Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tư duy âm nhạc tốt và cách rèn luyện

Tư duy âm nhạc tốt và cách rèn luyện

Ca sĩ ngày nay cần rất nhiều yếu tố để thành công, có thể kể đến như: âm sắc đẹp; kỹ thuật thanh nhạc tốt; cá tính đặc biệt; hay phong cách trình diễn ấn tượng… Nhưng quan trọng nhất vẫn là một tư duy âm nhạc tốt, hiện đại. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu xem “Tư duy âm nhạc tốt” là gì và cách để rèn luyện nó.

“Tư duy âm nhạc tốt” là gì?

Tư duy âm nhạc tốt là cách ca sĩ xử lý một ca khúc sao cho hiện đại, phù hợp. Không chỉ là biến tấu các đoạn luyến láy, câu phiêu. Nó còn là cách nhấn nhá, ngắt nghỉ, phát âm, nhã chữ… Có thể điểm danh một số ca sĩ với tư duy âm nhạc tốt, hiện đại ở Việt Nam như: Trúc Nhân, Trọng Hiếu, Vũ Cát Tường, Hoàng Thùy Linh… Tư duy âm nhạc còn được thể hiện ở khả năng cảm nhạc, sự ngẫu hứng của ca sĩ. Ví dụ như cách xử lý của Trúc Nhân. Sở hữu Agility tốt (độ linh hoạt của giọng hát), Trúc Nhân thường xuyên chạy note, gằn giọng và “bắn” whistle để tạo dấu ấn riêng, phô diễn kỹ thuật một cách tinh tế.

Hiểu thêm về tư duy âm nhạc và các phong cách trong âm nhạc:

https://adammuzic.vn/chuyen-muc/phong-cach-am-nhac/

https://mightymath.edu.vn/tu-duy-am-nhac/

Khó hay không việc trang bị một tư duy âm nhạc tốt?

Mỗi dòng nhạc đều đòi hỏi ở ca sĩ các kĩ thuật, cách xử lý và phong cách phù hợp. Ví dụ, người hát rock cần một chút bụi bặm, xử lý dứt khoát, có thể gằn giọng hay scream; với funky thì cần hiện đại, giọng hát linh hoạt, hình thể cũng phải được giải phóng tốt… Nếu bạn cần vài tháng để cải thiện phần nào kỹ năng thanh nhạc hay phong cách trình diễn. Thì thay đổi tư duy âm nhạc mất thời gian hơn rất nhiều.

Nói như vậy vì mình cảm thấy tư duy âm nhạc như là thứ đôi chút thuộc về bản năng, và là sự kết hợp giữa tất cả các yếu tố kể trên. Khi chọn cho mình con đường này, có lẽ bạn đã phù hợp hơn với một loại tư duy và dòng nhạc nào đó rồi. Nhưng không phải là không thể thay đổi hay cải thiện, việc này đòi hỏi nhiều sự kiên trì hơn, “lý trí” hơn trong lúc tập luyện cũng như khi trình diễn.

Học cách xử lý bài hát

Nguồn: Phunuonline

Hãy bắt đầu rèn luyện tư duy âm nhạc bằng việc học cách xử lý một bài hát. Đầu tiên là thuộc lời, hiểu và cảm nhận được nội dung bài hát. Theo mình, không có cách nào để thể hiện tốt một ca khúc khi bạn vừa hát vừa nhìn lời cả. Điều này chứng tỏ bạn không hiểu hết nội dung mà ca khúc muốn truyền tải. Hoặc nếu có hiểu thì bạn cũng chưa cảm nhận được nó.

Chúng ta thử lấy ví dụ với ca khúc Yêu xa của ca nhạc sĩ Vũ Cát Tường. Thuộc thể loại Pop-Ballad, “Yêu xa” như lời tự sự của chàng trai về nỗi lòng của mình với người con gái của anh ấy. Cả hai đã có khoảng thời gian tốt đẹp và những khoảnh khắc thật yên bình. Thế nhưng khi phải “Yêu xa” thì họ lại không thể chiến thắng nổi khoảng cách. Chàng trai vẫn trân quý cô gái và hy vọng một ngày nào đó, họ lại có thể bắt đầu. Để thể hiện tốt ca khúc, bạn cần hát một cách nhẹ nhàng nhưng có phần day dứt, nuối tiếc; và một thái độ chấp nhận, cảm ơn, hy vọng ở đoạn cuối. Một quãng giọng đủ rộng và kỹ thuật legato là đặc biệt cần thiết trong ca khúc này.

Hay cách xử lý một ca khúc khác:

Rèn luyện tư duy âm nhạc bằng việc “nghe có phân tích”

Chúng ta thường nghe nhạc một cách giải trí và đánh giá bằng cảm nhận. Hãy bắt đầu “nghe có phân tích” từ bây giờ. Vậy “nghe có phân tích” là gì? Là dừng việc nghe với tư cách khán giả, hãy nghe với tư cách một ca sĩ, một người làm nhạc. Vẫn biết cảm xúc mới là thứ chạm tới khán giả và đưa bài hát đến thành công. Nhưng cảm xúc không tự nhiên đến với khán giả. Nó phụ thuộc vào cách truyền đạt của người ca sĩ thể hiện bài hát đó.

Lấy ví dụ rõ nét với một sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh, ca khúc Ngày chưa giông bão. Chỉ một bài hát, nhưng Bùi Lan Hương và Tùng Dương lại tạo nên hai gam màu hoàn toàn tương phản. Trong khi Tùng Dương chọn phong cách máu lửa, xử lý thiên hướng Pop-Rock. Bùi Lan Hương lại khiến ca khúc trở thành một bản Dream-Pop đầy ma mị. Thế nhưng cả hai đều đã chinh phục được khán giả. Để thành công như vậy, họ phải hiểu rất rõ bài hát và đưa vào các cách xử lý và kỹ thuật phù hợp.

Một lưu ý là bạn cần nghe nhiều thể loại hơn để làm giàu cách xử lý và tư duy âm nhạc. Và để có thể tạo ra một bản cover “đình đám” như cách mà Tùng Dương đã làm.

Xem bài viết:

https://kenh14.vn/netizen-om-tim-khi-nghe-tung-duong-va-bui-lan-huong-di-qua-thung-lung-chi-ra-1-khuyet-diem-da-duoc-nam-ca-si-khac-phuc-2021082923595258.chn

Kết

Tư duy âm nhạc tốt giúp người ca sĩ thể hiện được nhiều ca khúc thuộc nhiều thể loại khác nhau nhờ cách biến tấu cho phù hợp với bản thân. Ngoài ra, nó còn có thể bù lấp các khuyết điểm về âm sắc hay âm vực. Tư duy âm nhạc tốt cũng giúp ca sĩ có khả năng nhận biết các thế mạnh, điểm yếu trong giọng hát của mình để phát triển, cải thiện. Và gần như là yếu tố quyết định đến sự thành công, độ phủ sóng của các ca sĩ hiện đại.

Quickom Call Center