Anatomy – Giải Phẫu học – Tầm quan trọng trong thanh nhạc.

Đoàn Nhược Quý - Xoang trong Thanh Nhạc

Lợi ích của Anatomy - Giải phẫu học để hiểu về:

Chắc nhiều lần bạn nghe người khác nói về vị trí âm thanh, sự thả lỏng, lấy hơi xuống bụng, khoảng vang, bla bla bla,… Nhiều đến nỗi bạn phải “bấn loạn” trong mớ hỗn độn mà không có một cái gì “bấu víu” để hiểu chúng. Cũng có lúc bạn vô tình làm được 1 kỹ thuật nào đó, nhưng sau đó lại không làm được và không biết làm cách nào để mình có thể lấy lại được cảm giác đó… Và sau tất cả, bạn chỉ nhận lại được 2 từ “tưởng tượng”.

Chúng tôi cũng đã từng như các bạn và sau một thời gian nghiên cứu thì công cụ để hỗ trợ cho chúng ta có thể kiểm soát phần lớn các vấn đề trên đó là Anatomy – Giải phẫu học. Đây là một trong những phương pháp ADAMMuzic sử dụng trong vấn để chia sẻ và dạy cho các học viên của mình và sự tiếp thu của các bạn rất nhanh chóng. Cũng như vậy, qua bài viết này ADAMMuzic mong muốn phần nào tháo gỡ được những “bối rối” bấy lâu nay của các bạn. Trong phạm vi bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút sơ lược các cụm từ các bạn hay nghe và liên tưởng về Anatomy nhé 🙂

Hoạt động hô hấp

Từ lúc sinh ra tới lớn lên, bất cứ ai cũng phải trải qua việc hít thở, nó cung cấp Oxi cho quá trình hoạt động của con người nói chung và nói và hát nói riêng. Nếu chúng ta biết hít thở đúng cách thì việc học thanh nhạc sẽ rất dễ dàng cho các bạn và thời gian để các bạn đạt đến các kỹ thuật cao sẽ rút ngắn rất nhiều.

Tuy nhiên, phần lớn các bạn học thanh nhạc lại bỏ qua vấn đề hơi thở này, và hậu quả dẫn đến là viêm họng, giọng hát dễ bị “tét”, giọng hát không ổn định, kỹ thuật không chắc chắn, rồi các bạn lại tập “bất chấp” để đạt được kỹ thuật đó, nhưng càng tập lại càng hại giọng và cứ lẩn quẩn như vậy mà không hiểu vì sao mình phải sửa lại hơi thở.

Trong thanh nhạc, chắc hẳn các bạn nghe rất nhiều về cụm từ “hít vào bụng”, “lấy hơi ra sau lưng”, … và bạn bị hoang mang vì không mường tượng được nó.

Thật sự, việc hít thở hỗ trợ cho giọng hát thông qua cơ hoành, cơ hoành giúp điều tiết lượng hơi ra ngoài nhiều hay ít, mạnh hay yếu, nhanh hay chậm để bạn có thể quyết định và kiểm soát được lượng hơi đi ra. Nếu biết được điều này, thì điều trước tiên trong việc tập hát đó là cảm nhận được cơ hoành, cảm nhận được sự lên xuống của cơ hoành, từ đó mới cảm nhận được lượng hơi đi ra. Việc này rất dễ nhưng cũng rất khó vì đa số các bạn đều hít thở sai cách bằng ngực chứ không phải bằng cơ hoành của các bạn, và đây chính là lý do vì sao phải hiểu được Anatomy để tập luyện.

Các bạn hãy truy cập vào đây để biết thêm về hơi thở trong thanh nhạc nhé.

Khoảng vang/Sự cộng hưởng (Resonance)

Chắc hẳn nhiều lần bạn nghe người ta nói về khoảng vang, rằng phải đưa âm thanh đi lên trên, mở vòm, tưởng tượng âm thanh phát ra trước mặt… Lại “tưởng tượng”, tiếc thay nhiều người lại không “tưởng tượng” được. Đây chính là khúc mắc lớn nhất đối với người học nhạc đặc biệt là học thanh nhạc. Chúng ta cùng tháo gỡ bằng Anatomy nhé.

Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe qua cụm từ “viêm xoang”? Xoang là những khoảng rỗng trong hộp sọ người, nó có tác dụng làm cho hộp sọ của chúng ta nhẹ hơn, và là một trong những bộ phận để giúp hình thành màu sắc tiếng nói của mỗi người khác nhau. Mỗi người chúng ta có hệ thống xoang khác nhau thì thể tích nên giọng nói sẽ đặc trưng cho mỗi người, và nếu các xoang không thông thoáng mà lại bị nhiễm trùng thì chúng sẽ bị tắt nghẽn và gây ra viêm xoang, đồng thời làm cho giọng nói của ta bị biến dạng.

Cách sử dụng khoảng vang – Thầy Đoàn Nhược Quý

Như vậy, nếu chúng ta “tận dụng” tối đa những khoảng xoang trống này bằng cách cho âm thanh rung động ở đó thì lúc này âm thanh sinh ra sẽ được cộng hưởng, sáng và ít mất sức hơn rất nhiều, giống như khi bạn úp đầu vào cái lu và la lên vậy. Đây chính là mấu chốt của cộng hưởng.

Một lần nữa, thay vì tưởng tượng, các bạn hãy hát từ “Uhm” từ thấp đến cao nào…Dùng tay sờ trên má, ép đụng phần sương hàm bên trọng bạn thấy rung động trên mặt không? Đây chính là sự cộng hưởng. Và khi bạn tập luyện và áp dụng nó vào việc hát thì bạn đã đạt được sự công hưởng rồi.

Giọng pha (Mix voice)

Đây là một trong những vấn đề các bạn thích nhất và cố gắng tập nhiều nhất, nhưng rất ít bạn thành công. Vì sao?

Như chúng ta đã biết, người ta tìm ra Mix voice mục đích làm cho việc hát note cao dễ dàng hơn, ít mệt hơn thay vì dùng Chest voice, nhưng nhiều người lại phải “đau khổ” khi hát nó… Xét về mặt logic thì đâu đó đã thấy “sai sai”. Thật vậy, việc hát Mix voice phải bắt đầu bằng các bài tập để kiểm soát từng phần của cơ thể, ví dụ: hơi thở, khẩu hình, khoảng vang, vị trí âm thanh, tư thế khi hát, sự thư giãn, Belting… Và khi các bạn tập được từng phần như vầy rồi thì việc hát Mix voice sẽ dễ như “trở bàn tay”. Tuy nhiên, để có thể tập trong thời gian ngắn nhưng kỹ thuật chắc chắn nhất thì các bạn cần phải hiểu về Anatomy và cơ chế hoạt động của từng bộ phận. Một ví dụ nhé.

“Sự thư giãn”, nghĩa là sao? Thật sự, việc hát cao là một hoạt động trái với quy luật và sự cho phép của cơ thể chúng ta, và khi hoạt động không có lợi xảy ra thì cơ thể sẽ phản xạ lại để ngăn chặn việc đó, sự ngăn chặn này chính là hành động “gằn” của chúng ta, một biểu hiện dễ thấy là âm thanh bạn phát ra sẽ nặng nề, mất nhiều sức, yết hầu bị cứng và…nổi gân cổ rất nhiều, việc này sẽ làm cho cổ họng cứng và hẹp lại, làm cho việc phát ra âm thanh rất khó khăn. Do đó, sự thư giãn về mặt tinh thần ở đây nhằm mục đích “đánh lừa” suy nghĩ của chính mình, làm cho cơ chế tự bảo vệ của cơ thể “ngủ yên” để không làm ảnh hưởng đến việc hát của chúng ta, và biểu hiện là cổ bạn sẽ lắc được và rất linh hoạt khi hát.

Trên đây chỉ là vài ví dụ nho nhỏ về sự cần thiết của Anatomy trong việc học thanh nhạc, giúp cho các bạn có cái nhìn mới hơn trong việc hát. ADAMMuzic hy vọng sau bài việc này các bạn có thêm được một phương pháp, một gợi ý để có thể tự tìm hiểu và phát triển giọng hát của mình theo cách dễ hiểu hơn.

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi


      Quickom Call Center