Tìm kiếm
Close this search box.
Logo adam Muzic
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

The Voice, Vietnam Idol,… có phải là con đường duy nhất để thành Ca Sĩ?

Trong thời đại mà truyền thông, mạng xã hội phát triển. Nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao dẫn đến rất nhiều các show truyền hình thực tế được quan tâm. Đi đầu trong số đó là các cuộc thi âm nhạc, nơi tìm kiếm các tài năng âm nhạc mới. 

Không thể phủ nhận sự thành công của các show truyền hình này khi mà lượng rating và lượng view từ khán giả luôn đứng ở top đầu. Ngoài ra các chương trình còn tìm ra những gương mặt mới cho nền âm nhạc quốc gia. Tuy nhiên với số lượng ngày càng nhiều chương trình và viễn tưởng thành công, đạt được ước mơ từ con số “0”. Đã phần nào làm cho khán giả cảm thấy đây là con đường nhanh nhất, và duy nhất để chạm tới thành công, sống cùng đam mê,….

Nhưng có thật là như vậy và nếu không đi trên con đường này thì có con đường nào khác để đến với ước mơ, đam mê trở thành Ca Sỹ,… Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

 

Hình ảnh về top thảo luận trên mạng xã hội của các Show Truyền Hình Thực Tế (Source: YouNet Media 2017)

Mặt trái của Các Show Truyền Hình

Như đã đề cập ở trên, các show truyền hình thực tế mang lại lợi ích rất nhiều cho các bên. Đầu tiên là ở phía nhà đài đó là tiền quảng cáo. Phía ban tổ chức thì được phần bản quyền, tiền tài trợ chương trình,…. Người tham gia thì có cơ hội thử sức, chạm tới ước mơ. Khán giả thì có thêm chương trình để giải trí, bàn luận,…

Và vì có quá nhiều lợi ích từ các bên nên chắc chắn sẽ có sự tác động để đảm bảo tất cả các bên liên quan có được lợi ích lớn nhất. Nhất là về lượng view lẫn lượng tiền tài trợ. Hơn nữa đã là chương trình truyền hình thì chắc chắn phải có kịch bản để có thể đảm bảo chương trình diễn ra thành công nhất có thể. Và đâu ai có thể cam đoan phần kịch bản này cũng được vạch sẵn cho ai là người chiến thắng?

1. Đam mê không phải là tất cả

Từ khóa đam mê, theo đuổi đam mê là một trong những từ mà được các thí sinh tham gia cuộc thi sử dụng nhiều nhất khi phỏng vấn. Các câu chuyện được chia sẻ từ thí sinh như bỏ công việc văn phòng nhàm chán để theo đuổi đam mê hay từ bỏ tất cả để theo âm nhạc là rất nhiều. Đương nhiên đây là câu chuyện được khai thác bên lề để tăng tính hấp dẫn của chương trình. Nhưng vì nó quá nhiều nên làm cho khán giả cảm thấy chỉ cần có đam mê, dám hành động theo đuổi, vượt qua chính mình là có thể thành công. Nhưng tiếc là cuộc đời lại không màu hồng như những gì chúng ta xem trên màn hình.

Khi bạn có đam mê mà chưa có khả năng, thì bạn lại trở thành gương mặt để các chương trình “câu view”

2. Trình độ, khả năng,… cũng không phải là tất cả

Yếu tố về trình độ khả năng ít nhất cũng có thể giúp bạn lọt vào vòng ghi hình, lên sóng trên truyền hình. Nhưng đó cũng không phải là tất cả để bạn có thể chiến thắng cuộc thi truyền hình thực tế. Có quá nhiều yếu tố xung quanh có thể làm ảnh hưởng đến việc bạn có thể đi tiếp hay không ngoài trình độ. Bạn có câu chuyện về bản thân có thể lay động khán giả không? Bạn có đủ “hot” để được khán giả quan tâm?

