Nhạc viện là một trong những cơ sở đào tạo chính quy luôn được các bạn yêu nhạc và mong muốn theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp thi đỗ. Tuy nhiên không phải ai cũng chuẩn bị đầy đủ hành trang và tìm hiểu thông tin trước kỳ thi. Chính vì vậy, hôm nay ADAM Muzic sẽ gửi cho các bạn những thông tin quan trọng cần biết khi tham gia kỳ thi Nhạc Viện chuyên ngành Thanh Nhạc nhé.
Bậc Trung Cấp Nhạc viện – Hệ 4 năm
1. Đối tượng dự thi:
- Công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên.
- Tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở trở lên.
- Năng khiếu tổng hợp:
- Xướng âm 1 bài (giọng Đô Trưởng hoặc La Thứ).
- Nghe và lặp lại 2 câu nhạc.
- Chuyên ngành:
- 2 ca khúc có nhịp độ và phong cách khác nhau.
3. Nội dung thi Chuyên ngành Thanh nhạc nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz):
- Năng khiếu tổng hợp:
- Xướng âm 1 bài (Giọng Đô Trưởng hoặc La Thứ).
- Nghe và lặp lại 2 câu nhạc.
- Chuyên ngành:
- 1 ca khúc Việt Nam.
- 1 ca khúc nước ngoài.
- (2 tá phẩm dự thi phải theo trong 1 các phong cách Pop, Rock, Jazz).
Bậc Đại Học Nhạc Viện – Hệ 4 Năm
1. Đối tượng dự thi:
- Không giới hạn tuổi
- Tốt nghiệp Cao đẳng âm nhạc, Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ âm nhạc tương đương
- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) hoặc Bổ túc Trung học phổ thông hoặc Trung cấp
- Nếu tốt nghiệp Trung cấp, phải có điểm thi tốt nghiệp 3 môn Văn, Sử, Địa từ 5,0 trở lên; hoặc phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
2. Nội dung thi Chuyên ngành Thanh Nhạc:
- 1 Vocalise (bài luyện thanh) của G. Concone (Op.9) (từ bài 10 đến 20).
- 1 ca khúc nghệ thuật Việt Nam.
- 1 Romance nước ngoài có phần đệm Piano (hát bằng ngôn ngữ gốc).
- 1 Aria (trích trong các nhạc kịch nước ngoài, hát bằng ngôn ngữ gốc).
3. Nội dung thi Thanh nhạc nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz)
- 2 ca khúc Việt Nam
- 2 ca khúc nước ngoài
- (Chương trình dự thi phải đủ 3 phong cách Jazz, Pop và Rock)
Có thể thấy là cả 2 hệ Trung Cấp và Đại Học đều cần 2 phần thi là Năng Khiếu Tổng Hợp và Chuyên Ngành. Hầu hết các bạn thi hay chú trọng vào phần Chuyên ngành, trong khi phần Năng Khiếu Tổng Hợp cũng chiếm số điểm khoảng 30%. Chính vì vậy việc ôn thi và cách thức ôn thi Nhạc Viện như thế nào cho hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Không phải cứ tới hát hay là sẽ có thể thi đỗ kỳ thi này.
Các bạn có thể tham khảo thêm về cách tập Xướng Âm tại đây: https://adammuzic.vn/tap-xuong-am-trinh-do-4/
Chính vì vậy mà vào thứ 7 tuần này, ADAM Muzic sẽ tổ chức 1 buổi WorkShop Tư Vấn Tuyển Sinh Hệ Trung Cấp/Đại Học Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong buổi WorkShop này, các bạn sẽ được: Tư vấn trực tiếp bởi Giảng Viên Nhạc Viện, thi thử bài thi Xướng Âm, Cơ hội được thử giọng trực tiếp,… và rất nhiều những thứ khác. Các bạn có thể tham khảo thông tin trực tiếp về buổi WorkShop tại đây: https://www.facebook.com/events/588941665368032/
Buổi WorkShop này sẽ được tổ chức vào 10h sáng Thứ 7 ngày 04/07/2020. Tại ADAM Muzic – 192 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3. Các bạn có thể đăng ký trực tiếp tại link: https://forms.gle/m2DKd3mWQ9mYbTMR9
Hoặc liên hệ với số điện thoại 028 6683 0183 để được tư vấn thêm về buổi Workshop nhé.
Hi vọng được gặp các bạn tại ADAM Muzic.
Lịch sử âm nhạc thế giới p8- Âm nhạc tiền hiện đại và hiện đại
Chúng ta đã đi đến phần cuối cùng của lịch sử âm nhạc thế giới. Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay về âm nhạc tiền hiện
Nhạc Jazz Là Gì? Lịch sử ra đời nhạc Jazz
Chúng ta thường nghe nói về nhạc Jazz nhưng không biết nhạc Jazz thật sự bắt nguồn và hình thành như thế nào? Cùng AdamMuzic
Lịch sử âm nhạc thế giới P7 – Âm nhạc cùng thời cổ điển Châu Âu tại Trung Hoa
Âm nhạc cùng thời tại Trung Hoa (cổ điển Trung Hoa – thế kỉ 13-19, trước thời gian này, âm nhạc được tính vào thời
Nhạc kịch là gì?
Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay nhạc kịch là gì nhé! Nhạc kịch là gì? Nhạc kịch là loại hình sân khấu trong đó kết hợp
Lịch sử âm nhạc thế giới p6 – Âm nhạc Ấn Độ cùng thời cổ điển Châu Âu
Sự phân chia thời kì trong lịch sử Ấn Độ có khác biệt với phương Tây, vì vậy ở đây chỉ âm nhạc cùng thời
ADAM MASTERCLASS #4 – CƠ HỘI KIỂM SOÁT CHÍNH XÁC CAO ĐỘ
Trong một bài hát có rất nhiều nốt nhạc, mỗi nốt có một cao độ khác nhau, nốt trầm nốt bổng. Vì thế, việc hát