Những ca khúc khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam (phần 1)

Khơi nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam đã được ghi nhớ trong sự cao quý. Qua bao nhiêu thế hệ và chế độ cùng sự ức chế, bất công, người đàn bà Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự gian nan, của tình thương bao la. Dù có lam lũ đến đâu, công dung ngôn hạnh vẫn là khuôn vàng thước ngọc. Càng không thiếu những tấm gương ngời sáng vun đắp cho lịch sử oai hùng nước nhà. Nhà thơ Hồ Dzếnh có câu thơ:

Cô gái Việt Nam ơi

Nếu chữ hi sinh có ở đời.

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực.

Cho lòng cô gái Việt Nam tươi

Lễ Vu Lan, ngày quốc tế phụ nữa, ngày phụ nữ Việt Nam hàng năm rất nhiều nghệ sĩ và các bạn yêu ca hát luôn loay hoay không biết sẽ thể hiện bài hát nào để gửi tặng đến người phụ nữ Việt Nam trong lòng mình. Nhân đây, ADAM MUZIC xin gửi đến các bạn những ca khúc rất hay về người phụ nữ Việt Nam cùng những câu chuyện thú vị đi chung quanh những ca khúc này nhé. Thông qua những câu chuyện này các bạn sẽ hiểu hơn những ca khúc và có thể dùng để có một phần giới thiệu thật hay nhé.

Mẹ Trùng Dương

Mẹ Trùng Dương là một ca khúc nổi bật trong trong 21 ca khúc của đại tác phẩm Trường Ca Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy. Trường Ca Mẹ Việt Nam là một tác phẩm vĩ đại được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác liên tục từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 6 năm 1964. Trường Ca gồm 4 đoạn Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ và Biển Mẹ. Mẹ Trùng Dương nằm trong đoạn Biển Mẹ.

Khi chúng ta ca ngợi nét đẹp phụ nữ Việt Nam chúng ta không thể chỉ nói về vẻ đẹp bên ngoài, mà chúng ta còn phải nói đến sự hài hòa trong nét đẹp tâm hồn. Người đàn bà Việt Nam qua bao nhiu thế ký trước đây đã chấp nhận cuộc sống thiệt thòi trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đến nay người phụ nữ Việt Nam tuy đã sống với thời đại văn minh hơn nhưng có lẽ cái triết lý sống “thà người phụ ta chứ ta không phụ người” dường như vẫn còn đó. Như nhà thơ Đoàn Văn Cừ có câu:

Hỡi cô gái Việt Nam tôi kính cẩn.

Cúi chào cô, người vợ thảo mẹ hiền.

Cô là hiện thân của lòng kiên nhẫn.

Của dịu dàng tình âu yếm vô biên.

Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi

MỘt trong những câu chuyện lịch sử mà chúng ta đều biết là chuyện về công chúa Huyền Trân. Năm 1306 vua Trần Nhân Tôn gã công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân để ngày nay chúng ta có mảnh đất Thừa Thiên và Quảng Trị. Chuyến đi của cô công chúa này cũng có thể là thú vị nhưng cũng để lại nhiều điều ngậm ngùi cho những kẻ nhiều ưu tư.
Ca khúc Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi của nhạc sĩ Phạm Duy cũng từ câu chuyện này mà hình thành.

Bài “Nước non ngàn dặm” theo điệu Nam Bình theo tương truyền là do chính công chúa đã soạn trên đường đi đến Chiêm Thành: Nước non ngàn dặm ra đi…Mối tình chi!Mượn màu son phấn…Đền nợ Ô, Lý.Xót thay vì,Đương độ xuân thì.Số lao đao hay là nợ duyên gì?…

Sau khi qua đến Chiêm Thành, vua Chế Mân một thời gian sau qua đời để lại công chúa Huyền Trân trở thành góa phụ. Vua cha thương cảm nên phái Trần Khắc Chung sang giả vờ viếng tang rồi tìm cách lừa cứu công chúa về nêu không cô sẽ bị chôn theo vua Chế Mân.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn có thông tin trên đường trở về, công chúa Huyền Trân đã có tư tình với Trần Khắc Chung khiến vua cha nổi giận vì làm ô uế danh dự hoàng tộc. Bởi vậy mà có 2 câu thơ cay đắng: Tiếc thay hạt gạo trắng ngần/ Đã vo nước đục lại vờn lửa rơm.

Chị Tôi

Một ca khúc bất hữu của nhạc sĩ Trần Tiến mà không ai lại không biết. Nhưng sẽ không mấy ai biết ca khúc này được phổ nhạc từ một bài thơ cùng tên khuyết danh tác giả.

