Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Nâng cao cộng hưởng – Các vị trí âm thanh 2

Ở bài trước chúng ta đã nhắc lại khái niệm (có ba phần: đối với người nghe, đối với người hát, bằng chứng khoa học) và liệt kê các vị trí âm thanh thường gặp. Mình sẽ đi vào bài tập cụ thể để tìm ra cảm giác của các vị trí này nha.

  1. Khoang miệng:

Vị trí âm thanh ở khoang miệng hướng ra ngoài là một vị trí phổ biến đặc biệt khi chúng ta đọc những nguyên âm mở, tiêu biểu là âm “a”

  • Ưu điểm: Âm thanh thoát ra ngoài dễ dàng, âm lượng lớn, có lực, dày khỏe, giống như một giọng nói dõng dạc, rõ ràng.
  • Nhược điểm: Gặp khó khăn khi lên nốt cao vì thiếu đi sự trợ giúp của khoang mũi và những xoang khác trong hộp sọ. Dễ bị vướng phải thói quen tống hơi khi hát, làm cho giọng hát có thể bị tổn thương khi dùng sức quá nhiều.

Bài tập âm “GA” quen thuộc. Với âm “a” hơi dọc miệng.

Âm “G” buộc bạn nâng vòm mềm rồi bật xuống đột ngột, nên bạn sẽ sử dụng được khoang miệng nhiều hơn các âm khác. Âm “a” cũng là nguyên âm mở cần phải dùng khoang miệng nhiều.  

Muốn tìm vị trí âm thanh ở khoang miệng hướng ra ngoài này, bạn hãy đọc hoặc hát câu hát với âm “Ga” ghi nhớ cảm giác rồi giữ nguyên cảm giác này, ghép lời bài hát vào nhé

  1. Khoang mũi:

Vị trí âm thanh ở khoang mũi hướng ra ngoài cũng là một vị trí phổ biến tiếp theo. Nhất là đối với những bạn có thói quen nói chuyện nhỏ, lí nhí, hơi ngại ngùng và không thích mở khoang miệng lớn.  

  • Ưu điểm: Bạn khó mắc phải thói quen xấu là tống hơi. Đôi khi âm thanh ở khoang mũi của mỗi người có thể tạo màu sắc đặc biệt cho một số phần trong bài hát.
  • Nhược điểm: Âm thanh không thoát, bị hạn chế âm lượng, lực hát yếu, khó tạo được cao trao trong bài hát. Âm thanh còn có thể bị đanh, nghẹt gây khó chịu cho người nghe.

Bài tập “Humming”. Bài tập giúp bạn đưa hơi đến khoang mũi, với khoang miệng đóng.  Lúc này âm thanh của bạn hoàn toàn được truyền ra môi trường bằng khoang mũi. Với những bạn chưa biết cách kết nối âm thanh với khoang mũi, đây là một bài tập để năm bắt cảm giác rất hiệu quả. Tuy nhiên bài Huming có rất nhiều hữu ích khác. Bạn hãy truy cập vào link này nhé.

Điều lưu ý quan trọng, khoang mũi tất nhiên trợ giúp cho cộng hưởng của bạn. Tuy nhiên để âm thanh khỏe mạnh, vang, cân đối bạn phải kết hợp với khoang miệng. Bạn chỉ nên sử dụng khoang mũi khi cần tạo màu sắc ở một số đoạn, chứ không nên luôn luôn sử dụng nó nhé. Bài hát của bạn sẽ bị một màu, âm thanh thiếu lực, hoặc bị đanh nghẹt suốt cả bài.

Chúng ta không bãi bỏ vị trí âm thanh ở khoang mũi, nhưng không nên lạm dụng mà cần phải sử dụng hợp lý.

Bài tập Humming – Nguồn ảnh: Youtube – kênh Singgeek

  1. Cả khoang miệng và mũi hướng ra ngoài:

Cân bằng giữa khoang miệng và khoang mũi, bạn điều chỉnh làn hơi chia đều đến các khoang này và hướng ra môi trường bên ngoài.

