Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Luyện tập để cảm thụ âm nhạc tốt hơn

Luyện tập để cảm thụ âm nhạc tốt hơn

Trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, việc luyện tập để hiểu (cảm thụ) được một tác phẩm nghệ thuật rất quan trọng đối với những nghệ sĩ muốn có hướng đi chuyên nghiệp.

Lúc đó sẽ không phải đơn giản chỉ là bạn đang biểu diễn tác phẩm đó qua những giai điệu (melody) bạn hát, những nốt nhạc bạn chơi, mà bạn phải thực sự hiểu được tác phẩm đang nói gì như chính nhạc sĩ, nhà soạn nhạc đã tạo nên nó.

Tùy vào thể loại âm nhạc (nhạc pop, broadway, nhạc cổ điển : các vở diễn opera, dàn độc tấu orchestra, symphony…) mà cách để luyện tập cảm thụ sẽ khác nhau nhưng nhìn chung vẫn sẽ có một cách chung để các bạn luyện tập.

I.              PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP CHUNG

 Giai đoạn 1: Lựa chọn tác phẩm để luyện tập:

 Bạn có thể lựa chọn bất cứ bài hát nào bạn yêu thích để luyện tập. Nhưng tác giả khuyến khích bạn nên nghe những ca khúc thuộc thể loại nhạc kịch (broadway), nhạc cụ hòa tấu (contemporary instrumental), hòa tấu cổ điển (symphony, orchestra)…. Vì những thể loại này có nhiều lớp nhạc cụ thích hợp để bạn có thể dễ dàng có nhiều cơ hội để luyện đôi ta của mình.

Giai đoạn 2: Cảm nhận tác phẩm thông qua bản phối, lời bài hát bằng cách bóc tách các lớp nhạc cụ, bóc tách câu chữ trong bài hát. Sau đó lắng nghe lại một cách tổng thể.

Đối với mỗi một tác phẩm, ý đồ của tác giả đa phần sẽ được thể hiện qua từng lớp nhạc cụ. Dựa theo tính chất âm sắc phát ra của nhạc cụ đó mà người phối nhạc (producer), nhà soạn nhạc tạo ra những giai điệu của mỗi lớp nhạc cụ phù hợp với chi tiết ngữ cảnh nội dung của tác phẩm.

Đối với những bài hát có lời cũng vậy, nếu gọi bản phối là phần xương sống thì lời bài chính là da thịt của bài hát đó.

Giai đoạn 3: Thực hành:

Bước 1: Tập đọc hiểu lời bài hát trước xem nội dung chính của bài hát nói về chủ đề gì. Trong tựa đề, nội dung của bài có nội dung ẩn dụ nào không? Nếu có, hãy nghĩ và hình dung bao quát cách xử lý riêng ở những đoạn lời đó. Có cần những xử lý gì đặc biệt không?

Bước 2: Bắt đầu tập bóc tách các lớp nhạc cụ. Mới đầu chưa quen sẽ hơi khó khăn một chút, nhưng luyện tập từ từ bạn sẽ quen tai. Hãy bắt đầu với các nhạc cụ bạn có thể nghe được.

II. VÍ DỤ THỰC HÀNH

                                    Nguồn: pinterest.com

Ở đây mình sẽ cùng phân tích mẫu cho các bạn bài Uncoditionally – Katty Perry để các bạn có thể hình dung được cách để có thể thực hiện.

1. Phân tích lời bài hát :

Kể về diễn biến thổ lộ tình yêu của một cô gái. Từ những phút đầu ngập ngừng không biết đối phương có chấp nhận tình cảm của mình không.

Oh, no, did I get too close?

Oh, did I almost see what’s really on the inside?

All your insecurities

All the dirty laundry

Never made me blink one time”

Đến những giây phút cô thổ lộ và xác định sẽ cùng người mình tiến về phía trước, dẫu cho có rất nhiều muôn vàn thử thách và giông bão.

“I’ll take your bad days with your good
Walk through the storm, I would”.

Cho tới phần lời điệp khúc như một sự khẳng định : “ Tình yêu của em dành cho anh vô điều kiện ”.

“Unconditional, unconditionally
I will love you unconditionally”

Có một sự thật thú vị về ý nghĩa lời bài hát : Bài hát không chỉ nói về câu chuyện tình yêu đôi lứa thông thường, mà còn được lấy cảm hứng trong một lần cô đi từ thiện cho quỹ UNICEF tại Madagascar vào khoảng tháng 4 năm 2013 (thông tin theo Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Unconditionally). Đó là tình yêu dành cho những đứa trẻ. Đây có thể coi là một chi tiết đặc biệt của bài hát, mà bạn có thể áp dụng cách xử lý đặc biệt hơn một chút theo như hướng dẫn ở giai đoạn 2.

