Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Những thói quen giúp giữ gìn dây thanh

Những thói quen giúp giữ gìn dây thanh

Ngoài việc luyện tập sức mạnh dây thanh, chúng ta còn có thể tham khảo thêm một số thói quen sinh hoạt và sử dụng thực phẩm có lợi cho dây thanh, đồng thời hạn chế những thói quen gây hại.

Nếu bạn muốn xem lại bài tập sức mạnh dây thanh. Bấm vào đây

Nếu bạn muốn xem lại kiến thức về cấu tạo và cơ chế sinh học của dây thanh. Bấm vào đây

  1. Thói quen sử dụng giọng nói:

Thói quen sử dụng giọng nói trong suốt cả cuộc đời tuy không phải việc thường được chú ý, nhưng là ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát, giọng nói của bạn rất nhiều. Dưới đây, hãy nhau tìm hiểu các thói quen xấu và tốt đối với giọng nhé.

a. Thói quen xấu:

  • Nói chuyện to ồn ào, cười giỡn liên tục:  

Hành động nói lớn với một âm thanh dày khiến cho các nếp gấp dây thanh liên tục phải làm việc, thân dây thanh rung động mạnh mà không được nghỉ ngơi. Hành động cười liên tục làm cho hộp dây thanh bị rung lắc nhiều, hơi xuyên qua mép thanh đới liên tục.

Cười giỡn quá nhiều, nói lớn tiếng có thể làm mệt thanh quản của bạn

Nguồn ảnh : Freepik.com

  • Nói quá nhỏ, lí nhí, không mở khẩu hình:

Ngược lại với những người hay nói lớn và cười giỡn, những người nói lí nhí, nói quá nhỏ, thường không để cho âm thanh thoát ra ngoài. Họ giữ âm thanh lại trong miệng, hoặc nói vào mũi, hoặc dùng giọng gió. Bởi vậy mà giọng ngực không được thường xuyên kích hoạt trở nên yếu, đôi khi rung rẩy. Như vậy rất khó để hát hay và có thói quen hát tốt.

  • Hát tùy ý, giữ thói quen la hét khi hát:

Khi bạn thường xuyên hát Karaoke cùng bạn bè, hoặc hát ở nhà, nhưng lại không hiểu rõ về tầm cữ giọng của mình. Có thể bạn là nam lại đang cố hát tông nữ, và ngược lại. Hoặc có thể bạn phải hát các nốt cao hoặc quá thấp ngoài tầm cữ giọng của mình.

Hát lớn, hát cao quá tầm cữ, la hét khi hát karaoke sẽ làm tổn thương dây thanh

  • Nói chuyện thều thào, nói thầm, dùng quá nhiều hơi:

Bên cạnh việc nói lớn hoặc nói nhỏ, thì còn có thói quen nói thầm, nói chuyện thều thào. Lúc này dây thanh sẽ quen với việc khép hờ, hai mép thường bị hơi xuyên qua, chà sát. Sau này, khi bạn muốn tập hát, tập nói rõ ràng, thì những điều này sẽ cản trở hai thanh đới kết nối với nhau.

Thì thầm nhiều cũng có thể làm đau họng. Nguồn ảnh: famillyzone.com

Để giải quyết tình trạng này, bạn chỉ cần hình thành một thói quen nói tốt như sau:

Nói với âm lượng vừa phải

Hạn chế la hét, hoặc cười quá nhiều

Nói với một chất lượng âm thanh rõ, có độ sắc bén, không quá nhiều hơi, thều thào

Luyện thanh, tập hơi để tăng hiệu quả giọng nói bạn sẽ không phải dùng sức nhiều nữa.

2. Môi trường sống:

  • Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn, quá khô, hoặc quá lạnh đều sẽ ảnh hưởng đến dây thanh và giọng nói của bạn. Hãy thường xuyên:
  • Đeo khẩu trang, dùng máy lọc không khí,
  • Uống nước để giữ ẩm dây thanh
  • Hạn chế nằm máy quá lanh, quạt quá lớn, chỉ dùng vừa phải đủ mát
  • Mặc độ ấm, và giữ ấm trong tiết trời lạnh.

