Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Thuật ngữ trình diễn live – Phần 2

Thuật ngữ trình diễn live – Phần 2

Chào các bạn, tiếp theo với chuỗi bài về các về thuật ngữ thường dùng khi hát live, mời các bạn cùng ADAMMuzic đi tiếp phần thứ 2 tiếp theo nhé, hứa hẹn sẽ khá hấp dẫn đấy. Bắt đầu nào!!!

  1. Nhạc “Beat”

Chắc hẳn từ trước tới giờ, nhiều bạn vẫn thường dùng từ Beat để chỉ cho phần nhạc đệm không lời? Thật sự, cách gọi này không chính xác, từ chính xác để chỉ phần nhạc đệm này là Instrumentals. Cũng nói thêm, Beat mang nghĩa là phách trong khuông nhạc, ví dụ trong nhịp 4/4 thì sẽ có 4 “beat” trong 1 khuông và mỗi “beat” sẽ tương ứng một note đen.

  1. Intro – Out

Thuật ngữ này gặp rất nhiều khi bạn tập hoặc biểu diễn. Intro dịch ra là giới thiệu, trong trình diễn nó mang ý nghĩa là đoạn dạo đầu của band nhạc trước khi bạn vào hát. Ngược lại, Out là phần kết thúc của bài, nó không hẳn là đoạn out của chỉ band nhạc mà còn có thể out cùng với vocal hoặc chỉ đơn giản là một đoạn dằn “ngang xương” một cách bất ngờ.

  1. Gian tấu

Nếu Intro và Out nói đến phần dạo đầu và phần kết thúc của bài nhạc, thì “gian tấu” là phần dạo giữa các lần hát khác nhau. Ví dụ bài hát của bạn có phần A (phiên khúc), B (điệp khúc), khi bạn hát A – B – nhạc – A – B, thì phần nhạc ở giữa này gọi là gian tấu, mở rộng ra giả sử bạn hát 10 lần 100 lần A – B thì gian tấu là phần nhạc giữa mỗi A – B đó.

  1. Dàn Dây

Đây là một từ chỉ chung cho các loại nhạc cụ khác nhau là Violin, Viola, Cello, Contrabass. Các loại nhạc cụ này có điểm chung là đều được kéo bằng cần có dây để tạo ra âm thanh, vì thế khi đề cập đến việc chơi nguyên dàn nhiều cây khác nhau, để bớt rườm rà thì người ta gọi là dàn dây. Chúng ta cùng thưởng thức qua Happy nhạc vui tươi chơi bởi dàn dây nhé.

 

 

  1. Mash – Up

Giả sử bạn muốn ráp nhiều bài lại với nhau để tạo ra một cái gì đó riêng thú vị hơn và tạo điểm riêng cho mình, thì việc ráp này người ta gọi là Mash – Up, nó giống như là “Liên khúc” chúng ta hay gọi. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nghe qua một bản Mash-up để giải trí nhé.

  1. “Phiu” đi nào!

Từ  này, bạn có thể hiểu theo 2 cách là FillFeel.

Nếu bạn có cây đàn Keyboard, hãy nhìn vào nút báo trống giữa Ver A và Ver B sẽ có chữ Auto Fill. Fill trong trường hợp này sẽ có nghĩa là lấp đầy, người nghệ sĩ sẽ làm một điều gì đó để bài hát bớt đi sự rời rạc ở những đoạn dạo hoặc lắng đọng. Đối với ca sĩ, họ có thể hát thêm một đoạn nhạc đã tập với band nhạc hoặc đối với nhạc công họ có thể tutti hoặc đánh thêm 1 đoạn lead nào đó để bài nhạc kéo “mood” người nghe lên. Do đó, Fill thường mang tính chất lý tính nhiều hơn. 🙂

Đối với Feel, thì người nghệ sĩ sẽ nghiêng hơn về sự cảm nhận về cảm giác, ngoài việc làm lấp đầy như Fill thì họ sẽ đưa luôn cả cảm xúc của mình vào, người nghe sẽ cảm nhận được sự vui buồn, sự căm ghét hay thậm chí sự côn đồ trong những đoạn Feel này của họ. Hay nói cách khác, đối với Feel thì nó sẽ mang cảm xúc cá nhân nhiều hơn, và bạn sẽ chỉ cảm nhận được ở chính người nghệ sĩ đó mà thôi, dù một người khác học hỏi và hát theo nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể cảm nhận được sự giống nhau giữa 2 người.

Nhưng cần lưu ý, việc Feel hay Fill này không phải muốn “sáng tác” như thế nào cũng được, mà nó cần sự ăn ý với band nhạc, hòa âm của band cũng như cần đúng với từng thể loại nhạc riêng, Feel/Fill của nhạc Jazz sẽ khác với EDM, sẽ khác với Pop hay Soul, vì vậy để có thể đa dạng trong các Feel/Fill, người ca sĩ cần phải am hiểu nhiều dòng nhạc và lịch sử của chúng để tránh “lấy râu ông này cắm cằm bà kia” nhé. :D.

Chúng ta cùng xem qua 2 bài hát thuộc Jazz và R&B, các bạn hãy theo dõi xem cách Feel/Fill giữa 2 bài khác nhau như thế nào nhé.

Jazz

https://www.youtube.com/watch?v=2q9nYVExDnk

R&B

Qua bài viết này, các bạn có thể hiểu hơn phần nào một số thuật ngữ hay dùng trong việc trình diên Live. Nếu bạn có vài từ nào thắc mắc hoặc tìm ra nhiều thuật ngữ khác thì hãy chia sẻ với mọi người bằng cách comment hoặc vào fanpage ADAMMuzic – Kiến thức câm nhạc nhé.

Refrence:

Clip/Video: Youtube

Quickom Call Center