Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Thanh nhạc – Các vấn đề các bạn cần chuẩn bị và phụ huynh cần biết!

Tác dụng của việc học nhạc

Có thể thấy rằng hiện nay, học các môn năng khiếu nói chung và học nhạc nói riêng là vấn đề rất được quan tâm bởi các phụ huynh cũng như các bạn trẻ. Có rất nhiều điều đáng để cân nhắc khi quyết định học nhạc, có người lăn tăn về chi phí, có bạn lại do dự về thời gian cũng có người lại thắc mắc nhiều về trình độ giáo viên,… có tới 1000 câu hỏi như vậy đặt ra trong đầu của mỗi người. Vậy đâu là những chỉ tiêu đáng quan tâm nhất cho phụ huynh cũng như các bạn có mong muốn học nhạc để cân nhắc cho quyết định của mình? Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này để chúng ta có được cái nhìn thấu đáo hơn, hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ chọn được cho mình giải pháp tối ưu nhất khi ra quyết định về vấn đề này.

HỌC NHẠC TRONG BAO LÂU LÀ ĐỦ? 3 THÁNG ĐỦ KHÔNG, CÓ THỂ HÁT KARAOKE HAY HƠN ĐƯỢC KHÔNG???

Đây là một trong những thắc mắc mà rất … rất…rất nhiều bạn đặt ra. Câu trả lời là…tùy nhưng sẽ RẤT ÍT KHI ngắn và nhanh như mức 3 tháng.

Các bạn cứ hình dung, việc học hát giống hệt như việc các bạn tập nói lần thứ 2 trong đời, thật vậy, có nhiều bạn học viên đăng ký vào ADAM Muzic với một màu giọng “nặng trịch”, mất khoảng vang (resonance) và nghiệt ngã hơn là viêm họng trong thời gian dài mà lại không biết mình đang bị viêm, và cứ thế mà cố gắng “bào” cổ họng mình lúc nói/hát, vì thế đã đau mà cứ đau thêm… Do đó, các bạn này cần phải “tập nói” lại lần thứ 2 trong đời để phục hồi được phần nào việc viêm cũng như tạo được thói quen mới thuận lợi hơn trong việc hát.

Nhưng mặt khác, thói quen khó sửa, nên khi về với xã hội/gia đình thì vô ý quên mất đi, và khi đến lớp thì mới được nhắc nhở, và cái vòng lặp này cứ lặp đi lặp lại làm cản trở rất nhiều đối với việc học của các bạn. Chính việc này làm cho các bạn bị mất thời gian nhiều khi học hát.

Việc tập hát nó gần giống như khi các bạn tập tạ/gym, chỉ khác về nhóm cơ các bạn tập, trong hát chúng ta sẽ tập cho cơ hoành thật khỏe, cơ ở thanh đới được mềm mại, linh hoạt, các cơ ở cổ nhớ được vị trí khi ngân/run/luyến láy. Dễ liên tưởng, kỹ thuật quay đi quẩn lại thì chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng nếu các bạn tập thường xuyên, điều độ và ĐÚNG QUY CÁCH, xem việc luyện tập này là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, thì thời gian tiến bộ của các bạn sẽ rất … rất nhanh, giống như bạn sẽ có một body chuẩn “soái ca” khi tập gym thường xuyên vậy :), còn ngược lại thì sẽ lâu tiến bộ hơn.

Việc học hát cần thời gian dài để chúng ta có thể cảm nhận về các kỹ thuật (hơi, vị trí thanh quản, cảm xúc, tư duy,…) chứ không thể học là thấy liền được, cũng không phải là học thuộc lòng như lý thuyết, mà nó phụ thuộc vào chính bạn nhiều hơn. Người thầy sẽ giúp cho các bạn biết đâu là đúng đâu là chưa đúng, nhưng bên cạnh đó chính các bạn sẽ là người tự thay đổi mình, và thời gian để các bạn có thể “thích nghi”, cảm nhận được cái mới tỷ lệ thuận với thời gian bạn tìm hiểu và tự luyện tập.

  HỌC NHẠC ĐỂ THI GAMESHOW, ĐỂ HÁT HAY, ĐỂ NỔI TIẾNG???

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Tại sao người ta lại đưa môn “Hát nhạc” vào chương trình tiểu học không nhỉ? Dù biết là môn đó không giúp chúng ta làm ca sĩ được cũng không giúp chúng ta hát hay được?

Mục đích của việc học âm nhạc để phát triển nhiều vấn đề hơn là chỉ đối với việc “hát hay”. Nhiều cuộc thử nghiệm đã được tổ chức và tìm ra nhiều hơn những lợi ích từ việc học nhạc cho cả người lớn và trẻ em, chúng ta cùng xem nhé.

1.Tăng cường khả năng trí não.