Lúc này bạn sẽ có một âm thanh đầy đủ độ sáng tối, cân bằng giữ dày, có lực, và mỏng nhẹ linh hoạt. Vị trí âm thanh cả khoang mũi và miệng hướng ra ngoài nói chung là vị trí được khuyến khích khi hát nhạc nhẹ, giúp giọng hát thoát ra, nhẹ nhàng và tự nhiên.

Bài tập quen thuộc rung môi. Bài tập giúp bạn rất nhiều trong lúc khởi động giọng hát: hướng vị trí âm thanh đều từ miệng và mũi hướng ra ngoài, làm mỏng dây thanh giúp dễ dàng lên cao, duy trì được làn hơi đều đặn.

Nguồn ảnh: Youtube- kênh Katarina H.

Các bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại đây.

  1. Bên trong vòm miệng được mở rộng:

Đây là vị trí phù hợp với những âm thanh kịch tính, cần độ dày, là một trong những vị trí thường gặp trong nhạc cổ điển, bán cổ điển hay nhạc cách mạng.  

  • Ưu điểm: Âm thanh dày lớn, có lực, có độ tối, có độ vang tốt, dễ dàng lên nốt cao.
  • Nhược điểm: Đôi khi âm thanh không thoát, cần phải biết cách sử dụng với thể loại phù hợp.

Bài tập âm “Bub” (giống như âm của chữ Love trong tiếng anh). Lưu ý lúc thực hiện chúng ta nhớ cảm giác ngáp, như vậy chúng ta sẽ nâng vòm mềm, làm rộng vòm miệng, hơi hạ cằm, và hơi dựng hàm trên về phía trước.

Hình ảnh nâng vòm mềm – Nguồn ảnh : claudiafriedlander.com

  1. Đằng sau hầu họng hẹp (twang):

Đây là vị trí thường được kết hợp với vị trí khoang mũi hướng ra ngoài, hoặc vị trí mặt nạ. Twang tạo cảm giác ở đằng sau hầu họng, lúc này hầu họng cũng hơi hẹp. Phần sau của lưỡi gần cuống được nâng cao (ngược lại với việc làm rộng vòm họng đã nói ở trên – cuống lưỡi sẽ hạ hơi thấp), kết hợp với thanh quản hơn cao.

  • Ưu điểm: Âm thanh đanh, sáng, rõ, dễ dàng tạo âm lượng lớn, dễ tiếp cận nốt cao
  • Nhược điểm: Đôi khi âm thanh chói, gắt, gây khó chịu, mất độ ấm và tình cảm.

Hình ảnh của hành động tạo twang – Nguồn ảnh: Singgeek.com

Các bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách tìm ra vị trí âm thanh này rất dễ. Bạn chỉ cần đọc âm “E”. Đây là âm thanh đòi hỏi phải có độ twang mới có thể đọc chính xác được.  

Bài tập âm “Nhe”. Phụ âm “nh” bắt buộc bạn nâng cao cuống lưỡi, và âm “e” giúp bạn làm hẹp hầu họng để tạo twang.  

  • Bạn có thể thấy, đối với phần hầu họng chúng là có thể làm nó rộng hơn bằng cách nâng vòm mềm, hạ thanh quản, dọc khẩu hình miệng (mục 4). Đồng thời cũng có thể làm nó hẹp lại bằng cách hơi nâng thanh quản, hơi cao cuống lưỡi, mở ngang khẩu hình miệng.
  • Cũng là hầu họng, vòm họng nhưng sử dụng khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả âm thanh khác nhau.
  1. Hướng mặt nạ – hai bên gò má và sóng mũi (maks)

Như đã nói ở trên, vị trí khoang mũi, hẹp hầu họng, và vị trí mặt nạ này thường được sử dụng chung với nhau.  