Hay bạn có điểm gì đặc biệt để chương trình khai thác làm tư liệu truyền thông? Đừng quên trong các cuộc thi luôn có phần bình chọn của khán giả. Bạn có kiểm soát được nó không? Thậm chí khán giả cũng không biết được mình bầu chọn có được ban tổ chức đưa ra kết quả chính xác hay không. Vì dù sao thì, người đưa ra kết quả không phải là khán giả mà là MC, những người làm chương trình.

3. Lượng view và sự quan tâm của khán giả mới là tất cả

 
Sự phát triển chóng mặt về số lượng các show truyền hình thực tế làm sự cạnh tranh thị phần người xem ngày càng khốc liệt. Mà để đánh giá một chương trình thành công đó là gì? Chắc chắn đó là sự quan tâm, bàn luận của khán giả và lượng view trên mạng xã hội, trên truyền hình. Có lượng view mới có thể có quảng cáo. Có sự bàn luận mới có thêm các chủ đề mà chương trình khai thác. 

Cũng không thể trách những người làm chương trình vì để đánh giá sự phát triển của 1 show truyền hình, hay để cạnh tranh, nuôi sống đứa con của mình. Họ bắt buộc phải làm vậy. Vì họ không làm thì các show truyền hình khác cũng làm. Các khán giả thì lại ưa thích những tình tiết kịch tính, hấp dẫn và thế là càng ngày càng có thêm các scandal xảy ra trong các chương trình truyền hình thực tế.

Đó là những điều mà bạn nên quan tâm nếu bạn quyết định tham gia các show truyền hình thực tế. Việc chọn nó là con đường duy nhất để thành công với âm nhạc là điều rất khó khăn. Vì bản thân bạn không phải là người quyết định bạn có thành công hay không. Mà đó lại là khán giả, ban tổ chức, giám khảo, người làm chương trình,….

4. Chương trình truyền hình không giúp bạn đổi đời

                                           Hình ảnh thí sinh The Voice tham gia vòng casting (Ảnh: Saostar.vn)

Hàng vạn thí sinh tham gia chương trình 1 năm và chỉ có 1 người trở thành quán quân. Đây là một cuộc thi mà tỉ lệ bạn trở thành người chiến thắng là quá ít. Trong khi ai cũng nghĩ mình có thể “đổi đời” thông qua cuộc thi. Đương nhiên là ta có thể thấy sự hào nhoáng trên truyền hình khi dành ngôi vị cao nhất. Và đương nhiên chẳng mấy ai còn nhớ những người chỉ đứng phía sau. Nếu bạn quyết định vẫn sẽ tham gia, bạn nên vẽ cho mình một mục tiêu và lộ trình sau khi bạn ra khỏi cuộc thi. Bạn sẽ làm gì tiếp nếu không thành công? Bạn còn con đường nào khác để tiếp tục phát triển trên con đường âm nhạc của mình?

Bài viết phần sau sẽ phân tích một vài con đường khác để bạn có thể tiến bước dần dần và vững chắc hơn trên con đường âm nhạc. Còn với các chương trình âm nhạc, hãy vẫn cứ tham gia để cọ xát, lấy thêm kinh nghiệm hay tạo 1 tý fame (sự nổi tiếng) cho bản thân. Nhưng hãy đừng coi nó là vạch đích. Nó chỉ là 1 phần, 1 bước đệm của các bạn trên con đường đi với âm nhạc của mình thôi.

Tài liệu tham khảo:

1. Younet Media, Top 10 show truyền hình thực tế nổi bật nhất Social Media 6 tháng đầu năm 2017, http://www.younetmedia.com/insights/top-10-show-truyen-hinh-thuc-te-noi-bat-nhat-social-media-sau-thang-dau-nam-2017.html

2. Saostar, https://saostar.vn/giai-tri/noi-khong-phai-khoe-den-mua-6-roi-dac-san-giong-hat-viet-van-la-bien-nguoi-tai-vong-casting-4450171.html

3. Viva Network

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi

      Bài viết liên quan:

      Quickom Call Center