Có rất nhiều cuộc khảo sát cho thấy sự tương quan về thành tích học tập tốt hơn với sự tiếp xúc với âm nhạc của các bé, bởi vì âm nhạc giúp kích thích hoạt động nhiều hơn đối với phần não đảm nhận việc đọc, tính toán cũng như sự phát triển cảm xúc của trẻ nhỏ.

Đặc biệt theo một số khảo sát của các chuyên gia, việc chơi nhạc cụ sẽ giúp cho não phát triển trí thông minh tốt hơn nhiều so với những người chỉ nghe nhạc đơn thuần, và hiệu ứng này được đặt tên là “Hiệu ứng Mozart”

Bên cạnh đó, âm nhạc còn giúp bạn có trí nhớ tốt hơn đặc biệt khi bạn tiếp xúc với âm nhạc lúc còn ở tuổi nhỏ, việc tiếp xúc này có thể chỉ là nghe nhạc hoặc nghe lời ru của mẹ,… với một tâm trọng thoải mái, việc này sẽ giúp cho não bộ được kích thích và phát triển nhiều hơn đối với các bạn khác.

2.Kỹ năng xã hội.

Rõ ràng, một bạn có khiếu chơi piano, guitar hoặc hát tốt thì sẽ dễ kết bạn hơn cũng như tạo được sự thoải mái hơn khi tiêp xúc phải không nào? Đây là lý do vì sao rất nhiều công ty/ngân hàng nước ngoài khi tuyển dụng sẽ đánh dấu cho bạn một điểm cộng khi bạn có nhiều tài lẻ về âm nhạc so với các ứng viên khác khi xin việc.

Đối với trẻ nhỏ, khi các bé được bố mẹ tạo điều kiện tham gia vào một nhóm nhạc hoặc một dàn nhạc sẽ được học các kỹ năng trong cuộc sống sớm và nhanh hơn các bé khác, sự tự tin cũng như hoạt bát hơn trong việc làm quen, kết bạn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, tính kỷ luật và cảm nhận được sự chia sẻ khi đạt được thành quả cả đội… Chính điều này sẽ giúp bé tập được tính kiên nhẫn khi bớt cái “tôi” của mình xuống và đặt lợi ích của cả nhóm lên trên hết, sẽ giảm thiểu tình trạng nhõng nhẽo, quấy phá như khi chúng ta chiều chuộng bé quá đà. Và điều này cũng cực kỳ chính xác đối với người lớn hoặc thanh thiếu niên.

3.Giảm thiểu stress, tự kỷ.

Chắc hẳn có rất nhiều bạn khi buồn thì nghe nhạc, khi vui cũng nghe nhạc, khi giận cũng nghe nhạc, … Vì sao? Vì âm nhạc giúp bạn có thể nói ra những thứ mà bạn không thể nói được, từ đó làm giảm bớt sự lo âu thay vì một số người lại bị dính vào nghiện ngập, ăn vì buồn (bạn gái thường bị) dẫn đến béo phì, lướt web hoặc xem TV và cứ vậy “giúp” bạn càng ngày càng “chán đời” hơn.

4.Tăng cảm xúc.

Những người tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc sẽ có xu hướng cảm xúc phong phú hơn so với chỉ bằng cách sử dụng lời nói. Đối với trẻ em, âm nhạc sẽ giúp bé cảm nhận và phát triển nhiều sắc thái khác nhau về cảm xúc trong cuộc sống mà ngôn ngữ không diễn tả hết được.

5. Tập tính kỷ luật với bản thân.

Các bạn có thấy nhiều ca sĩ, nhạc sĩ có thể làm tốt cả học vấn, nghề nghiệp và cả về đam mê, nghệ thuật không nào, và họ thường là những người rất giỏi và có được một vị trí cao trong xã hội, đây là điều mà ít người làm được.

Để phát triển được âm nhạc cũng như đam mê, ngoài công việc học hành, kiếm tiền bạn còn phải dành thời gian cho đam mê và âm nhạc. Để làm được việc này bạn phải thật sự KỶ LUẬT thật cứng với bản thân.

Đối với trẻ em, để tập được tính kỷ luật này thì vấn đề mấu chốt là tập cho bé có sự tiếp xúc với nhạc cụ và âm nhạc, từ đó tạo sự tò mò và thích thú từ chính con người bé, và việc của bố mẹ là làm sao cùng với bé duy trì được sự kết nối của mình với âm nhạc từ lúc đó trở đi.

6.Kích thích sự sáng tạo.

Sự sáng tạo này không những chỉ về trí não, mà nó còn giúp cho chúng ta có được một tâm hồn bay bổng hơn giúp cho trí tưởng tượng của chúng ta phong phú hơn. Bởi vì khi chúng ta tiếp xúc với âm nhạc nhiều thì bạn đang kích thích sự hoạt động nhiều về não phải, phần não này sẽ đảm nhận việc tưởng tượng, sáng tạo, mơ mộng, màu sắc, âm điệu, di chuyển và cảm xúc. Do đó, những người thiêu về não phải sẽ có sự sáng tạo tốt hơn và phong phú hơn.

