Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Thanh Nhạc là gì? – Học Thanh Nhạc ra sao?

3 học viên ADAM Muzic Academy biểu diễn trong chương trình ca nhạc

Nội dung bài viết

Trong thời gian gần đây, nhiều game show, chương trình truyền hình liên quan đến âm nhạc bùng nổ. Người người muốn hát và muốn làm ca sĩ, và điều đầu tiên là tu luyện Thanh Nhạc. Vậy chính xác thì Thanh Nhạc là gì? Để giải đáp các thắc mắc này, hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn về Thanh Nhạc nhé.

Thanh Nhạc là gì?

Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ và âm nhạc. Được trình diễn bởi một hoặc nhiều người hát (có thể là ca sĩ hoặc không), hát cùng với nhạc đệm hoặc hát “chay” không nhạc đệm. Những phần hát không có nhạc đệm được gọi là “a cappella”. Thanh nhạc sử dụng nhiều từ để hát trên nền nhạc được gọi là “lyrics” – lời nhạc. Những đoạn âm thanh bằng giọng hát và lời nhạc như trên thường được gọi một cách phổ biến là “Ca khúc”. Đôi khi một số lời nhạc còn sử dụng cả các âm có nghĩa tượng hình – “onomatopoeia” ví dụ: tiếng mèo kêu “meow”, tiếng đồng hồ tick tock, tiếng gầm rú “roar”…

Thanh nhạc là môn nghệ thuật âm thanh ra đời lâu nhất, trước cả khi con người chế tạo ra các nhạc cụ đầu tiên bằng xương thú cách đây hơn ba chục nghìn năm.

Thanh nhạc xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới chứ không phải ở châu Âu như một số bạn vẫn nghĩ. Châu Âu có nhiều đóng góp trong việc hình thành hệ thống kiến thức, kĩ thuật âm nhạc nói chung và thanh nhạc nói riêng.

Thanh nhạc ra đời và phát triển dựa trên ngôn ngữ từng dân tộc. Ví dụ bạn là người Việt sẽ có xu hướng hát tiếng Việt, người Anh sẽ hát tiếng Anh, trừ một số bạn có sở thích kì dị giống tui, thích hát tiếng Thái @@.

Thanh nhạc ngày nay đã được đánh giá cao hơn và dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của phần lớn chúng ta.

Nhiều người cho rằng giọng hát không phải là nhạc cụ, nhưng thực tế nó cũng như 1 nhạc cụ, “1 nhạc khí sống” vì cũng có các cấu tạo về nguồn âm thanh, hơi, khoảng vang cộng hưởng…Để kiểm soát tốt giọng hát của mình bạn cũng phải dành chừng chục năm để tập luyện.

Người ta phân biệt Thanh nhạc với Khí nhạc (ý nói đến các loại nhạc viết riêng cho nhạc cụ biểu diễn).

Tất cả mọi người đều từng hát ít nhất vài trăm lần trong đời. Khi lên 3 hát mấy bài thiếu nhi, đến trường thì hát quốc ca (cái này là nhiều nhất)….

Thanh nhạc có thể hát một mình hoặc hát….1 “nhóm”

Hát một mình thì gọi là Đơn casolo

Hát 2 mình thì gọi là Song ca Duet

Hát 3 mình thì gọi là Tam caTrio

Hát 4 người 4 phương trời thì gọi là Tứ caQuartet” hay “Four voices

Hát 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng thì gọi là Ngũ caQuintet” hay “Five voices

Hát nguyên một dàn chục người thì gọi là Hợp ca, Hợp xướng, Đồng ca Choir

Về cơ bản môn Thanh nhạc có thể tự tập luyện bằng cách bắt chước các âm thanh, giọng ca của các ca sĩ với giọng ca tinh tế, đầy kĩ thuật. Tuy nhiên, để có được kiến thức và sự am hiểu về giọng hát, khả năng kiểm soát, điều khiển tốt nhất, bạn cần phải đi học và được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn.

Thanh nhạc có nhiều trường phái khác nhau

Thanh nhạc bắt nguồn từ dân gian, dân tộc: Các ca khúc dân ca, bài hát lao động ở mọi nơi trên thế giới.

