Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Những thói quen gây hại đến giọng hát

Những thói quen gây hại đến giọng hát

Nếu bạn là người đang đi trên con đường ca hát, việc giữ cho bản thân có một giọng hát khỏe mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết. Tình trạng sức khỏe của giọng hát có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu suất các công việc của bạn. Vì vậy, hãy cùng điểm qua một số thói quen xấu có thể gây hại đến giọng hát của bạn và các cách đơn giản để bảo vệ giọng nhé.

1. Thói quen la hét, lớn tiếng có thể gây hại nghiêm trọng đến giọng hát

Đôi khi giọng nói, giọng hát phải chịu nhiều áp lực và có thể bị tổn thương bởi ngay thói quen hàng ngày của bạn. Ví dụ như:

  • Lớn tiếng mỗi khi nói chuyện
  • Hát càng lên cao càng tăng âm lượng
  • Hát, nói liên tục không có thời gian nghỉ ngơi
  • Gồng các cơ quá mức khi hát và nói
  • Tống hơi thở liên tục qua dây thanh
Thói quen la to, hét lớn ảnh hưởng xấu đến giọng nói, giọng hát

Vì vậy, hãy sử dụng giọng nói và hát thật nhẹ nhàng và tiết kiệm. Không nên la hét vô ý hoặc nói chuyện quá lâu hay quá to. Đồng thời, hạn chế hành động nói thầm, hơi thở sẽ trượt qua thanh quản là bạn nhanh khàn giọng và hình thành thói quen sử dụng giọng xấu.  Hạn chế cố sức hát những ca khúc nằm ngoài âm vực phù hợp với mình. Luyện tập từ tốn, không nên quá gấp gáp.

2. Ăn uống không hợp lý ảnh hưởng đến giọng hát

Bạn thường ăn những thức ăn cay nóng hoặc dầu mỡ, bơ, đậu phộng. Các chất này sẽ bám lên dây thanh làm dây thanh hoạt động kém hiệu quả, khiến giọng bạn bị khàn, rè khi hát.

Ngoài ra, các thực phẩm quá chua sẽ làm bạn tiết nước bọt liên tục, thực phẩm quá mặn sẽ làm bạn khô cổ, mau khát nước. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hoặc các thực phẩm quả chua hoặc mặn.

Hãy ăn đồ ăn thanh đạm và uống thật nhiều nước. Ăn thức ăn có dưỡng chất để bồi bổ sức mạnh thân thể và cả các cơ liên quan đến giọng hát.  Dưới đây là danh sách gợi ý các thực phẩm có lợi cho giọng hát:

  • Mật ong
  • Rau xanh
  • Nước
  • Giá đỗ
  • Trà gừng nóng, lượng gừng vừa phải
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Gợi ý một vài thực phẩm nên và không nên sử dụng TẠI ĐÂY.

3. Luyện tập không hợp lý

Tuy bạn có một niềm đam mê ca hát mãnh liệt nhưng việc luyện tập điều độ rất quan trọng. Không nên tập quá ít hoặc quá nhiều. Nếu bạn tập quá ít, bạn sẽ chậm hình thành thói quen sử dụng giọng lành mạnh. Ngược lại, nếu bạn tập quá nhiều, bạn có thể gây tổn thương thanh quản, làm trầy xước dây thanh. Khi thanh đới phải hoạt động quá tải có thể làm hỏng giọng hoặc là tắt tiếng.

Ngoài ra, luyện tập sai phương pháp và lặp đi lặp lại cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới giọng hát. Điều này thường xảy ra khi các bạn tự luyện tập mà không có sự trợ giúp của giáo viên hay các chuyên gia. Vì vậy, hãy tìm ngay cho mình một giáo viên hoặc chuyên gia tin cậy để giúp các bạn có kế hoạch bồi dưỡng và hình thành một giọng hát lành mạnh nhé.

Để khắc phục lỗi này, đầu tiên bạn hãy tìm ngay một giáo viên, trường học, chuyên gia phù hợp với bạn để có người cùng đồng hành trên con đường xây dựng một giọng hát hay nhé.  Tiếp theo hãy tìm hiểu kĩ ưu khuyết điểm trong giọng hát của mình và chọn những bài tập đúng, phù hợp với mình.

Luyện tập ít nhất 20 phút mỗi ngày và tối đa 1 tiếng – đối với các kĩ năng đòi hỏi thể lực hát, chẳng hạn như là ngân dài, nốt cao, hát vang,…

Xem thêm về hướng dẫn luyện thanh đúng cách:

4. Hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác

Chất kích thích gây hại đến toàn bộ cơ thể, bởi nó chưa các độc tố làm tê liệt phản ứng của não bộ và các cơ quan nội tạng. Bởi vậy muốn có một thân thể khỏe mạnh và một giọng hát chắc khỏe, các bạn không nên lạm dụng chất kích thích quá nhiều.

Đôi khi một vài ly bia có thể giúp chúng ta thư giãn sau giờ làm việc nhưng nếu bạn lạm dụng, nghiện, và sử dụng mỗi ngày, toàn bộ thể lực của bạn sẽ bị xuống cấp theo thời gian. Đặc biệt, thuốc lá gây hại cho phổi – chính là bình chứa khí và là động lực để tao nên rung động ở dây thanh. Bởi vậy muốn hát hay, phải bảo vệ hệ hô hấp thật tốt.

Bạn nên tập thể dục điều độ để có một hệ hô hấp khỏe mạnh, các cơ vùng bụng, cơ hô hấp săn chắc. Từ đó giọng hát cũng trở nên khỏe mạnh hơn, cơ thể linh hoạt, các động tác biểu diễn tự nhiên, mạnh mẽ.

Rượu bia làm ảnh hưởng đến giọn nói, giọng hát

5. Thức khuya ngủ không đủ giấc

Thức khuya sẽ làm cho bạn mất tỉnh táo, hiệu quả xử lý ca khúc và tình huống khi biểu diễn sẽ thuyên giảm rất nhiều. Ngoài ra giọng bạn sẽ bị khàn, lực đẩy hơi và lực bật của các cơ sẽ yếu. Gương mặt không tươi tắn và không thể biểu cảm đầy đủ các xúc cảm của ca khúc.

Ban đêm, dây thanh được nghỉ ngơi, lực đàn hồi của dây thanh sẽ tái tạo. Bởi vậy đối với một người thường dùng giọng nói, giọng hát, ngủ đủ giấc là cần thiết để có được hiệu quả trong công việc.

Thức khuya cũng gây hại đến giọng nói, giọng hát

6. Nằm máy lạnh, máy quạt cũng có thể gây hại đến giọng hát của bạn.

Máy lạnh và quạt máy sẽ làm khô dây thanh khi bạn đang ngủ. Khi đó, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có thêm cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp. Bởi vậy sau một giấc ngủ dài trong phòng có máy lạnh rất có thể chúng ta sẽ bị viêm họng, khô niêm mạc mũi, làm giảm hiệu quả giọng nói của bạn.  

Mình hi vọng những kiến thức trên sẽ cho các bạn biết phần nào những thói quen gây hại đến giọng hát. Hãy đón đọc bài tiếp theo để biết các biện pháp khắc phục vấn đề nhé.

Tìm hiểu về cách tự học hát hiệu quả TẠI ĐÂY.

Nhật Thanh.

Quickom Call Center