Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tầm quan trọng của âm nhạc trong phim ảnh

ADAM-MUZIC-duc-tinh-trong-nhac-Viet-Nam1

Tầm quan trọng của âm nhạc trong phim ảnh

1. Quá trình hình thành âm nhạc trong phim:

Năm 1895, những bộ phim đầu tiên của Thế giới được công chiếu trong một tầng hầm của quán Grand Cafe tại Paris nhờ vào anh em nhà Lumiere và thiết bị Cinematographe. Một thiết bị cho phép quay và trình chiếu các đoạn phim ghi lại từ hình ảnh chuyển động.

Nhưng lúc bấy giờ, phim được chiếu đều là phim câm, không có lời, không có tiếng. Theo thời gian, thời đại phim câm dần suy tàn, nhường lại vị trí cho bộ phim có âm thanh đầu tiên trên Thế giới mang tên “The Jazz Singer ” ra đời năm 1927. 

Và vào năm 1935, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh bắt đầu có hạng mục giải Oscar cho mảng âm nhạc trong phim. 

Theo Hiệp hội các Nhà soạn nhạc, Tác giả và Nhà xuất bản Mỹ (ASCAP), có tất cả 3 loại âm nhạc trong phim: 

– Một bài nhạc đã được sáng tác trước đó. 

– Bài hát đặc biệt sáng tác cho bộ phim.

– Nhạc nền cho phim. 

2. Tại sao trong phim lại cần có nhạc?

Âm nhạc là sợi dây liên kết cảm xúc giữa chúng ta. Cho dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu, bạn đang ở quốc gia nào, màu da của bạn có đặc biệt đến đâu,…nhưng với âm nhạc, tâm hồn chúng ta được đồng điệu. Bạn cũng có thể không cần biết âm nhạc là gì, bạn không cần định nghĩa nó. Quan trọng ở việc âm nhạc khiến bạn cảm thấy như thế nào. Đặc tính này của âm nhạc đã hỗ trợ cho phim ảnh rất nhiều trong việc đẩy cao trào, dẫn dắt mạch cảm xúc. Đôi lúc, bạn thậm chí không nhận ra ở một phân đoạn phim có xuất hiện âm nhạc cho đến khi vô tình nghe lại nó ở một nơi nào đó.

3. Sức ảnh hưởng tâm lý của nhạc phim:

a. Tạo không gian và thời gian cho bộ phim: Âm nhạc nói cho chúng ta biết thời gian, địa điểm và hành động đang diễn ra ngay tại thời điểm đó. Ví dụ như phim “Kungfu Panda”, đây là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng lấy bối cảnh tại Trung Quốc. Vì vậy, nhạc trong phim cũng phải dựa trên những đặc trưng của âm nhạc Trung Quốc để có thể tạo nên cảm giác hợp lý về không gian, thời gian. Và một trong số các chất liệu được nhà làm phim mang ra sử dụng đó chính là thang âm ngũ cung, kèm theo đó là tiếng Đàn Nhị, hai điểm đặc trưng của âm nhạc Trung Quốc. Các bạn hãy cùng ADAM MUZIC lắng nghe nhé.

b. Thể hiện tâm lý nhân vật một cách tinh tế: Âm nhạc ngoài thể hiện những chuyển biến trong nội tâm nhân vật mà còn có chức năng dẫn dắt người xem bám vào mạch cảm xúc của bộ phim. Lấy ví dụ trong bộ phim “Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng” được ra mắt vào tháng 3 năm 2019. Bộ phim tái hiện lại chuỗi sự kiện có thật, một vụ khủng bố kinh hoàng tại Mumbai, Ấn Độ vào ngày 26/11/2008. Có tất cả 19 bài nhạc được phát hành sau khi bộ phim được công chiếu. Mỗi bài nhạc đảm nhận vai trò truyền tải cảm xúc chủ đạo của mỗi một phân cảnh đặc biệt trong bộ phim. Sau đây là 19 bài nhạc trong bộ phim “Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng“, các bạn click vào và cùng nghe nhé. 

19 cái tên đã được đặt dựa theo nội dung chính của từng phân đoạn trong phim và đặc biệt hơn ở cách Volker Bertetmann, người sáng tác nhạc phim, sử dụng từng loại nhạc cụ để thể hiện cảm xúc đó. Ví dụ như bài “Street Reunion”, bài nhạc trong phân cảnh cuối của phim, sau sự nằm xuống của biết bao con người trong vụ khủng bố, cuối cùng nhân vật chính cũng đã đưa được những nạn nhân còn lại thoát ra ngoài an toàn và anh trở về đoàn tụ với vợ con.Đoạn độc tấu chủ đạo trong bài nhạc được thể hiện bởi đàn Cello, một loại nhạc cụ thể hiện sự đau thương, mất mát, u tối nhưng bên cạnh vẫn mang đậm sự hùng hồn, bi tráng – theo trang Vienna Symphonic Library, một trong những thư viện mẫu các nhạc cụ trong dàn hoà tấu cổ điển cho hay.

 

c. Nhờ âm nhạc, chúng ta ghi nhớ chi tiết trong bộ phim rõ hơn: Âm nhạc có khả năng gợi lại trí nhớ, gợi lại hình ảnh rất tốt nên nó là một yếu tố không thể tách rời trong những chiến dịch truyền thông quảng cáo. Điều này cũng đã được các nhà làm phim mang vào áp dụng cho tác phẩm của mình.

Ví như khi bài hát “Hồi Ức” của Ca sĩ/Nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh vang lên, chắc hẳn trong tâm trí của những người đã xem bộ phim điện ảnh “Người Bất Tử” của Đạo diễn Victor Vũ sẽ hiện lên hình ảnh của chàng diễn viên điển trai Quách Ngọc Ngoan trong bộ đồ tơi tả chống gậy đi từ vùng này sang vùng khác để tìm cho mình chốn dung thân.

Hoặc với bài hát Let It Go, hình ảnh Nữ hoàng Elsa lập tức xuất hiện, “khua tay múa chân” tạo ra một lâu đài bằng băng hùng vĩ. 

Còn rất nhiều ví dụ nữa, các bạn hãy liệt kê ra và chia sẻ cho ADAM MUZIC biết nhé. 

Nhưng hãy cẩn thận. Với những bản nhạc không tốt không chỉ làm hỏng cả một đoạn phim hay mà còn mang đến cho người xem những cảm nhận mà các nhà làm phim không hề mong muốn. Dưới đây là một cảnh trong phim “Cướp biển vùng Caribbean” được lấy ra làm ví dụ:

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Quickom Call Center