Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Những điều đặc biệt trong giọng hát của diva Whitney Houston.

ca_sĩ_Whitney_Houston

Những điều đặc biệt trong giọng hát của diva Whitney Houston.

Nội dung bài viết

Với những ai yêu thích ca hát, hẳn không còn quá xa lạ với cái tên “Whitney Houston”- một trong những tượng đài trong làng nhạc Pop Âu Mỹ thập niên 80s và 90s. Giữa muôn vàn ca sĩ có giọng hát xuất sắc ở Mỹ, không đơn giản mà cô trở thành một diva – mà cho tới tận bây giờ chưa ca sĩ nào thay thế được. Vậy trong giọng hát cô có gì khiến cô trở nên nổi tiếng như vậy? Hãy cùng Adam Muzic xem bài viết dưới đây nhé:

Giọng hát da màu mang âm sắc của người da trắng:

Sinh trưởng trong gia đình có mẹ là Cissy Houston – ca nhạc sĩ dòng nhạc Phúc Âm (Gospel – dòng nhạc được hát trong nhà thờ). Vì thế mà Whitney Houston cũng là một ca sĩ xuất thân hát dòng nhạc này. Từ nhỏ, cô đã được mẹ dắt vào nhà thờ hát solo trong dàn hợp xướng phúc âm thiếu nhi. Không giống như mẹ mình hay những ca sĩ da màu khác – có một chất giọng đặc trưng: âm lượng rền, kịch tính, âm sắc có chút thô ráp nếu bạn nghe không quen. Cô sở hữu 1 chất giọng hài hòa: vừa ngọt ngào vừa mạnh mẽ. Mời bạn nghe qua màn song ca giữa cô và ca sĩ Cissy Houston – mẹ ruột của cô ở video dưới đây. Hãy chú ý sự khác nhau ở âm sắc

Về âm lượng, bà Cissy Houston có đôi chút lấn át con gái mình. Âm sắc của bà Cissy mang đặc trưng của một ca sĩ da màu: dày và tối. Còn ở Whitney; ngoài sự uy lực vốn có của 1 ca sĩ da màu; ta còn thấy được sự trữ tình, mượt mà và tình cảm trong giọng hát của cô. Lý do là khi hát cô rất tinh tế sử dụng hơi (airy), thay vì đẩy lực như các ca sĩ Gospel hay làm. Điều này tạo sự uyển chuyển và độ tơi xốp cho các câu hát, khiến các câu hát tình cảm đúng chỗ, bùng nổ đúng chỗ. 

ca_sĩ_Whitney_Houston
Ca sĩ Whitney Houston - Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Whitney_Houston

Đặc biệt, giọng hát của cô có một độ trữ tình, tình cảm theo cách thường thấy ở một ca sĩ da trắng hơn là một ca sĩ da màu  “xôi thịt”. Không thường xuyên dùng giọng falsetto để tạo phong cách riêng biệt như người đồng nghiệp của mình – Mariah Carey. Cô sử dụng rất thông minh nó cho những đoạn luyến láy (melisma) hay hát to nhỏ (pianissimo). Như ví dụ về ca khúc “I will always love you”. Ở đoạn đầu, cô hát mộc (acapella) hoàn toàn, mà không cần nhạc đệm. Vừa vào những giây đầu tiên, cô đã đổ ngay một câu hát luyến láy ngọt ngào, nhanh và chuẩn xác, mà nếu chỉ nghe bằng tai thường, bạn sẽ không thể đếm đủ được các nốt cô đã hát. 

Điều này tưởng dễ mà rất khó. Cách xử lý này có thể gọi là “được ăn cả, ngã về không”. Vì trong một bài hát, câu hát đầu tiên rất quan trọng. Nó quyết định sự thu hút của người nghe đối với cả bài. Phải cảm âm thật tốt và có nền tảng kỹ thuật tốt thì mới làm được. Trong 1 bài báo mình đọc đã lâu, David Fosternhà sản xuất âm nhạc cho ca khúc này từng phải nghi ngờ và thốt lên với Whitney rằng: “Cô điên rồi !” khi dám hát như vậy.

Nhờ vào cấu trúc dây thanh đặc biệt của cô: vừa có tính chất của một nữ trung trữ tình (Lirico mezzo-soprano), vừa có tính chất của một nữ trung kịch tính (Spinto mezzo-soprano). Giúp cô từ một ca sĩ của dàn hợp ca nhà thờ bước ra thành diva nhạc Pop thế giới.

Tư duy xử lý bậc thầy

Đối với một ca sĩ, tư duy xử lý và cảm âm rất quan trọng. Điều này sẽ quyết định chất nghệ sĩ riêng giúp đóng dấu tên tuổi của bạn. Nhưng không phải ca sĩ nào cũng có thể tìm thấy và luyện tập được nó. Đối với Whitney, cô lại chính là “Master” của chuyện này. Ở các ca sĩ khác, chuyện hát bị crack, hụt hơi, vỡ nốt sẽ rất dễ bị bắt bài ngay trên sân khấu nếu hôm đó ca sĩ ấy xuống phong độ. Còn với cô, ta thường rất ít khi nghe ra được, vì cô sẽ phát hiện lỗi trước khi khán giả kịp nhận ra. Rồi sau đó sửa lại ngay lập tức và bài biểu diễn đó lại cộp mác 1 tư duy xử lý mới.

