Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Khó khăn khi thu âm (phần 1)

Khó khăn khi thu âm (phần 1)

Chắc hẳn các bạn sẽ rất bỡ ngỡ cho lần đầu đi thu âm của mình. Không biết mình có sử dụng đúng những thuật ngữ trong phòng thu không? Không biết kĩ thuật viên phòng thu có hiểu ý mình đang nói về vấn đề mình gặp phải không? Tại sao kĩ thuật viên lại có thái độ với những gì mình nói ra? Hay giọng mình hát như thế được chưa? Sao hát ở ngoài dễ mà vào phòng thu lại khó khăn đến vậy?

Thì mình sẽ tổng hợp thông tin lại từ các khó khăn của các bạn khi thu âm và chia sẻ với các bạn thông qua các bài viết tại trang Adammuzic.vn hàng tuần.

 

 

Khó khăn giao tiếp với kĩ thuật viên phòng thu

Bài viết đầu tiên trong series này mình sẽ chia sẻ 2 thuật ngữ thường dùng đó là: VOLUME và REVERB

 

1. VOLUME

Từ này rất phổ biến. Hầu như mọi người ai đã nghe qua âm thanh được phát trên loa hoặc đã nhìn thấy trên các thiết bị âm thanh gia dụng của mình ở nhà. 

Nói một cách dễ hiểu Volume là độ lớn nhỏ của âm thanh phát ra trên một hay nhiều thiết bị dùng để phát âm thanh như: loa, headphone. Mọi người hay thường gọi nó là âm lượng. 

Công dụng của từ này là để bạn kiểm soát phần âm thanh trong lúc thu của mình qua các thiết bị monitor để kiểm tra lại phần mình thu vào. Mọi người hay thường nhầm lẫn giữa volume (fader) với gain. Mình sẽ nói một cách dễ hiểu nhất về volume và gain như sau:

1. Gain dùng để kĩ thuật viên kiểm soát độ lớn nhỏ, có bị overload (còn gọi là bị nát) hay không của âm thanh từ micro (thiết bị đầu vào) của các bạn vào phần mềm dùng để thu âm hoặc qua mixing console.

2. Volume (Fader) dùng để kiểm soát độ lớn nhỏ của âm thanh đã được xử lý sau đó được đưa ra loa hay headphone các bạn dùng để kiểm tra âm thanh của mình (thiết bị đầu ra). Bạn nên kiểm soát tốt volume trong headphone của bạn thông qua sự hướng dẫn hoặc sự giúp đỡ của kĩ thuật viên. Vì nếu bạn kiểm soát được thì điều đó khiến bạn thoải mái thể hiện bài hát của mình hơn.

Ví dụ: 

1. Các bạn muốn âm lượng của giọng hát mình to hơn so với nhạc nền thì hãy nói:

  • Volume vocal hơi nhỏ cho tôi to hơn một chút.

2. Các bạn không nên nói:

  • Gain vocal hơi nhỏ cho tôi to hơn một chút.

 

 

Image by Grooveaddicted from Pixabay

 

2. REVERB

Thực tế, các bạn rất dễ nhầm lẫn Reverb và Echo. Lý do là do các bạn tiếp xúc với từ Echo nhiều hơn từ lúc bé đã thấy người lớn hay nói cho thêm tí echo nữa trong lúc hát Karaoke. Mình sẽ chia sẻ với các bạn ý nghĩa cũng như cách sử dụng khi các bạn đi thu âm. 

 

Reverb và Echo đều là hiệu ứng để tạo không gian cho bài nhạc (hay còn gọi là độ vang). Vậy hai từ này khác nhau như thế nào?

 

1. Reverb là độ vang khi âm thanh được phản xạ lại từ vật cản tạo nên hàng nghìn lớp âm thanh xếp chồng lên nhau hòa làm một. Hãy tưởng tượng các bạn đang đứng trong hang động các bạn hét lớn thì âm thanh đó càng ngày càng nhỏ dần rồi biến mất. Tác dụng của nó là làm cho giọng bạn bớt bị khô hơn khi đang hát khiến bạn dễ chịu hơn.

2. Echo là độ trễ của một âm thanh khi gặp vật cản quay lại thành một âm thanh giống với âm thanh gốc ban đầu.

 

Mời các bạn xem qua ví dụ dưới đây để phân biệt 2 hiệu ứng này. Trong đó đầu tiên là giọng khô của bạn, thứ hai là giọng sử dụng reverb và thứ ba là sử dụng echo.

 

 

Như các bạn thấy đó nếu chúng ta thêm Echo vào cảm giác hát rất là khó chịu, giống như ai đó đang nhại lại giọng hát của mình. Còn thêm reverb thì sao? Reverb giúp giọng chúng ta vang hơn nghe có vẻ chúng ta đang ở trong một không gian để hát hơn. Nhưng để nhiều reverb quá thì chúng ta cảm  giác như đang đứng rất xa để nghe thấy được giọng mình hát. Các bạn muốn tìm hiểu thêm về reverb mời các bạn xem qua bài viết dưới đây của Adam Muzic nhé:

Reverb – Sự vang âm

Hy vọng bài chia sẻ của mình giúp ích được cho các bạn khi làm việc với kĩ thuật viên phòng thu cũng như hiểu biết thêm về kĩ thuật âm thanh. Chúc các bạn thành công.

 

Biên soạn: Vương Hoàng Long

Phát hành: ADAMMuzic

 

 

Quickom Call Center