Tác giả đưa ra lời khuyên nên tập trung xử lý thêm ở phần điệp khúc. Vì trong phần điệp khúc là phần dễ xử lý thêm nhất. Có thể áp dụng kỹ thuật thanh nhạc hát legato (hát dàn trải) và nhấc vòm mềm để dựng âm (soft palate) để tạo hiệu ứng về âm lượng.

2. Tách lớp bản phối của ca khúc

Cố gắng nghe nhiều nhất các nhạc cụ trong bản phối và luôn đặt câu hỏi để phân tích tại sao ngay tại đoạn đó, lại phối nhạc cụ đó với âm lượng đó ? Làm như vậy sẽ tạo cảm giác gì ? Đây cũng sẽ là tư duy giúp bạn phát triển ở mảng mixing và mastering, nên cũng hãy cố gắng tập luyện nhé.

Quay trở lại với bài hát. Các nhạc cụ chính được sử dụng mang tính điện tử (electric) mà chủ đạo thuộc bộ gõ (electric drum gồm tiếng kick hay còn gọi là bass drum, hit hat)bộ chordophone (electric piano). Có sử dụng tiếng của bộ dây (electric guitar) ở các điểm nhấn chuyển đoạn và vocal ở phần điệp khúc.

Tiếng trống (eletric drum)

Ngay từ 20 giây đầu của bài, xuất hiện tiếng của electric drum. Bạn có liên tưởng đoạn giai điệu này đang mô tả thứ gì rất quen thuộc trong cơ thể chúng ta không? Đó chính là nhịp tim. Ngay tại đoạn này, ta cũng chỉ nghe giai điệu của bộ gõ vang lên như tiếng nhịp tim mà không có hề có âm thanh nào khác. Đây chính là ý đồ của tác giả muốn nói rằng ngay lúc bắt đầu câu chuyện thì tình cảm này mặc dù vẫn có chút e ngại và hoài nghi nhưng vẫn xuất phát từ sự chân thành. Cảm giác mâu thuẫn nhưng đầy chân thành này thì biểu tưởng hợp lý nhất chính là trái tim.

Bắt đầu từ 00:21 đến 00:22, ta đã có thể nghe thêm tiếng gõ của trống mạnh hơn, nhưng hãy để ý, tiếng trống lúc này là tiếng trống báo hiệu vẫn nghe như tiếng nhịp tim. Nhưng lúc này tiếng trống đã dồn dập hơn, cộng thêm với lớp giai điệu ban đầu, tạo cảm giác như nhịp tim lúc này đã mạnh mẽ hơn. Mở ra một lời thổ lộ mạnh mẽ hơn nữa, làm bước đệm cảm xúc cho đoạn tiếp theo.

Từ 00:23, bắt đầu là tiếng trống đánh 3 phách đều và mạnh hơn và vẫn tạo cảm giác như đang nghe nhịp tim, báo hiệu cho một sự kiện gì đó sắp xảy ra.

Tiếng electric guitar, tiếng hi-hat, vocal :

Các điểm như ở giây 22, 30, 1:07,1:14 của bài tiếng của bộ dây đã bắt đầu vào bài với mục đích tạo điểm nhấn báo hiệu chuyển giao giữa các đoạn. Tiếng vang của guitar trong không gian của bộ dây tạo cảm giác rộng lớn. Điều này về nhạc lý có thể coi là không hợp lý, vì trong thực tế không có tiếng của bộ dây nào có tiếng đánh xa như vậy. Thậm chí đây lại là bộ dây điện tử. Nhưng về ngữ cảnh bài hát, để tạo được xúc cảm cho người nghe thì chi tiết này lại rất hợp lý.  

Các tiếng hi-hat và đoạn bè của vocal ở phần điệp khúc (chorus) cũng được sử dụng với ý đồ tương tự như bộ dây tạo cảm giác rộng lớn dàn trải, và được thêm vào nhằm mục đích làm đầy dải tần phía trên.

Tiếng electric piano:

Là giai điệu chính được chơi để tăng thêm sắc thái cho bài hát, nhưng chủ đạo thì tiếng của bộ gõ cũng trội hơn cả.

3. Lắng nghe tổng thể toàn bài

Khi đã tách lớp lời bài hát, bản phối hãy thử nhắm mắt và cảm nhận tác phẩm lại một lần nữa, hãy để bản thân tự có những cảm nhận riêng và nhen nhóm cảm xúc dần dần cho bài hát.

III. LỜI KẾT

Hãy cố gắng tập nghe nhiều bài và nhiều thể loại và từ từ nâng độ khó lên để luyện tập khả năng cảm thụ âm nhạc. Để nâng cao thêm, bạn có thể nghe thể loại hòa tấu cổ điển như tác phẩm Phiên Chợ Ba Tư (In a Persian Market).

Quickom Call Center