Tóm lại: Việc học nhạc mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích ngoài mục đích thi thố, nổi tiếng, tiền bạc, đó hoàn toàn là mục đích tốt nhưng nếu chỉ vì nó mà để học nhạc thì hoàn toàn là không nên vì lúc này bạn đang vô tình mất đi sự vô tư khi đến với âm nhạc và mang trên mình 1 gánh nặng không đáng có.

Đối với phụ huynh: nên tạo cho bé có được sự yêu thích thật sự từ bé, tránh trường hợp ép bé học nhạc sẽ làm cho bé sợ học và vô tình gây ra tác dụng ngược lại.

BẠN HÁT HẾT MÌNH NHƯNG VẪN BỊ KÊU…DỞ???

Tưởng tượng xem, chuẩn bị Transformer ra mắt phần mới với Trailer cực cực cực đã, bạn ngóng từng ngày để dắt bạn gái đi xem. Gần 2 tiếng đồng hồ trong rạp, không lúc nào bạn ngồi yên, đầy phần khích nhưng nhìn bạn gái sát bên…Ôiiii! Ngủ, ngáp, ngáy các kiểu… Bạn trách bạn gái không tôn trọng bạn??? Một mực bạn thấy phim này cực hay, nhưng bạn gái bạn thì vẫn chán vì chỉ thích…soái ca và không ai nhường ai…

Đây là vấn đề trong nghệ thuật mà ở bất cứ đâu bạn cũng sẽ gặp, bạn không thể định nghĩa được “hay” và “dở” ở mức tuyệt đối. Thật sự, mỗi thời gian mỗi không gian, địa điểm, phong tục tập quán,… khác nhau thì sẽ có sự đánh giá “hay” và” dở” khác nhau. Dễ thấy nhất, nhiều người thích dòng nhạc chính thống lại nói nhạc trẻ hiện giờ vô hồn, thị trường, và ngược lại nhiều người trẻ thì lại không thích nhạc tiền chiến vì nó quá cứng nhắc… Vậy ai đúng ai sai???

Câu trả lời là: Ai cũng đúng cả. Như đã nói ở trên, mỗi dòng nhạc, mỗi sản phẩm, mỗi cách hát sẽ đúng và hay đối với một thị hiếu khán giả riêng trong một thời gian nhất định, và việc hay dở chỉ mang tính TƯƠNG ĐỐI và TẠM THỜI và MANG TÍNH CÁ NHÂN, cái quan trọng của bạn học nhạc là cần LIÊN TỤC CẬP NHẬT với xu hướng để chúng ta mở mang và không bị lỗi thời so với thời đại. Do đó, đừng nên quá căng thẳng và suy sụp khi bị chê dở hoặc…dở tệ, chỉ là bạn đang thiếu gì đó hoặc bạn và người đó không hợp nhau thôi !

Mặt khác, gánh nặng “hay” và “dở” này cũng đè nặng lên vai của người giáo viên nói chung và giáo viên âm nhạc nói riêng, bởi vì nó đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, liên tục cập nhật thật sâu vấn đề, vượt qua nhiều rào cản (ngôn ngữ, thời gian, tài chính) để có thể nắm được và tìm ra phương pháp tốt nhất, dễ hiểu nhất cho học trò mình để giúp các bạn chỉ ra được những cái còn thiếu cần bù đắp.

Vì thế, thay vì đánh giá “hay” hoặc “dở” chung chung, thì những người thầy/có chuyên môn nên ĐỘNG VIÊN và GIẢI THÍCH chỉ ra được cái mà người hát còn thiếu và tận tình hướng dẫn họ cách khắc phục, xét cho cùng đó cũng chỉ là quan điểm cá nhân và không thể dùng quan điểm cá nhân để áp đặt lên người khác được, vì không ai hoàn hảo cả.

Trên đây là một vài chia sẻ từ ADAM Muzic về vấn đề mà rất nhiều bạn thắc mắc khi muốn học âm nhạc. Hy vọng, sau bài viết này các bạn sẽ phần nào nhìn thấy được con đường học nhạc nó “dễ dàng” tới mức nào, và rút ra cho mình môt sự suy xét đúng đắn nhé.

Writer: Trường Lê

Pusblished by: ADAM Muzic

Reference:

  1. http://www.sheknows.com/parenting/articles/814331/10-reasons-why-your-child-should-play-a-musical-instrument-1
  2. http://time.com/3634995/study-kids-engaged-music-class-for-benefits-northwestern/
  3. http://ucmas.ca/our-programs/whole-brain-development/left-brain-vs-right-brain/

Hình ảnh: Google

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center