Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Phân chia loại giọng – Phần 1

Phân chia loại giọng – Phần 1

Chúng ta thường nghe nói về phân chia quãng giọng, một ca sĩ có chất giọng là gì, nam cao, hay nam trầm, nữ cao hay nữ trung, … hoặc thậm chí còn nghe tên gọi các loại giọng bằng tiếng Ý chẳng hạn như mezzo, bariton, tenor, … Tuy nhiên có ít bài viết chi tiết về chủ đề này. Cũng như có rất nhiều cách chia giọng theo Phương Đông, Phương Tây, cổ điển và hiện đại.

Trong phần 1 mình sẽ giới thiệu cách phân chia trong âm nhạc phương Tây cổ điển

Trong phần 2 mình sẽ giới thiệu cách phân chia theo phương Đông và trong âm nhạc hiện đại

Trong phần 3 mình sẽ đi sâu về các tiêu chuẩn nhằm đánh giá phân chia loại giọng bao gồm những gì?

Cùng Adammuzic tìm hiểu ngay nhé!

Phần 1: Chia giọng hát theo âm nhạc Phương Tây cổ điển

Sơ lược kiến thức chung:

Âm nhạc Phương Tây cổ điển (gọi tắt là nhạc cổ điển) là từ dùng để chỉ những truyền thống ca nhạc mang tính trang trọng phát triển trong văn hóa Phương Tây. Từ này được dùng để chỉ ra sự khác biệt rõ ràng với dân ca của các nước Phương Tây và âm nhạc bình dân trong cuộc sống.

Biểu diễn Bình ca, Thánh ca (Nhạc sử dụng trong nhà thờ) và opera (nhạc kịch cổ điển có phân vai, vừa biểu diễn vừa hát) là một trong những phần quan trọng liên quan đến ca hát trong nhạc cổ điển.

Trên trần điện thánh Sistine – Tranh của nhà hội họa Michelangelo

Nền văn hóa cổ điển Phương Tây bao gồm các tinh hoa kiệt tác đồ sộ và ấn tượng về hội họa, kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc,…

Phân chia giọng hát theo âm nhạc cổ điển:

Chú ý: Trong các vở opera các ca sĩ được phân vai, giọng hát từ đó được người ta phân loại nhằm dễ dàng phân định loại giọng phù hợp với vai diễn nào. Ở ngoài phạm vi các vở opera hoặc ngoài phạm vi nhạc cổ điển, cách phân giọng này có thể không chính xác và bao quát đủ.

Đối với giọng nữ:

  • Soprano (giọng nữ cao):

Giọng nữ cao là giọng hát cao nhất trong các loại giọng. Cữ giọng nằm trong tầm khoảng từ C4 – C6 là giọng đẹp, nhưng có thể xuống thấp nhất đến A3 và một số giọng nữ lên cao nhất tầm G6.

Giọng nữ cao được chia nhỏ thành 5 loai:

  1. coloratura soprano (nữ cao màu sắc, chất giọng vừa phải không quá dày như giọng nữ cao kịch tính, nhưng có khả năng luyến láy, chạy nốt, thực hiện các kĩ thuật hoa mỹ rất điêu luyện)
  2. soubrette (nữ cao gần như màu sắc hoặc trữ tình nhưng có tính chất yểu điệu, ướt át thường đóng những vai phụ nữ quyến rũ lả lướt)
  3. lyric soprano (nữ cao trữ tình, đặc trưng là độ ấm áp, nhẹ, sáng nhưng không đanh trong giọng)
  4. spinto soprano (nữ cao trữ tình- kịch tính, có thể thay đổi giọng để trình bày cả phần trữ tình và kích tính)
  5. dramatic soprano (nữ cao kịch tính, có chất giọng dày, vang, sáng, hơi đanh, âm lượng lớn, rất có lực).
  • Mezzo Soprano (Giọng nữ trung):