Bài thơ “Chị tôi” được một sinh viên ngành xây dựng sáng tác. Nhạc sĩ Trần Tiến đã phổ nhạc và gửi tặng dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình). Nơi đây có địa danh Cầu Đông trong ca khúc

Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi- tức tác giả bài thơ là con trai út trong gia đình, ông có 2 người chị. Mẹ ông mất khi ông 20 tuổi. Ông sinh năm 1946 và 2 người chị của ông sinh năm 1950 và 1955. Và mọi chuyện diễn ra như đúng trong nội dung ca khúc.

Tác giả Trần Tiến chia sẻ “Trong ca khúc Chị tôi, có một nửa là tôi viết về chị ruột của tôi, còn một nửa là về những người chị khác, những người phụ nữ khiến tôi vô cùng khâm phục. Họ đã chịu đựng, hi sinh để lo lắng cho các em mà quên đi hạnh phúc riêng của mình”

Đã từ lâu nhiều khán giả vẫn đến thắp hương cho người chị…..vẫn còn sống của nhạc sĩ. Tuy nhiên, chị của nhạc sĩ vẫn rất vui vẻ và tự hào vì sự thành công của ca khúc em trai mình sáng tác.

Nói qua một chút về phần hát thì đây là một ca khúc có giai điệu đơn giản và lặp đi lặp lại. Nhưng chính vì rất đơn giản nên nếu người hát không xử lý tinh tế thì chỉ cần sau 2 đến 3 đoạn là sẽ có cảm giác nhàm chán. Xét qua 2 video clip trên, chúng ta có thể thấy để hát tốt ca khúc này chúng ta cần phải xử lý linh hoạt, áp dụng nhiều kỹ thuật hát như (vocal fry, giọng gió, hát đảo nhịp, melisma,..) hoặc hát thật mộc mạc, chân thành đòi hỏi phải thật tường tận am hiểu nội dung ca khúc mới có được phần trình diễn chạm đến tim người nghe.

Cô Hàng Nước

Năm 1952, nhạc sĩ Vũ Minh cho ra đời ca khúc Cô Hàng Nước với giai điệu vui tai, hóm hỉnh nhưng cũng đượm buồn vì mối tình của nhân vật trong ca khúc dành cho cô hàng nước chỉ là mối tình đơn phương thầm lặng

Đáng lẽ ca khúc này phải là ca khúc phù hợp nhất cho bộ phim Việt Nam “Cưới Ngay Kẻo Lỡ”. Các bạn không tin thì nghe hết ca khúc xem có phải là yêu là phải cưới ngay, không là hụt mất người thương đấy.

Cô Thắm Về Làng

Đây là một ca khúc mà nhạc sĩ Giao Tiên viết về người chị thứ 9 của mình. Tác giả chia sẻ: ” Với tôi, bài Cô Thắm về làng là một kỷ niệm khó quên. Lúc đặt bút sáng tác ca khúc này, tôi đã nghĩ rất nhiều về người chị ruột thứ chín của tôi. Một phụ nữ tài sắc vẹn toàn, được tất cả mọi người trong làng xóm, bà con thân thuộc thương mến, khâm phục. Chị đảm đang, nhân hậu, lễ nghĩa. Người đã có công nuôi tôi ăn học thay cho cha mẹ nghèo khó. Nghĩ đến ơn sâu nghĩa dày ấy, tôi không sao đền đáp được, nên tôi sáng tác ca khúc Cô Thắm về làng”

Ca từ cùng giai điệu cũng vui tươi, hóm hỉnh như ca khúc Cô Hàng Nước. Các bạn nam mau học thuộc bài này rồi hát tặng các bạn nữ nhé, bảo đảm các bạn nữ sẽ dọn ngay 1 ngăn trong tim của mình cho các bạn đấy. Khen con gái người ta đến thế cơ mà. Nhất là câu hát đầy thính ” ước chi ta có dâu là nàng” đấy nhé.

https://www.youtube.com/watch?v=GJcGJJDIE9I

Em Ghen

Nghe tên ca khúc là hết hồn chưa !!!

Em Ghen là một ca khúc vô cùng độc đáo của nhạc sĩ Trịnh Lam. Vì ca khúc này chỉ phổ biến ở hải ngoại nên ít các bạn biết đến. Nhưng đây là một lựa chọn thú vị cho các bạn muốn tìm một ca khúc làm vui lòng các bạn nữ. Tất nhiên các bạn nữ hát ca khúc này để chọc vui các bạn nam cũng rất thú vị.

