Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Học hát – Khàn tiếng tốt hay xấu ?

Học hát – Khàn tiếng tốt hay xấu ?

Trong quá trình học hát, chắc chắn có những lúc bạn bị khàn tiếng hoặc có khi mất luôn cả tiếng, bạn cảm thấy thật tệ vì mình không thể nói được lưu loát như lúc trước. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Và liệu nó tốt hay xấu cho giọng hát của bạn?

Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ vấn đề này với các bạn nhé!

1 – Nguyên nhân gây ra khàn tiếng

Như đã giới thiệu ở bài trước, 2 ‘dây’ thanh đới đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát ra âm thanh. Khi nói hoặc hát, 2 dây thanh đới này sẽ rung động liên tục để phát ra âm thanh cao, thấp, trầm, bổng tùy theo ý đồ của người nói hoặc ca sĩ. Nhưng đến một lúc nào đó, thanh đới có thể bị “đơ”, không đóng mở được nữa, gây ra tình trạng khàn tiếng, rất khó để có thể phát ra âm thanh như ý muốn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng. Có thể do thời tiết, mắc các chứng về tai mũi họng, hoặc dị ứng….Và một nguyên nhân thường gặp khiến các bạn ca sĩ mất tiếng đó là gào thét, hoặc hát trong một khoảng thời gian dài (hát không đúng phương pháp).

dau hong - adammuzic

2 – Khàn tiếng tốt hay xấu?

Tất nhiên, việc bị khan tiếng gây ra cho bạn không ít phiền toái. Nhưng, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng: Khan tiếng là một điều rất..rất tuyệt vời cho bạn đấy. Bạn không tin sao? Hãy cùng đọc tiếp nhé.

Bạn có biết rằng, khan tiếng xảy ra khi bạn sử dụng quá sức “hộp tiếng”(voice box) của bạn, hay nói cách khác, khan tiếng là một hiện tượng tự bảo vệ của cơ thể. Bởi vì nếu không có hiện tượng khan tiếng, chắc chắn bạn sẽ liên tục “hành hạ” cổ họng bạn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ không bị khan tiếng mà sẽ chuyển qua bị “câm” hoàn toàn!

yelling - adammuzic

Thứ hai, bạn có nhớ “Giọng Pha” (Mix Voice) mà ADAM Muzic đã chia sẻ trong bài trước không nào? Vì sao tôi nhắc lại vấn đề này? Là bởi vì “khàn tiếng” là một tiền đề để phát triển cho bạn đạt được kỹ thuật Mix voice sau này. Khi bạn nói hoặc hát nhiều ở cường độ cao, đặc biệt các nốt cao thì cơ thể bạn lúc đầu sẽ không thích nghi được cường độ như vậy và sẽ dẫn đến hiện tượng bảo vệ ở trên gây ra khàn tiếng. Nhưng đến một lúc “chín muồi” thì cơ thể bắt đầu làm quen với cường độ này. Dần dần, sẽ giúp bạn điều chỉnh hoạt động của các cơ và kết quả là bạn có thể hát được các note cao được dễ dàng hơn, đặc biệt là giọng pha.

Theo tôi nhớ không lầm, Mariah Carey đạt được whistle voice trong một lần bị khàn tiếng đó 🙂

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt, việc khàn tiếng này cũng không nên bị xảy ra quá thường xuyên vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất giọng sau này của bạn.

Vậy cách phòng ngừa như thế nào?

Tất nhiên việc kiêng cữ khi ăn uống, tự bảo vệ khỏi thời tiết là cần thiết, nhưng trong bài viết này, ADAM Muzic sẽ đề cập trong vấn đề âm nhạc nhé!

3 – Cách phòng ngừa khàn tiếng

Về mặt giải phẫu, khi 2 thanh đới càng khép chặt thì âm thanh sẽ càng nặng nề, giống như bạn đang phát âm từ “Ghi” mà có kèm chữ “K” thêm vậy, âm thanh sẽ giống như bạn đang nói chữ “Ki”. Bên cạnh đó, khi 2 thanh đới bạn mở rộng ra thì hơi phát ra sẽ càng nhiều, như khi bạn phát âm “Hù” mà sử dụng nhiều hơi vậy.

Cả hai trường hợp đều sẽ gây ra khàn tiếng, vì bạn đã sử dụng quá nhiều lực khi ép chặt 2 thanh đới lại với nhau (từ Ki) và cho hơi ra quá nhiều (từ Hù) sẽ gây ra hiện tượng rát, giống như bạn đi xe máy tốc độ cao trên đường thì sẽ dẫn đến hiện tượng rát mắt vậy. Chỉ khi nào bạn phát âm một cách thoải mái với lực và hơi vừa phải thì thanh đới mới được thoải mái và không bị gây tổn thương. Đây cũng là lý do vì sao trong bài trước, ADAM Muzic đã đề cập đến việc cần phải thả lỏng cổ họng khi hát là vậy. Và khi đạt được sự thoải mái khi hát thì “nguy cơ” bạn đạt được giọng mix rất cao.

Hơi thở khi hát cũng rất quan trọng, bởi vì với lý do như trên, nếu bạn hát càng cao bạn càng tống hơi ra quá nhiều thì việc khàn tiếng là không thể tránh khỏi vì 2 thanh đới sẽ bị tổn thương. Do đó, việc lấy hơi bụng và sử dụng hơi khi hát rất quan trọng. Hãy hít sâu, nén và “xì” hơi ra khỏi miệng (giống như các bà mẹ hay “xi” cho đứa trẻ lúc “mắc” vậy) một cách nhẹ nhàng ở một mức độ mà bạn cảm giác thoải mái nhất, dần dần hãy áp dụng lực hơi đó vào lúc hát và nói, tránh trường hợp bạn đẩy hơi quá nhiều đột ngột nhé.

Trên đây là vài điều ADAM Muzic muốn chia sẻ với các bạn về vấn đề khàn tiếng mà chúng ta thường hay mắc phải. Hãy bảo vệ giọng hát của mình một cách tốt nhất nhé :).

Quickom Call Center