Có thể nói nhạc sĩ Phạm Duy (1921 – 2013) là một trong những người tiên phong đưa chủ đề xã hội, sự
đau khổ, và những hình ảnh liêu trai vào ca khúc Việt Nam. Nếu như đa số các tác phẩm đương thời tập
trung chủ yếu ở mảng tình ca hoặc hùng ca, thì Phạm Duy chủ động mang đến những “luồng gió lạ” cho
âm nhạc của ông, chẳng hạn như đoạn tả thực về hồn ma của chàng ngư phủ xấu số trong “Khối Tình
Trương Chi”…
“Nâng niu một chén âm hồn
Mộng tình trăm năm nằm trong đáy ly hương”
Hay những hình ảnh tang thương không kém phần rùng rợn mà cuộc chiến đã mang lại cho người dân
khốn khổ, trong “Bà Mẹ Gio Linh”…
“Quân thù đã bắt được con, đem ra giữa chợ cắt đầu
(Mẹ) Nghẹn ngào không nói một câu, đem khăn gói đi lấy đầu
Đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chùa reo
[…]
Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay”
Nhưng người chiến sĩ mất đầu trong “Bà Mẹ Gio Linh” so ra vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với
những cái xác không đầu, không tên không tuổi, nằm chơ vơ lạnh lẽo giữa sa trường hay nơi rừng thiêng
nước độc trong ca khúc “Nợ Xương Máu”, bởi vì chí ít thì người mẹ Gio Linh vẫn còn có cơ hội đi lấy đầu
con mình về để mà an tang, còn những người chiến sĩ không đầu trong “Nợ Xương Máu”, đâu có ai biết
họ là ai, đâu có ai biết nhân thân của họ lưu lạc phương nào, và ai sẽ là người thay mặt tiễn đưa họ về
với đất mẹ, ai sẽ hương khói cho họ về sau?
Hãy cùng nghe lại “Nợ Xương Máu”…