Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Bài tập tăng sức mạnh dây thanh

Bài tập tăng sức mạnh dây thanh

  1. Sức mạnh dây thanh là gì và quan trọng như thế nào?

Dây thanh được cấu tạo từ phần thân cơ (vocalis muscle), tiếp đến một lớp dây chằn ở giữa (vocal ligament), sau cùng được bao bọc bởi một lớp niêm mạc nữa tại phần mép của dây thanh.  

Cấu tạo phân lớp phức tạp của dây thanh.

Dây thanh chính là nguồn phát ra âm thanh, cho nên tất nhiên nó rất quan trọng đối với giọng nói, giọng hát con người. Khi nói tới sức mạnh của dây thanh, người ta nói tới:

  • Độ kết nối của màng tại mép dây thanh
  • Sư khỏe mạnh và đàn hồi của phần thân.  

Một dây thanh có mép kết nối hiệu quả sẽ giúp người hát dễ dàng tạo ra âm thanh sắc bén, rõ nét. Một dây thanh có phần thân khỏe mạnh và có độ đàn hồi tốt sẽ trợ giúp trong việc tăng độ dày, lực hát và âm lượng.

Ngược lại một dây thanh không khỏe mạnh, chẳng hạn như có phần thân cơ bị xơ cứng, viêm sung; hoặc là phần mép bị hạt, bị trầy xước, và kém kết nối. Người hát sẽ vô cùng khó khan trong việc phát âm hoặc duy trì âm lượng, lực hát ổn định.  

Bởi vậy mà bài tập dây thanh vô cùng quan trọng.

Bài tập sức mạnh dây thanh:

Bài tập dây thanh chia ra làm hai nhóm chính : tập cơ dây thanh và tập mép dây thanh.

Bài tập phần cơ dây thanh:

  • Hiểu đơn giản đây chính là bài tập giọng ngực, giọng nói bình thường.

Sử dụng từ “Hey” đi một quãng 5 lùi lại, và tưởng tượng như chúng ta đang gọi một người bạn đứng từ xa.  5-4-3-2-1. Chú ý không đổi sang giọng gió hoặc hát giọng gió, hãy sử dụng giọng thật, hát thật thoải mái và hướng âm thanh ra ngoài, đồng thời không gồng, cố đẩy cho quá to, hãy vừa phải và thư giản.

  • Bài tập kết nối phần mép dây thanh

Bài tập vocal fry sau đó kéo nốt một quãng 8. Bạn thực hiên vocal ở đầu câu hát, làm rõ vocal fry, sau đó nối vào nốt nhạc rồi kéo dần cao độ nốt đó lên một quãng 8 và quay ngược lại. Cố gắng tạo ra âm thanh mỏng, nhỏ, sắc bén rõ. Tuyệt đối không cố gồng, hoặc đẩy, hoặc hát lớn hơn sẽ làm mất tác dụng lên phần mép dây thanh của bài tập.  

Dây thanh cần phải được luyện tập cả phần thân và phần mép để giữ được độ khỏe mạnh

Dây thanh chính là nguồn phát âm cho nên gìn giữ và luyện tập sức mạnh dây thanh tất nhiên là mối quan tâm hàng đầu khi luyện tập thanh nhạc 

Để xem lại chi tiết phần cấu tạo thanh quản, xin hãy bấm vào đây 

Đừng bỏ lỡ bài viết kế tiếp về các thói quen, thực phẩm, và các mẹo nhỏ để giữ dây thanh được khỏe mạnh, bền bỉ hơn.

Nguồn tổng hợp 

Nhật Thanh

Quickom Call Center