “năng khiếu”. Chỉ sau một tháng bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về khả năng cảm âm khi hát của mình đấy.

Chúc các bạn học cảm âm thật tốt và hiệu quả!

Nhật Thanh

Quickom Call Center