Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Nhạc kịch là gì?

Nhạc kịch là gì?

Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay nhạc kịch là gì nhé!

Nhạc kịch là gì?

Nhạc kịch là loại hình sân khấu trong đó kết hợp ca khúc, lời thoại, diễn xuất và nhảy múa. Nội
dung và biểu cảm của nhạc kịch (hỉ, nộ, ái, ố) được thể hiện thông qua câu chữ, âm nhạc, động
tác và các khía cạnh kỹ thuật sân khấu; tất cả hợp thành một thể thống nhất. Mặc dù không
tránh khỏi sự pha tạp với các loại hình sân khấu khác như opera và múa nhưng có thể phân
biệt được nhạc kịch do loại hình này thể hiện tính bình đẳng giữa âm nhạc với lời nói, động tác
và các yếu tố khác. (Nguồn Wikipedia)

Nguồn ảnh: Backstage

Lịch sử nhạc kịch

Các tiền đề của vở nhạc kịch có thể được bắt nguồn từ một số hình thức giải trí của thế kỷ 19
ở châu Âu bao gồm Hội trường âm nhạc, truyện tranh, Burlesque, Vaudeville, Chương trình
Variety, Pantomime và The Minstrel Show. Những trò giải trí ban đầu này pha trộn các truyền
thống của múa ba lê, nhào lộn và các câu chuyện, mối quan hệ kịch tính. (Nguồn dịch:
Britannica)

Đặc điểm của nhạc kịch

Đặc điểm nổi bật nhất của nhạc kịch chính là sự tập trung vào các đoạn hội thoại và nhảy múa
rất nhiều. Có 4 yếu tố tạo thành một vở nhạc kịch bao gồm: Các ca khúc, các hát đối thoại, diễn
kịch, nhảy múa.

Ngoài ra, đa phần nhạc kịch trình diễn bằng ngôn ngữ của khán giả, bao gồm hát, nhảy và
múa. Tuy nhiên với những ai có khả năng thực hiện được cả 3 vai trò này sẽ được gọi là “triple
threat”.

Bên cạnh đó, những người chuyên sáng tác nhạc kịch rất chú trọng đến nhu cầu hát và tính kể
chuyện của mỗi vai diễn trong nhạc kịch, đặc biệt là lời thoại luôn được phổ

Nhạc kịch ở Việt Nam

Có thể nói thể loại Cải lương, Chèo, Xẩm, Quan họ, Chầu văn,… là một dạng “nhạc kịch” của
Việt Nam. Tuy vậy, trong các thể loại trên lại chưa đáp ứng đủ cũng như thể hiện rõ 4 yếu tố
trong nhạc kịch đã nêu trên.
Tuy nhiên đã có những khởi đầu rất tốt, tiêu biểu là vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam -“Cô
Sao” (kịch bản, âm nhạc: Đỗ Nhuận) được dàn dựng, công diễn lần đầu năm 1965. Cho đến
các vở kịch được sân khấu IDECAF dàn dựng, vở “Tiên Nga”, cũng như vở “Lộ hàng” được
đầu tư theo đúng hướng thuần Việt do NSƯT Thành Lộc dàn dựng và đang ngày càng được
công chúng đón nhận

Một vở kịch được diễn tại nhà hát cải lương Trần Hữu Trang

Khoảng trống hiện nay cần được lấp đầy để nhạc kịch thuần Việt phát triển chính là lực lượng
biểu diễn, đạo diễn, sáng tác, nhạc công. Bên cạnh đó, phần kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng,
trang phục, cảnh trí hỗ trợ nhạc kịch vẫn cần phải được đầu tư. Nguồn kinh phí cho những
phần việc này không hề nhỏ, do vậy cũng là một rào cản khiến các nhà sản xuất, các đơn vị xã
hội hóa còn ngại “đụng” đến nhạc kịch.

Dù vậy, những tín hiệu vui vừa qua là sự khởi sắc của nhạc kịch Việt, cho thấy khán giả đã bắt
đầu đón nhận một số dự án. Tính nghệ thuật cần nhất hiện nay chính là đáp ứng yếu tố giải trí,
sau đó tạo thói quen để khán giả chọn việc mua vé đến rạp xem nhạc kịch thuần Việt. (Nguồn
nld.com.vn)

Tác giả: Phúc Hưng

Quickom Call Center