  • Ưu điểm: Âm thanh đanh, sáng, rõ, dễ tiếp cận nốt cao
  • Nhược điểm: Đôi khi âm thanh chói, gắt, gây khó chịu, mất độ ấm và tình cảm

Luyện tập âm “NG” để tìm ra cảm giác của vị trí âm thanh này. Sau đó chuyển từ âm “NG” sang “Nga” để cân bằng với khoang miệng.

Tìm vị trí mặt nạ

 Nguồn ảnh: Youtube – Kênh One Music School

  1. Trước trán:

Vị trí âm thanh trước trán, đỉnh đầu và mở rộng vòm họng, thường được sử dụng cùng nhau ở trong nhạc cổ điển và bán cổ điển. Giúp âm thanh vang, lớn, có lực, dày, dễ dàng tiếp cận nốt cao và kịch tính hơn.

Bài tập vẫn là “Humming”, nhưng lúc này bạn hướng làn hơi dọc sống mũi và lên phần trước của trán cho đến khi bạn cảm nhận rõ sự rung động ở vùng trước trán nhé.  

  1. Đỉnh đầu:

Vị trí âm thanh đặc biệt được khuyến khích sử dụng ở những nốt rất cao trong nhạc cổ điển.  

Để tìm ra vị trí này, bạn hãy hú lên như tiếng của con cú, hoặc tiếng hú mỗi lần chúng ta cổ vũ trận bóng đá nhé.  

Đây là cũng bài tập hiệu quả để mở rộng quãng giọng óc của bạn.

Một ca sĩ Opera – Nguồn ảnh: Manchester.edu

  1. Rung động ở ngực:

Thực chất đây chỉ là một cách gọi nôm na mà thôi. Khoang ngực chỉ chứa phổi và ít tham gia cộng hưởng âm thanh (nếu có thì do sự rung động của xương). Tuy nhiên khí quản của bạn thì tham gia tích cực hơn vào cộng hưởng âm thanh. Khí quản nối liền với hộp chứa thanh quản, khi hộp chưa thanh quản rung lên, lan truyền rung động đến khí quản. Khí quản khá dài, có chứa khí ở trong và có tiết diện khá rộng, cho nên sự rung động của khí quản thường xảy ra đối với những nốt thấp.

Tony Braxton với ca khúc có nhiều nốt trầm đẹp

Bởi vậy mà khi hát thấp, người ta thường cảm nhận sự rung động ở lồng ngực, thực chất phần lớn là do thanh quản bị hạ xuống thấp và khí quản cùng tham gia rung động.

Để hạ thấp thanh quản và hát nốt thấp, cằm của bạn cần được thả lỏng và hạ xuống một chút, đẩy hộp dây thanh về phía dưới. Đồng thời cơ cổ thả lỏng, để hộp dây thanh có thể trượt đi mà không bị cản trở.  

Bài tập âm “I-A” nối liền, giúp bạn bật được cằm xuống phía dưới, dễ dàng tìm ra vị trí rung động ở ngực dành cho các nốt thấp.

KẾT LUẬN:

Vị trí âm thanh rất đa dạng và khác nhau ở mỗi cá nhân, bạn có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau, hoặc xen kẽ với nhau, để thể hiện được biểu cảm hiệu quả nhất cho bài hát. Phong cách âm nhạc khác nhau, bạn cần phải sử dụng vị trí âm thanh khác nhau.

Tìm ra được vị trí âm thanh ưa thích và hợp với mình cần phải trải qua thời gian luyện tập, thử nghiệm và suy nghĩ.

Chúc các bạn sẽ thử nghiệm và tìm ra vị trí thích hợp với mình nhé

Nhật Thanh

KHÓA HỌC HÁT HAY NHƯ THẦN TƯỢNG


XEM NGAY

KHÓA HỌC NHẠC ONLINE TƯƠNG TÁC TRỰC TIẾP


XEM NGAY

TƯ VẤN KHÓA HỌC

Bấm nút Tư Vấn Ngay để được tư vấn khóa học tại ADAM Muzic hoàn toàn miễn phí

Tư Vấn Ngay

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center