Ghen thì ai cũng ghen, nhưng đã nhắc đến ghen thì muôn đời nay là gắn liền với người phụ nữ như một bản năng. Cũng như câu: Ớt nào mà ớt không cay, gái nào mà gái không hay ghen chồng. Theo như lời hát thì “Ớt không cay không mặn mà cơm canh. Em ghen để tình ta mãi cay đậm đà hương yêu”. Sự thật là vậy đó, yêu mới ghen chứ, nhưng mà đội khi các chị em ghen thật đáng sợ.

Mình lần này chưa tìm ra được một bản video riêng về ca khúc này nên các bạn đọc giả vui lòng xem ca khúc này trong video sau ở phút 28:20 nha. Mình cũng không thể cắt clip rồi sử dụng thì thật không hay vì vi phạm bản quyền của nhà sản xuất rồi! Các nhà sản xuất mà “ghen” thì cũng đáng sợ không thua các chị em đâu.

Một Mình

Một mình là một ca khúc bất hữu của nhạc sĩ Thanh Tùng viết về người vợ quá cố của mình sau 18 năm chung sống. Và ông thai nghén ca khúc này đến tận 7 năm mới hoàn thành. Đủ thấy tình yêu thủy chung đến vô tận của ông dành cho người vợ của mình. Con cái ông nhiều lần động viên ông đi bước nữa nhưng nhạc sĩ vẫn quyết một mối tình vẹn nguyên cho đến khi ông tạ thế ngày 15 tháng 03 năm 2016.

Rất nhiều nghệ sĩ đã trình bày ca khúc này trong sự ngưỡng mộ về câu chuyện của nhạc sĩ Thanh Tùng cũng như ca từ và giai điệu quá đẹp của ca khúc. Lân Nhã là một nam ca sĩ trình bày ca khúc này chạm đến tim người nghe rất nhiều vì chất giọng mộc mạc, ấm áp và truyền cảm của mình nhưng ít ai còn nhớ đến.

https://www.youtube.com/watch?v=QhXbBjTR2RM

Có lẽ chừng ấy ca khúc về những cô gái trong lòng các chàng trai với các mối tình lừa đôi cũng nhiều ca khúc thú vị đúng không nào. Nhưng người phụ nữ vĩ đại nhất của mỗi chúng ta mà mỗi cô gái này mai sau cũng sẽ đảm nhận thiên chức chính là mẹ

Gánh Hàng Rong

Một ca khúc cực kỳ nổi tiếng của nhạc sĩ Lê Quốc Dũng nói về sự hi sinh vô bờ bến của người mẹ sớm hôm trong nắng mưa để nuôi con mình nên người. Ca khúc không có quá nhiều thông tin nên các bạn có thể khắc họa ca khúc với nhiều câu chuyện thật xung quanh mình.

Riêng về câu chuyện của các nghệ sĩ thì câu chuyện của nữ ca sĩ Minh Tuyết có lẽ phổ biến hơn cả. Ngày còn chưa thành danh, Minh Tuyết và mẹ của mình sinh sống ở Việt Nam bằng số tiền công ít ỏi trong việc thu tiền các sạp chợ của mẹ Minh Tuyết. Chị kể chị và mẹ rất thích sầu riêng. Có hôm thấy hàng sầu riêng, hai mẹ con cứ chạy tới chạy lui, thèm quá rồi mẹ Minh Tuyết quyết định mua một múi sầu riêng thật to rồi hai mẹ con chia nhau ăn. Sầu riêng thì thuở nào cũng đắt đỏ, ăn xong 2 mẹ con nấu hột ăn, rồi mẹ của chị để dành vỏ sầu riêng dưới gầm giường cho thơm, ngửi cho đỡ thèm. Chị Minh Tuyết kể lại trong nhưng giọt nước mắt về những tháng ngày cơ cực bên mẹ. Và theo mình thì chị Minh Tuyết là một trong những nghệ sĩ thể hiện ca khúc này rất thành công. Các bạn nghe thử nhé!

Trên đây chỉ là những ca khúc rất hay trong vô vàn những ca khúc viết về
người phụ nữ Việt Nam. Đã có rất nhiều quý đọc giả đã thu âm các sản phẩm âm nhạc này tại ADAM MUZIC và luôn làm mình xúc động mỗi khi lắng nghe những tiếng hát ấy.

Mình sẽ tiếp tục khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam trong bài những bài viết kế tiếp cũng như giới thiệu thêm cho các bạn đọc giả nhiều sự lựa chọn hơn khi thực hiện sản phẩm âm nhạc gửi tặng người phụ nữ của mình nhé.

Biên soạn: Quân Nguyễn

Phát hành: ADAM MUZIC

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi


      Quickom Call Center