Ví dụ trong 1 màn live “I will always love you” khác dưới đây:

Các bạn để ý vào 5:26, nếu đúng như ý cô muốn, cô sẽ lên head voice để out bài. Nhưng vì thể trạng không tốt nên lúc này cô bị “tịt” hơi và không còn đủ hơi để đẩy head voice. Cô biết được điều đó và thay bằng một đoạn 2 câu hát luyến láy (melisma) mang đầy chất R&B. Chỗ này cô đã “ăn gian” được một khoảng thời gian để lấy hơi đẩy head voice và kết bài. Quá tinh tế đúng không nào.

Đương nhiên có đôi khi tình trạng cổ họng của cô không tốt và không đủ linh hoạt để xử lý vì ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài (như tâm lý, thuốc lá, rượu bia). Nhưng không vì thế mà khán giả hay giới chuyên môn phủ nhận được tư duy âm nhạc tuyệt vời của cô.

Cách chuyển âm khu linh hoạt và chắc chắn

Điểm đặc biệt trong giọng hát của Whitney đó chính là việc linh hoạt chuyển các âm khu giữa giọng ngực (upper – chest voice) và giọng óc (head voice) cực kì tự nhiên. Để làm được điều này, đòi hỏi người ca sĩ phải có một kỹ thuật nền chắc chắn, làn hơi ổn định như video dưới đây :

Khi cô đang rất căng nốt bằng giọng ngực, sau đó lại chuyển đột ngột sang head voice mà không hề có 1 chút gượng ép hay gãy nếp nào. Tất cả mọi thứ đều rất mượt mà và uyển chuyển. Không những thế, các đoạn head voice của cô không chỉ đơn thuần là nốt luyến thông thường mà đồng thời còn cộng thêm các kỹ thuật như hát nhỏ tiếng (pianissimo, trillo : hát láy đi láy lại 2 note ở 8:46), bỏ nhỏ cực kì uyển chuyển.

Cô có một lối hát tự nhiên như kể chuyện thường ta sẽ thấy trong các bản live. Điều này làm cho các bản live của cô hầu hết đều không giống các bản thu âm.

Trong suốt đoạn đầu bản live phía trên, cô hát mà như không hát, các câu hát vô cùng “đời” tựa đang nói chuyện nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố nhịp điệu, tiết tấu, flow của bài. Vào giây thứ 38 của video, cô bắt đầu nói chuyện với khán giả. Nếu chỉ nghe mà không xem video, chắc chắn bạn sẽ nghĩ cô vẫn đang hát cho đến khi cô nói hết câu. Cách nhả chữ của cô vô cùng kích thích người nghe: không dồn dập như vũ bão mà từ từ len lỏi, chạm vào cảm xúc. Rồi sau đó đột ngột bất ngờ đẩy những nốt belting nội lực.

Thêm một điều nữa, vì cô muốn hát thật tự nhiên nên cô thường xuyên belting bằng giọng ngực thay vì lợi dụng các âm khu xoang để lên nốt như các ca sĩ khác. Giọng ngực của cô không ngắt hay chói mà ấm áp ngọt ngào. Đây là một điểm đặc biệt trong giọng hát của Whitney.

Cùng nghe bài hát “And I am telling you” do cô và Jennifer Hudson (JHud) trình bày dưới đây.

Có thể thấy ngay khi vào 2 chữ đầu “And I am…” JHud đang hát bằng giọng ngực (chest voice) nhưng khi chuyển qua chữ “telling you” cô bắt đầu đã chuyển giọng. Ngay chỗ này rất dễ để nhận biết được vì âm thanh trong câu hát thay đổi khi được đẩy lên khoảng vang.

Còn ở bản của Whitney, nguyên một câu “And I am telling you” khi vào cô đã hát bằng giọng ngực hoàn toàn (chest voice) và để cho âm thanh tự tạo cộng hưởng (resonance) tự nhiên mà không cần chuyển giọng. Tất cả đều rất mượt mà và không cần gồng gánh sức một chút nào.

Tuy nhiên cách hát này lại gây tác hại là dễ sớm mất giọng, gây mệt khiến nhiều lúc cô mất control trong hơi thở. 

Nếu bạn muốn học hỏi tư duy xử lý của cô để luyện tập cảm âm, xem thêm về bài viết “luyện tập cảm thụ âm nhạc thông qua bài I’m every woman-Whitney Houston” tại đây nhé.

 

 

Kết luận:

Có thể nói, để khai thác và phân tích hết được những kỹ thuật của Whitney Houston phải mất rất nhiều trang giấy mới viết hết được. Tất cả những kỹ thuật này tuy có thể rất tiểu tiết nhưng cực kỳ khó để làm được. Đòi hỏi ở người nghệ sĩ phải có đủ tư duy, luyện tập khổ luyện và cảm âm tốt. Minh chứng là có rất nhiều người cover lại nhạc của cô, nhưng hầu hết lại hiếm người có thể có được cảm xúc tinh tế, hát kỹ thuật mà không kỹ thuật như cô. Bỏ qua những đời tư, và scandal mất giọng ở cuối đời. Whitney Houston mãi mãi là một tượng đài, mà phải rất rất lâu nữa mới tìm ra được một diva tiếp theo như cô.

Bạn có thể tập hát tốt hơn bằng dụng cụ tập hơi này nhé: link


  • Bài viết mang tính quan điểm chủ quan của tác giả
  • Bài viết lấy cảm hứng từ các bài phân tích của nhà báo Long Phạm.
  • Nguồn tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Whitney_Houston
  • Nguồn video: Youtube

Tác giả: BiAy

Quickom Call Center