Bụi mịn có thể gây hại cho hô hấp và giọng hát

3. Lựa chọn thực phẩm:

  • Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng
  • Đừng uống quá nhiều nước lạnh, uống giải khát vừa đủ
  • Hạn chế đồ ăn kích thích vị giác trước khi hát, sẽ làm bạn chảy nước bọt
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá khô
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
  • Ăn những đồ ăn nóng, canh súp có hơi nước để giữ ẩm thanh quản
  • Hạn chế thức uống có ga, sẽ làm bạn ợ hơi
  • Trước khi biểu diễn, hạn chế dừa, đậu phộng, nước mía, những thực phẩm có xơ nhỏ, vụn, có thể sẽ làm bạn ho.

Đồ ăn cay nóng, kích thích vị giác có thể không tốt cho giọng của bạn

Cùng ghi nhớ danh sách các thực phẩm tốt cho giọng hát nha:

Mật ong

Gừng

Bạc hà

Nước

Súp lơ tốt cho phổi

Rau xanh, trái cây nói chung

Nước ép trái thơm

Giá đỗ

Nước chanh pha vừa phải không quá chua

Bạn còn có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp để bảo vệ và tăng hiệu quả giọng hát

4. Luyện tập, và sử dụng giọng điều độ:

Để hiệu quả giọng nói, giọng hát, bạn nên luyện thanh để các cơ nội tại của thanh quản được dẻo dai hơn. Đồng thời luyện tập phát âm, luyện tập vị trí âm thanh để tăng hiệu quả của giọng, bạn sẽ có thể tạo ra âm thanh vang, sáng, dày hơn mà không phải dùng sức nhiều

Luyện tập thể thao và luyện tập hơi thở

Sử dụng giọng điều độ, khi mệt phải nghỉ ngơi đừng quá sức

Ngủ đủ giấc

Khởi động kĩ càng trước khi hát, biểu diễn

Thả lỏng cổ, vai và các cơ xung quanh vùng này khi dùng giọng

Học thanh nhạc và luyện tập thật điều độ để hát hay hơn

5. Chọn tông và bài hát phù hợp với giọng:

Cuối cùng, hãy chọn tông và bài hát phù hợp với giọng của mình.

Hãy tìm hiểu thể mạnh, điểm yếu của giọng hát chính mình. Đừng ép thanh quản của mình phải hát những ca khúc không phải là sở trường của nó. Vừa không hay, lại có thể gây tổn thương dây thanh.

Chọn tông hợp với sức, và độ tuổi của mình

Nên tìm hiểu, đo quãng giọng của mình, để có thể chọn tông và bài phù hợp.

6. Đặc biệt chú ý, trong trường hợp bạn cảm thấy giọng hát có điều lạ, bị rè, bị run rẩy quá mắc, các cơ xung quanh cổ bị đau, hoặc phát hiện hạch sung quanh cổ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để khám bệnh và theo dõi chính xác.

Gặp ngay bác sĩ nếu cảm thấy điểu không ổn trong giọng hát

Nguồn ảnh: livetotum.com

Link tham khảo: https://teenstarcompetition.co.uk/advice/what-to-eat-and-drink-to-have-a-good-voice

Link tham khảo: https://baochauelec.com/top-nhung-thuc-pham-cho-ban-giong-hat-tot

Link tham khảo: https://chauaudio.com/tin-tuc/8-bi-quyet-de-giu-giong-hat-hay-1158.html

Nguồn tổng hợp

Nhật Thanh


Khi nào chúng ta nên đi gặp bác sĩ về các vấn đề thanh quản?

Dây thanh có thay đổi theo độ tuổi
Quickom Call Center