Giọng nữ trung nằm ở đoạn giữa nữ cao và nữ trầm. Cữ giọng nằm trong tầm khoảng A3 – A5, thông qua luyện tập một số nữ trung có thể hát thấp đến F3 và hát cao đến C6

Giọng nữ trung được chia thành ba loại nhỏ:  

  1. coloratura mezzo-soprano (nữ trung màu sắc, loại giọng nữ trung này có quãng trầm khá ấm, tuy nhiên ở quãng cao có được sự nhanh nhẹn, dễ dàng luyện láy, đi qua đoạn chuyển)
  2. lyric mezzo-soprano (nữ trung trữ tình, loại giọng này nhẹ nhàng, ướt át và mềm, đây là loại giọng nữ trung cực kì truyền cảm, dù không có sự nhanh nhạy của giọng nữ trung màu sắc, hoặc không có được sự dày và lực của nữ trung kịch tính)
  3. dramatic mezzo-soprano (nữ trung kịch tính, giọng nữ trung dày có lực nhất trong các giọng nữ trung, lên cao mạnh mẽ nhưng lại ấm, không bị đanh)
  • Contralto (Giọng nữ trầm):

Giọng nữ trầm là giọng nữ thấp nhất trong các giọng nữ, thường hiếm gặp. Khoảng giọng đẹp của nữ trầm từ F3 – F5, thông qua luyện tập có thể hát khoảng từ D3 – Bb5.  

Giọng nữ trầm có thể đóng được những vai của nữ trung.

Giọng nữ trầm chia là ba loại:

  1. coloratura contralto (nữ trầm màu sắc, giọng nữ trầm nhưng lại có độ nhẹ và mỏng có thể thay đổi âm sắc để nghe như giọng nữ trung, có tính linh hoạt hơn các giọng nữ trầm còn lại)
  2. lyric contralto (nữ trầm trữ tình, mỏng nhẹ, ấm áp, khá êm ái, truyền cảm)
  3. dramatic contralto (nữ trầm kịch tích, có tính chất tối, lực, đôi khi nghe giống như giọng đàn ông).

Ngoài ra soprano sfogato là từ dùng để chỉ có nữ trầm có thể hát được đến C6.  

Biễu diễn nhạc kịch, hay opera có phân vai rõ ràng và chặt chẽ thích hợp với loại giọng của ca sĩ

Đối với giọng nam:

  • Counter Tenor (Phản nam cao):

Phản nam cao là giọng nam cao nhất trong các giọng nam, nghĩa là giọng nam cao hơn nam cao.  

Đặc trưng của giọng phản nam cao là có thể dễ dàng hát ở falsetto (giọng gió). Giọng gió của họ trong và linh hoạt, không bị yếu. Đôi khi họ vẫn sử dụng giọng ngực ở những nốt thấp.

Phản nam cao được chia là 3 loại nhỏ:

  1. sopranist (giọng nam cao có thể hát được ở cữ giọng của giọng nữ cao)
  2. haute-contre (giọng nam cao đặc biệt trong các vở opera thời kì Baroque)
  3. castrato (giọng nam cao có được do can thiệp cắt bỏ bộ phận sinh dục nam từ lúc còn thiếu niên, hiện nayloại giọng này đã không còn)  
  • Tenor (Giọng nam cao)

Giọng nam cao là giọng nam cao nhất khi xét các giọng nam trong quãng giọng ngực hay còn gọi là giọng nói thông thường. Tầm cữ giọng nam cao nằm trong khoảng C3-C5.

