Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Kĩ thuật thanh nhạc là gì?

Kĩ thuật thanh nhạc là gì?

Chúng ta thường nghe nói về việc tập hát, luyện thanh, cũng như nghe các ý kiến giống như là muốn trở nên một ca sĩ thì phải học Thanh nhạc. Nhưng thực chất Thanh nhạc nghĩa là gì, và kĩ thuật thanh nhạc là từ để chỉ về điều gì thì ít có ai định nghĩa và giải thích cặn kẽ cho bạn.

Hãy cùng Adam Muzic giải đáp thắc mắc này nhé!

  1. Bộ môn thanh nhạc là gì?

Bộ môn “thanh nhạc” tiếng anh sử dụng từ “vocal music” là một dạng biểu diễn âm nhạc mà trong đó giọng hát đóng vai trò trung tâm. Người biểu diễn bằng giọng hát gọi là ca sĩ, có thể có một hoặc nhiều ca sĩ cùng biểu diễn trên nền nhạc hoặc không có nhạc nền (acapella). Bài hát biểu diễn có thể có lời mang ý nghĩa cụ thể, hoặc không có lời mà chỉ có một âm tiết tạo thành giai điệu.

Thanh nhạc là bộ môn duy nhất trong âm nhạc có thể vừa tạo ra giai điệu vừa tạo ra lời. Thanh nhạc có nhiều trường phái khác nhau, được sinh ra và phát triển trong thời kì và môi trường văn hóa khác nhau. Nghệ thuật biểu diễn thanh nhạc rất đa dạng trên thế giới.

Ngoài ra thanh nhạc còn bao gồm cả tiết điệu tạo bằng miệng (beat box), nhạc rap, nghệ thuật đọc thơ theo nhịp, ngâm thơ, các âm thanh tạo bằng cuống họng, tiếng hú, um, tru của một số dân tộc và bộ lạc trên thế giới.

Biểu diễn giọng hát

Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Vocal_musi

2. Giọng hát con người

Giọng nói, giọng hát của con người có từ khi con người tồn tại trên trái đất. Họ dùng giọng để kêu gọi nhau, giao tiếp với nhau, bắt chước giọng của muông thú. Ngoài ra con người còn nói, hát, la hét, khóc, cười,…

Con người tạo ra giai điệu bằng giọng hát khi giao tiếp, lao động, cúng bái, thực hiện các nghi lễ. Khi càng phát triển về trí tuệ, việc biểu diễn, trình bày giọng hát, giọng nói còn trở thành bộ môn nghệ thuật.

Trước khi tồn tại bộ môn thanh nhạc, nghệ thuật âm nhạc nói chung, thì giọng nói, giọng hát đã được con người sử dụng vô cùng tự nhiên và phổ biến.

Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Human_voice

Âm nhạc, thanh âm đã có trong tự nhiên từ khi con người tồn tại trên trái đất. Nguồn ảnh: ft.com

3. Kĩ thuật thanh nhạc là gì?

Kĩ thuật thanh nhạc được định nghĩa rất nhiều, và khác nhau theo các trường phái thanh nhạc khác nhau.  

Mình sẽ viết ra một định nghĩa mà mình cho là khách quan và phù hợp nhất với nhiều trường phái.

Định nghĩa: Kĩ thuật thanh nhạc là khả năng hát theo như bạn muốn, đảm bảo được tính ổn định, bền bỉ và khỏe mạnh của giọng hát, dù bạn đang ở trong trường phái thanh nhạc hay thể loại nhạc bất kì.

Từ đó bạn có thể thấy bất kì cách thức nào được áp dụng trong việc sử dụng giọng hát mà tạo ra âm thanh hay, sự ổn định, bền bỉ và khỏe mạnh của giọng thì đều chính là kĩ thuật thanh nhạc.

Học hỏi kĩ thuật thanh nhạc là một cách để hát hay hơn

5. Kĩ thuật thanh nhạc bao gồm những gì?

Kĩ thuật thanh nhạc bao gồm ba phần lớn sau: Hơi thở, Dây thanh, Cộng hưởng.

  • Hơi thở: các bài tập để có hơi thở ổn định, khỏe mạnh, có sức bật khi cần
  • Dây thanh: các bài tập luyện cơ dây thanh, mép dây thanh, chuyển âm khu giọng hát và cơ chế sử dụng cơ dây thanh (vocal register)
  • Cộng hưởng: các bài tập luyện tăng hiệu quả cộng hưởng, tăng âm lượng, tăng độ vang, khả năng thay đổi chất lượng và màu sắc âm thanh.

Link tham khảo phần 4 và 5: https://www.youtube.com/watch?v=Q6P1Y352O-M

6. Kĩ thuật thanh nhạc có cần khi hát không?

Điều cần lưu ý nhất, chính là Kĩ thuật thanh nhạc KHÔNG CẦN khi hát, NHƯNG sẽ trợ giúp bạn hát và nói hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ độ bền của giọng hát. Có nghĩa là, không biết về Kĩ thuật thanh nhạc, thì bạn vẫn nói và hát được, nhưng muốn hay hơn, hoàn thiện hơn, ổn định, lành mạnh và bền bỉ hơn thì chúng ta NÊN học hỏi kĩ thuật thanh nhạc.  

Bạn không cần kĩ thuật thanh nhạc mới hát được, nhưng nên học thanh nhạc để hát hay hơn và bảo vệ giọng hát. Cuối cùng đối với nghệ thuật cảm xúc và tình yêu âm nhạc chính là quan trọng nhất

7. Phần kết luận:

Giọng nói, giọng hát, niềm yêu thích ca hát, yêu thích âm nhạc và các thanh âm tự nhiên là những điều có trước nền âm nhạc và Kĩ thuật thanh nhạc. Cho nên bạn KHÔNG CẦN Kĩ thuật thanh nhạc để hát được.

Bởi vậy mà chúng ta không nên bị ám ảnh bởi Kĩ thuật thanh nhạc. Thay vào đó bạn NÊN ham học hỏi kĩ thuật như một công cụ, phương tiện nhằm giúp bạn hát hay hơn, bảo vệ giọng hát, và hoàn thiện ca khúc mà bạn muốn trình bày.

Kĩ thuật thanh nhạc không có đúng và sai mà chỉ có hiệu quả và phù hợp hay không với thể trạng sức khỏe và dòng nhạc mà bạn theo đuổi mà thôi. Một tâm lý cởi mở sẽ giúp các bạn học hỏi được đa dạng kiến thức, đồng thời hát, biểu diễn một cách thư giãn, tự nhiên nhất.  

Ở phần tiếp theo, mình sẽ liệt kê và tóm gọn các trường phái, hệ thống giảng dạy thanh nhạc lớn của thế giới. Cùng đón đọc những kiến thức bổ ích nhé.

Nguồn tổng hợp, link tham khảo mình để ở mỗi phần

Nhật Thanh

Quickom Call Center