CAO THANH QUẢN LÀ GÌ?
Nếu bạn là người yêu ca hát chắc bạn không ít lần nghe nói tới khái niệm cao thanh quản (high larynx). Hôm nay ADAM Muzic sẽ cùng bạn làm sáng tỏ thuật ngữ này nhé.
Đây không hẵng đã là một lỗi sai khi hát mà trên thực tế, đây chính là quá trình hoạt động của các cơ (muscles) xung quanh thanh quản (larynx) khi hát đặc biệt là với các nốt cao hoặc khi hát với lực hát mạnh.
Làm sao để biết rằng bạn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự?
Rất dễ, bạn chỉ cần đặt tay vào vị trí cổ họng khi hát và cảm nhận xem mỗi lần hát lên nốt cao hoặc hát mạnh, thanh đới của bạn có di chuyển dần lên phía trên hay không.
Nếu trong quá trình hát bạn cảm thấy phần cổ họng của mình căng cứng hơn, nổi nhiều gân, cảm thấy mệt khi hát, thanh quản di chuyển lên trên nhiều hơn.
Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng tương tự như trên thì có vẻ như bạn đang gặp khó khăn về giọng hát, trong trường hợp này là thanh quản di chuyển lên cao nhiều quá. Bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi trên thực tế, đa phần tất cả mọi người khi hát lên nốt cao hoặc khi dùng lực mạnh đều có tình trạng tương tự. Trừ một số ít những người đã học qua những khóa học thanh nhạc có thể kiểm soát tốt hơn giọng hát của mình và tránh được việc bị cao thanh quản.
Sẽ có một số bạn thắc mắc: “Thanh quản đi lên trên thì mới thay đổi được cao độ mà?”. Điều này đúng một phần, nhưng vẫn có một cách khác để thay đổi cao độ, đó là khi bạn hát lên cao, thanh quản đẩy lên để một phần nào đó khiến 2 dây thanh đới ép lại nên có thể hát nốt cao. Tuy nhiên, sự “ép” này không thật sự thoải mái cho giọng hát. Thay vào đó, bạn có thể tập luyện cho các dây thanh đới có thói quen tự đóng dần lại mà không bị tác động bởi hướng đi lên của thanh quản và sự ép của các cơ quanh cổ. Cách này khá đơn giản và mình sẽ hướng dẫn ở phần dưới của bài viết này.
Cách tập luyện thế nào?
Rất đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng tập nói chuyện, hát nhẹ lại ở một cường độ vừa phải, càng nhẹ càng tốt để đảm bảo rằng thanh quản, các cơ cổ của mình không bị căng quá và thanh quản bị nén, đẩy về phía trên gây khó khăn khi hát. Bạn cũng có thể đặt bàn tay của mình nhẹ lên cổ để cảm nhận sự di chuyển của Thanh quản, cố gắng kiểm soát bàn tay của mình sao cho vùng cổ không bị nén và không di chuyển về phía trên trong quá trình tập hát.
Một bài tập thứ hai khá đơn giản, bạn hãy hát một âm Ahh từ dưới nốt thấp lên nốt cao và ngược lại. Trong khi đó, bạn vẫn đưa tay giữ cho thanh quản ở vị trí giữa của cổ họng, không gồng và không hát quá mạnh. Qua hai bài tập trên, dần dần bạn sẽ cảm nhận được vị trí ổn định ở phía giữa cổ họng của thanh quản và hãy thử áp dụng cách hát ở vị trí mới này vào những bài hát mình yêu thích, bạn sẽ bất ngờ về giọng hát mới đầy bay bổng của mình.
Hãy nhớ là đừng nóng vội bởi vì sẽ mất khá nhiều thời gian để tập luyện được cách hát không đè nặng ở cổ hoặc cao thanh đới. Một người trung bình mất từ 3 đến 6 tháng để có thể tập kiểm soát được độ lực và điều chỉnh vị trí thanh quản theo mong muốn của mình.
Bạn có thể tham gia cộng đồng Chia sẻ kiến thức Hát Sao Cho Hay để cùng học hỏi, tìm hiểu kiến thức và được chia sẻ tận tình từ những nhạc sĩ, chuyên gia âm nhạc.
Nhấn vào đây để tham gia group Chia Sẻ Kiến Thức Hát Sao Cho Hay
ADAM Muzic chúc các bạn thành công.
Biên soạn: Giảng Viên – Nhạc Sĩ Đoàn Nhược Quý
Giữ bản quyền và phát hành: ADAM Muzic
Kiến thức âm nhạc
Lịch sử âm nhạc thế giới p8- Âm nhạc tiền hiện đại và hiện đại
Chúng ta đã đi đến phần cuối cùng của lịch sử âm nhạc thế giới. Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay về âm nhạc tiền hiện
03/07/2023
Kiến thức âm nhạc
Nhạc Jazz Là Gì? Lịch sử ra đời nhạc Jazz
Chúng ta thường nghe nói về nhạc Jazz nhưng không biết nhạc Jazz thật sự bắt nguồn và hình thành như thế nào? Cùng AdamMuzic
28/06/2023
Kiến thức âm nhạc
Lịch sử âm nhạc thế giới P7 – Âm nhạc cùng thời cổ điển Châu Âu tại Trung Hoa
Âm nhạc cùng thời tại Trung Hoa (cổ điển Trung Hoa – thế kỉ 13-19, trước thời gian này, âm nhạc được tính vào thời
25/06/2023
Kiến thức âm nhạc
Nhạc kịch là gì?
Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay nhạc kịch là gì nhé! Nhạc kịch là gì? Nhạc kịch là loại hình sân khấu trong đó kết hợp
21/06/2023
Kiến thức âm nhạc
Lịch sử âm nhạc thế giới p6 – Âm nhạc Ấn Độ cùng thời cổ điển Châu Âu
Sự phân chia thời kì trong lịch sử Ấn Độ có khác biệt với phương Tây, vì vậy ở đây chỉ âm nhạc cùng thời
10/06/2023
Kiến thức âm nhạc
ADAM MASTERCLASS #4 – CƠ HỘI KIỂM SOÁT CHÍNH XÁC CAO ĐỘ
Trong một bài hát có rất nhiều nốt nhạc, mỗi nốt có một cao độ khác nhau, nốt trầm nốt bổng. Vì thế, việc hát
06/06/2023