Thanh nhạc bắt nguồn từ tôn giáo: Chủ yếu là từ các nhà thờ đạo Thiên Chúa, Tin Lành. Sau đó hình thành các dòng nhạc Hymn, Gospel…

Thanh nhạc bắt nguồn từ Hoàng cung, vua chúa, quí tộc: Nhạc cung đình, cung điện, Opera

Thanh nhạc theo xu hướng hiện đại: Pop, Rock, Hip hop, R&B, EDM…

 

Thanh nhạc từ các nền văn hóa khác nhau cũng có những đặc trưng riêng:

Thanh nhạc cổ điển Ấn Độ: Giọng ca luôn là chủ đạo, các nhạc công chơi nhạc cụ thường mô phỏng lại giọng hát của ca sĩ để tạo ra cảm xúc gần giống nhất.

Thanh nhạc Mông Cổ: Đặc trưng của kĩ thuật hát Throat singing – Đồng song thanh (2 âm cùng một lúc)

Thanh nhạc Puirt à beul: Tiếng Anh là “tunes from a mouth” tạm dịch là “Cao độ từ miệng”. Là một kĩ thuật hát vui tai bắt nguồn từ xứ Scotland, Ireland.

Học Thanh nhạc là học những gì?

Khi học Thanh nhạc, bạn sẽ tìm hiểu lần lượt các vấn đề sau:

  • Tư thế đứng – Posture
  • Hơi thở – Breath
  • Vị trí giọng hát – Vocal placement
  • Các khu vực âm thanh của giọng hát – Vocal register
  • Các loại giọng hát – Voice types
  • Cấu tạo bên trong thanh quản – Larynx anatomy
  • Cấu tạo và cách điều khiển cơ hoành – Diaphragm anatomy
  • Nhịp phách – Rhythm
  • Cao độ – Pitch
  • Lực hát – Dynamic
  • Sắc thái – Nuance
  • Kĩ thuật hát – Techniques
  • Các phong cách hát theo thể loại phù hợp – Singing in the right styles/genres
  • Cảm xúc – Feeling
  • Ngẫu hứng – Improvisation
https://adammuzic.vn/9-buoc-phat-trien-nganh-thanh-nhac/
9 bước phát triển thanh nhạc - Một nội dung được giảng dạy tại giáo trình tại ADAM Muzic

Học Thanh nhạc để làm gì?

Quan điểm sai lầm nhất là ai muốn làm ca sĩ mới phải đi học thanh nhạc.

  • Có hơi thở tốt hơn
  • Lực hát/nói mạnh mẽ hơn
  • Tự tin giao tiếp, đứng trước mọi người
  • Giúp bạn có sự cảm nhận tinh tế hơn về âm thanh, âm nhạc
  • Cảm xúc và sự biểu đạt tốt hơn.

Thật ra thanh nhạc là một môn nghệ thuật, nếu bạn yêu thích, đam mê thì cứ học.

Học thanh nhạc ngoài việc giúp bạn hát hay hơn, nó còn giúp bạn:

Không có năng khiếu sẽ không học thanh nhạc được?

Câu này sai. Dù bạn tin hay không, năng khiếu là do được đào tạo từ nhỏ, chỉ một phần rất ít là do di truyền.

 

Hãy làm một ví dụ:

Bạn sinh ra bị ném vào rừng, sống với bầy sói, khi lớn lên bạn có thể hát hay được không?

Còn nếu bạn ngay khi còn trong bụng mẹ, mẹ nghe nhạc, khiêu vũ, nhún nhảy theo đúng nhịp, khi sinh ra mẹ dạy hát, ba dạy trống, bạn có thể nào không hát đúng cao độ?

Câu trả lời của mình cũng rất đơn giản:

Nếu bạn không bị điếc (nghĩa là 2 lỗ tai bình thường :D), nghe được âm thanh bên ngoài nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tự tin học nhạc vì bạn nghe được chính xác những gì người khác được nghe.

Học viên được tập và khắc phục sớm các khuyết điểm sẽ cải thiện và phát triển được khả năng âm nhạc

Nếu bạn không bị tật về miệng, lưỡi (sức môi, mất lưỡi chẳng hạn): Bạn hoàn toàn yên tâm đi học hát vì bạn có thể phát ra chính xác âm thanh người khác phát ra.

 

Hy vọng với những kiến thức trên, ADAM Muzic đã giúp bạn hiểu rõ hơn đôi chút về Thanh Nhạc, nếu bạn có đam mê, hãy cứ học, đầu tư vào bản thân bạn không bao giờ là lỗ cả :D.

Chúc bạn thành công.

 

Biên soạn: GV Đoàn Nhược Quý – ADAM Muzic Academy

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center