Giọng nam cao được chia thành 8 loại:  

  1. Tenorino (giọng nam cao nhất trong 8 loại giọng nam cao)
  2. Tenore contraltino (giọng nam cao không cao bằng Tenorino những có thể trình bày tốt những đoạn khá cao)
  3. leggero tenor hay tenore di grazia (giọng nam cao có màu sắc nhẹ và bay bổng)
  4. lyric tenor (giọng nam cao trữ tình trong giọng có thêm màu sắc ấm áp)
  5. spinto tenor ( giọng nam cao có thể hát trữ tình và cả kịch tính)
  6. dramatic tenor (giọng nam cao kịch tính, chất giọng khỏe, sáng, có lực)
  7. heldentenor (giọng nam cao kịch tính đặc biệt có độ tối trong giọng)
  8. baritenor (giọng nam cao có sự pha trộn giữa giọng nam trung và nam cao)
  • Bariton (Giọng nam trung)

Giọng nam trung là phân giọng phổ biến nhất đối với giọng hát của nam. Tầm cữ giọng nam trung trong khoảng từ A2- A4, qua luyện tập một số giọng nam trung có thể hát từ F2- C5.

Giọng nam trung được chia thành 9 loại khác nhau:

  1. Baritone Martin (hoặc gọi là light baritone) giọng nam trung nhưng lại có tính chất nhẹ nhàng
  2. Lyric Bartone (giọng nam trung có tính chất ngọt ngào, nhẹ nhàng, sáng nhưng không gắt)
  3. Colotura baritone (giọng nam trung màu sắc)
  4. Kavalier Baritone (giọng nam trung trình bày được cả trữ tình và kịch tính)
  5. Heldenbaritone (giọng nam trung kịch tính có màu sắc tối và trầm nổi bật, có thể gọi là giọng Bass cao)
  6. Verdi baritone (giọng nam trung kịch tính tuy nhiên lại hát dễ dàng ở những nốt cao nhất của giọng nam trung)
  7. Dramatic baritone (giọng nam trung kịch tính có độ dày, lực, có màu tối trong giọng)
  8. Baryton-Noble (giọng nam trung quý phái xuất phát từ các vở diễn của Pháp, có màu sắc trang nhã đặc biệt, nhưng lúc cần cũng phải rấ hung hồn và có lực)
  9. Bass-baritone (giọng nam trung pha trộn với nam trầm)
  • Bass (Giọng nam trầm)

Giọng nam trầm là giọng hát thấp nhất của con người. Giọng nam trầm có tầm cữ từ E2 – E4, thông qua luyện tập còn có thể hát thấp đến C2 hoặc lên cao đến G4

Giọng nam trầm được chia thành 6 loại nhỏ:

  1. Basso profondo (giọng nam trầm thấp nhất trong các giọng nam trầm)
  2. Basso buffo/ Lyric buffo (giọng nam trầm trữ tình có tính chất vui nhộn, có màu sắc)
  3. Jugendlicher Bass (giọng nam trầm nhưng có thể diễn các vai trẻ)
  4. Basso cantante (giọng nam trầm trữ tình)
  5. Dramatic bass (giọng nam trầm kịch tính)
  6. Baritone – bass (giọng nam trầm có sự pha trộn với nam trung)
  • Đối với giọng trẻ con: có loại giọng Treble, giọng trẻ em, hoặc cô gái, chàng trai trẻ tuổi

Biểu diễn vở The Phantom of The Opera – Nguồn của các ảnh: https://foxcities.broadway.com

  • Phân chia giọng theo đồng ca và ca nhạc trong nhà thờ:

Đối với nhạc đồng ca và thánh ca không có nhiều sự phân vai về tính chất và màu sắc giọng. Những ca khúc được viết chung cho cộng đoàn hoặc ca đoàn hát, được phân chia làm bốn bè chính, nhằm dễ dàng hát và càng đông người hát càng tốt : Alto, soprano, Bass và Tenor. Cách phân chia này đơn thuần dựa trên nốt cao nhất và thấp nhất của một giọng mà thôi (vocal range)

Cách chia theo âm nhạc cổ điển Phương Tây kể trên rất cụ thể và chi tiết, tuy nhiên bị hạn chế trong phạm vi các vai diễn của nhạc kịch.

Âm nhạc hiện đại và âm nhạc phương Đông cũng có những các phân chia quãng giọng của riêng mình.

Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Voice_type

Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Classical_music

Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Western_world

Hãy đón đọc ở bài kế tiếp nha!

Nhật Thanh

Quickom Call Center